Luc Van Tien

Luc Van Tien

Richland Residence: Hành trình tăng nợ từ 981 tỷ lên 6.354 tỷ đồng

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi, chủ đầu tư Richland Residence, dự án đang “nóng” tại Bình Dương đã có hành trình tăng nợ siêu tốc, từ 981 tỷ lên 6.354 tỷ đồng chỉ sau 5 năm. Việc nợ nần này có thể ảnh hưởng đến khả năng giao sổ đỏ cho cư dân.

Richland Residence liên quan đến Tập đoàn Kim Oanh

Richland Residence: Hành trình tăng nợ từ 981 tỷ lên 6.354 tỷ đồng - Ảnh 1

Thị trường bất động sản Bình Dương đang “nóng” lên bởi nhiều dự án đồng loạt được rao bán. Dự án khu đô thị thương mại - dịch vụ Richland Residence là một trong những cái tên nổi bật nhất.

Residence có quy mô lên đến 15,46 ha, tọa lạc gần nút giao 2 trục giao thông huyết mạch: Vành đai 4 quy mô 6-8 làn xe, rộng 74,5m và ĐT 741, liền kề trung tâm thành phố mới. 

Richland Residence hướng tới trở thành một khu đô thị vừa hiện đại, sang trọng và tinh tế nhưng cũng không kém phần yên bình với nhiều mảng xanh được chú trọng đầu tư.

Chủ đầu tư cho biết, đầu tháng 6, công trường dự án nhộn nhịp và dần khoác lên mình diện mạo của một khu đô thị hiện đại với những trục đường nội bộ được trải nhựa kiên cố, vỉa hè thông thoáng.

Richland Residence dự kiến giới thiệu tới thị trường với mức giá từ 18,6 triệu/m2. Người mua dự kiến thanh toán trước 30%, phần còn lại chia nhỏ nhiều đợt thanh toán và được ngân hàng OCB hỗ trợ vay vốn lên đến 55% với lãi suất ưu đãi.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (thành viên của Tập đoàn Kim Oanh) là chủ đầu tư Richland Residence. Tập đoàn Kim Oanh đóng vai trò phát triển dự án.

Thuận Lợi và Kim Oanh là những đơn vị có liên quan đến nhau vì giám đốc của Thuận Lợi là ông Nguyễn Thuận, chồng bà Đặng Thị Kim Oanh, Giám đốc Tập đoàn Kim Oanh. Ngoài ra, bà Kim Oanh còn nắm giữ cổ phần công ty Thuận Lợi.

Hành trình tăng nợ từ 981 tỷ lên 6.354 tỷ đồng

Điểm nổi bật của chủ đầu tư Richland Residence là... nợ. Nợ phải trả tại Công ty Thuận Lợi tăng đều đặn hàng năm.

Tại thời điểm cuối năm 2020, nợ phải trả của công ty đạt 6.354 tỷ đồng, tăng 1.643 tỷ đồng, tương đương 34,9% so với cuối năm 2019, cao gấp 5,8 lần vốn chủ sở hữu và chiếm 85,2% tổng nguồn vốn.

Thuận Lợi đã có hành trình 5 năm tăng nợ siêu tốc. Nếu năm 2016, nợ phải trả của công ty mới chỉ là 981 tỷ đồng thì tới năm 2020, chỉ tiêu này tăng đến 5.373 tỷ đồng, tương đương 548% so với năm 2016.

Nợ phải trả có tốc độ tăng mạnh vượt trội so với vốn chủ sở hữu. Tại ngày 31/12/2020, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 1.102 tỷ đồng, tăng 802 tỷ đồng, tương đương 267% so với năm 2016, tốc độ tăng chỉ bằng một nửa so với nợ.

Ngoài nợ, bức tranh tài chính tại Thuận Lợi cũng có nhiều vấn đề. Công ty tăng tốc trong năm 2017 và đạt đỉnh năm 2018 nhưng kể từ 2019, công ty “rơi tự do” khi lợi nhuận sau thuế “trở mặt” nhanh chóng, từ lãi 203 tỷ đồng thành lỗ 62,8 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, công ty lỗ thêm 208 tỷ đồng.

