Kế “ve sầu thoát xác” thường áp dụng trong tình huống bí bách, khẩn cấp hoặc khi muốn chuyển hướng kinh doanh, chuyển hướng đầu tư. Thế giới đã từng ghi nhận những trường hợp lột xác ngoạn mục ví dụ: hãng máy bay Boeing đã bí mật chuyển hướng từ sản suất máy bay quân sự sang máy bay dân dụng trước sự ngỡ ngàng của các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh toàn bộ ngành hàng không trước bờ vực phá sản sau khi quân đội Mỹ tuyên bố dừng toàn bộ các đơn đặt hàng máy quan quân sự sau chiến tranh TG lần I. Coca Cola nhẹ làng vượt qua Pepsi bằng việc tạm dừng sản xuất nhãn cũ đồng thời tung nhãn mới gây xáo trộn thị trường sau đó đúng 1 tháng ngạo nghễ chiếm lại thị phần bằng việc tung ra nhãn hàng Coke Classic.
Bí kíp sử dụng kế này là khi muốn chuyển hướng đầu tư, nếu hùng hồn tuyên bố, chào bán thì dễ bị ép giá hoặc các nhà đầu tư, thị trường sẽ nghi ngờ công ty có vấn đề. Vì vậy thông thường thì các chủ sở hữu này tuyên bố không bán tất mà chỉ bán 90% hay 95% với mục đích để chuyển hướng đầu tư. Với 5-10% còn lại và một lời hứa sẽ giúp chuyển giao cho thế hệ quản lý kế cận một cách triệt để, họ mới có thể tạo dựng được niềm tin để bán với giá tốt. Bí kíp này hiện đang được một số chủ đầu tư BĐS sử dụng để thoát thoái vốn dần dần hoặc toàn bộ khỏ BĐS lĩnh vực đã làm nên tên tổi của họ. Dưới đây là 03 ví dụ thoát hàng của VinGroup, Hoàng Anh Gia Lai và Lancaster đang làm hiện nay.
Không ngoa khi nói rằng VinGroup đã và đang vẽ lại bản đồ các đô thị Việt Nam khi có mặt hầu hết trên các tỉnh thành với những đô thị đình đám. Uy tín và sự nổi tiếng của Vin tới mức các công ty môi giới bán BĐS cho tập đoàn này chỉ cần tuyển sinh viên mới ra trường không yêu cầu phải có kinh nghiệm với lý luận: lực lượng bán hàng này rất khát khao kiếm tiền và chỉ cần đào tạo về sản phẩm và một số kỹ năng bán hàng là bán được rồi vì rằng “ nói đến Vin ai chả biết”. VinGroup trở thành “người khổng lồ” để nhiều nhà thầu, nhà đầu cơ thứ cấp ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận còn muốn ghi thêm vào hồ sơ năng lực cạnh tranh, hồ sơ chào thầu .... là đã từng là nhà thầu, là đối tác của Vin.
Thị trường đón nhận thông tin VinGroup trở thành nhà bán buôn BĐS thật bình lặng. Bằng sự nổi tiếng của mình, sự khát khao được đứng trên vai “người khổng lồ” và tuyên bố bình dị này mà tập đoàn này đã lẳng lặng chuyển nhượng thành công dự án Vinhomes Mê Linh tại Hà Nội và hạch toán 1.600 tỷ đồng lãi trong doanh thu hoạt động tài chính. Trước khi thực hiện chuyển nhượng, Vinhomes sở hữu xấp xỉ 91,5% vốn tại Công ty CP Đầu tư Bất động sản Prime Land, tương đương gần 55 triệu cổ phiếu và tổng giá trị tại thời điểm 31/12/2018 xấp xỉ 875 tỷ đồng. Cũng trong quý I, Vinhomes đã chốt được một thỏa thuận bán buôn 6 tòa nhà tại dự án Vinhomes Ocean Park. Tập đoàn cũng đặt mục tiêu mở bán 8 dự án trong năm 2019, gồm 4 dự án tại Hà Nội, 3 dự án tại TP HCM và 1 dự án tại Hải Phòng. Phần lớn giá trị sẽ đến từ 3 dự án Mega Vinhomes (trước đó là dự án Vincity). Công ty dự kiến mở bán dự án Vinhomes Grand Park, quận 9 TP Hồ Chí Minh vào tháng 5.
Lĩnh vực BĐS từng làm nên tên tuổi Hoàng Anh Gia Lai trong suốt 10 năm từ 2002 đến 2012. HAGL từng xác định bất động sản là ngành chủ lực trong khi chiến lược đa dạng hóa được triển khai. Ấy vậy mà nghiên cứu Báo cáo tài chính của Tập đoàn này cho thấy hai năm liền kề 2017 và 2016, doanh thu từ bất động sản đầu tư của HAGL cũng chỉ đạt 207 tỷ đồng và 59 tỷ đồng, chiếm 3,1% và 1,2% tổng doanh thu tập đoàn.
Có thể nói HAGL đã sử dụng kế “ ve sầu thoát xác” một cách vô cùng huyền bí. Mãi tới hổi tháng 9/2018 thị trường mới xôn sao vụ HAGL chuyển nhượng thành công 20.000 ha đất cho Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) thông qua việc bán 2 công ty thành viên sở hữu diện tích bất động sản nói trên. Thaco thông qua công ty con là công ty CP Địa ốc Đại Quang Minh sở hữu 51% vốn của công ty CP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh để tiếp tục đầu tư vào giai đoạn 2 của dự án Hoàng Anh Myanmar Center. Như vậy sau khi thoái số vốn còn lại tại dự án Hoàng Anh Myanmar, chủ tịch Đoàn Nguyên Đức cơ bản sẽ từ bỏ hoàn toàn bất động sản, lĩnh vực từng làm nên tên tuổi của Hoàng Anh Gia Lai.
Dự án Lancaster Núi Trúc
Lancaster Núi Trúc, từng nổi tiếng là khu căn hộ đẳng cấp dành cho những người thành đạt và chuyên gia cao cấp nước ngoài tại thủ đô. Với mô hình kinh doanh hỗ hợp (150 căn bán cho cư dân và 150 căn hộ cho thuê), chủ đầu tư tự khai thác phần cho thuê và quản lý theo mô hình condotel đối với các căn hộ khách ký gửi cho thuê. Lancaster đã và đang là dự án chung cư cao cấp có tỷ trọng cho thuê cao nhất , giá thuê tốt và cộng đồng dân cư đẳng cấp bậc nhất thủ đô.
Mới đây, Savill ủy quyền chào bán 100 căn hộ Lancaster mà Chủ đầu tư đang khai thác cho thuê với giá bán tương đương giá bán cách đây 5 năm. Chủ đầu tư giữ lại một phần ( khoảng 50 căn) và cam kết tiếp tục quản lý theo mô hình cũ.
Mỗi chủ đầu tư, mỗi người đều có những bài tính khác nhau đối với quyết định đầu tư của mình, kết quả đúng hay sai phụ thuộc vào quan điểm của họ. Tuy nhiên, việc những CĐT sừng sỏ .... lẳng lặng thoát hàng như trên có thể là dấu hiệu của một cơn bão đã rất gần. Và rất có thể sau bão họ lại quay lại với vị thế khác, ngạo nghễ hơn ..... và cũng có thể ai đó đang là kẻ chiến thắng trong các cuộc đua được đứng trên vai “người không lồ” lại trở thành chiến bại sau khi cơn bão đi qua./.