Cầm cố cả dự án và nỗ lo sổ đỏ

Hồi cuối năm 2020, Thuận Lợi đạt đỉnh về nợ phải trả. Góp phần không nhỏ trong số đó là các khoản nợ vay ngân hàng. Công ty đã phải cầm cố rất nhiều tài sản, trong đó có lợi ích liên quan đến dự án, từ đó dấy lên nỗi lo chậm trả sổ đỏ cho nhà đầu tư.

Cụ thể, trong những năm đầu hoạt động, tài sản thế chấp của Thuận Lợi là loạt xe sang như Audi, BMX, Lexus,... Sau này, dự án đã đưa vào danh sách tài sản đảm bảo của công ty.

Năm 2020, Toàn bộ lợi ích từ Quyền tài sản phát sinh của rất nhiều hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của công ty đã được cầm cố tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – Chi nhánh TP.HCM.

Cũng trong năm 2020, Công ty Thuận Lợi gây xôn xao dư luận khi xin khất làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hang tại Khu dân cư Cầu Đò. Thế nhưng, Công ty Thuận Lợi cũng đồng thời tiến hành thế chấp một số sổ hồng của các lô đất có diện tích lớn tại dự án (mỗi lô gồm nhiều nền) cho ngân hàng và cá nhân để vay tiền.

Bước sang năm 2022, Công ty tiếp tục cầm cố tài sản liên quan dự án cho hai hợp đồng vay vốn tại OCB – Chi nhánh TP.HCM.

Cụ thể, tài sản đảm bảo là “Quyền đòi nợ của Bên thế chấp là quyền yêu cầu Bên có nghĩa vụ thanh toán phải thanh toán khoản tiền phát sinh từ các Hợp đồng liên quan đến việc mua nhà ở thuộc Dự án được ký giữa Bên thế chấp và Bên có nghĩa vụ thanh toán đối với (các) Căn hộ thuộc Dự án Chung cư Thuận Giao - Legacy Central”.

Hà Anh

0

Bình luận

Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà

Nếu bạn là một người trẻ ở Việt Nam, đang lướt nhà trên các app rồi thở dài “bao giờ mới mua nổi một căn?”, thì đừng buồn: ở bên kia bán cầu, Gen Z Mỹ cũng đang… cùng cảnh ngộ. Xem thêm
Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà - 1

Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì?

Giá bất động sản liên tục leo thang trong khi thu nhập của đại đa số người dân tăng chậm đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa nhu cầu thực và khả năng sở hữu. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá nhà đất, đảm bảo thị trường phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Xem thêm
Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì? - 1

🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?

Thị trường bất động sản đang chứng kiến làn sóng rao bán dự án quy mô lớn từ các “ông lớn” với mức định giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, giới đầu tư không còn dễ dãi xuống tiền như giai đoạn nóng sốt trước đây. Những thương vụ chuyển nhượng đình đám và những rủi ro tiềm ẩn đang dần bóc tách bức tranh thật của thị trường địa ốc hiện nay. Xem thêm
🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?  - 1

Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người thu nhập thấp mới chật vật mua nhà thì có lẽ đã đến lúc… nghĩ lại. Tại Hà Nội, giá căn hộ trung bình đang leo thang đến mức ngay cả những người có mức thu nhập cao trên 40 triệu/tháng cũng phải dè chừng. Bởi khi mặt bằng giá mở bán mới đã chạm mốc 91 triệu đồng/m², có nơi vượt 100 triệu đồng/m², thì “giấc mơ an cư” của số đông đang bị đẩy lùi một cách rõ ràng. Xem thêm
Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?  - 1

BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung. Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở trên cả nước đạt khoảng 64.000 sản phẩm tương đương 80% tổng nguồn cung của cả năm 2024. Xem thêm
BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"  - 1

Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê

Nếu nghe những câu dưới này thì chúng ta đang là một phần trong “phong trào sống nhẹ, đầu tư ít” đang thịnh hành của một bộ phận người trẻ hiện nay. Xem thêm
Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê - 1

CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?

Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng.... Xem thêm
CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?  - 1

'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI

Đánh giá từ đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội quý II năm nay tiếp tục tăng lên mức trung bình 91 triệu đồng/m2. Người dân thu nhập cả năm mới mua nổi 1m2 nhà ở chung cư. Xem thêm
'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI  - 1

Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội

Có một nhận định khá phổ biến cho rằng người Hà Nội đặc biệt nhanh nhạy trong việc đầu tư bất động sản. Xem thêm
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 1
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 2
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 3
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 4

Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được!

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với một nghịch lý quen thuộc nhưng ngày càng trầm trọng: Dự án thì nhiều, nhưng nhà để ở lại… không có. Xem thêm
Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được! - 1

Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản"

Nếu coi thị trường bất động sản như một chuyến tàu cao tốc, thì Hà Nội có lẽ đang ở đoạn… ga kỹ thuật, tạm dừng để kiểm tra bánh lái, chứ không phải kết thúc hành trình. Xem thêm
Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản" - 1

Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025, hàng loạt căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) sẽ bị thu hồi nếu người mua/thuê vi phạm các quy định sử dụng, theo chính sách siết chặt mới của Nhà nước. Mục tiêu là đưa NOXH trở về đúng bản chất an sinh, không bị trục lợi, không biến tướng thành hàng hóa đầu cơ. Xem thêm
Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt - 1

Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo?

Việc Nhà nước công bố chủ trương xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Xem thêm
Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo? - 1

Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu?

Nếu người Mỹ mê cổ phiếu, người Nhật thích tiết kiệm, người Hàn “nghiện” đầu tư vào giáo dục… thì người Việt có một niềm đam mê bền vững qua nhiều thế hệ: ôm đất. Xem thêm
Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu? - 1

Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn

Có lẽ chưa khi nào, hai chữ “an cư” lại trở nên mong manh và chông chênh như hiện tại, khi mà càng nhiều người trẻ chọn mua nhà bằng cả trái tim, rồi buộc phải bán đi bằng tất cả lý trí. Xem thêm
Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn - 1

Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng

Nếu đang tìm một căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/m² ở TP.HCM, thì xin thông báo là… chúng ta đã đi lùi về quá khứ ít nhất 4 năm. Xem thêm
Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng - 1

Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời

Từ khu vực nội đô đến vùng ven, cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều ghi nhận mức giá mới cao hơn rõ rệt so với đầu năm. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời - 1

Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên

Nhà phố thương mại trị giá 7–8 tỷ đồng/căn ở đường Mê Linh (Đà Nẵng) đang được sinh viên thuê lại làm… nhà trọ giá rẻ! Xem thêm
Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên - 1

🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM

Ngày hôm qua, Masterise Homes chính thức trình làng tổ hợp Marriott Residences Special Edition tại tòa Lake (thuộc Grand Marina Saigon, quận 1 cũ), với mức giá khiến thị trường choáng váng. Xem thêm
🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM  - 1

Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”

Từng bị gắn mác là “tiêu sản”, nhiều căn hộ chung cư cũ tại Hà Nội nay đã trở thành những tài sản giá trị cao trên thị trường. Sau hơn một thập kỷ, giá trị nhiều căn đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, ngang ngửa với các sản phẩm cao cấp đang chào bán hiện nay. Xem thêm
Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”  - 1

Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈

Sau một giai đoạn đi ngang, thị trường chung cư Hà Nội đang nóng trở lại, cả ở phân khúc sơ cấp lẫn thứ cấp. Từ những căn hộ đã qua sử dụng tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm cho đến hàng loạt dự án mới mở bán tại Hoàng Mai, Thanh Trì, Long Biên hay Cầu Giấy tất cả đều đang ghi nhận một mức giá cao chưa từng thấy. Nhưng liệu đây là “hiện tượng nhất thời” hay thị trường đang thiết lập một mặt bằng giá mới? Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈  - 1

Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản?

Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2025 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố cho thấy một nghịch lý thú vị: giá nhà liên tục lập đỉnh, nhưng thanh khoản không những không giảm mà còn tăng mạnh. Xem thêm
Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản? - 1

Ở trọ cả đời thì đã sao?

“Sao chưa mua nhà đi, ở trọ hoài sao ổn định được?” – nếu bạn dưới 35 tuổi, đang ở thành phố lớn, làm công ăn lương và chưa có nhà riêng, thì khả năng cao bạn đã nghe câu này… ít nhất một lần mỗi tuần! Xem thêm
Ở trọ cả đời thì đã sao? - 1

Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không?

Năm 2013, chị Hương – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội – mua một căn hộ gần 80m² tại khu Yên Hòa (Cầu Giấy) với giá chưa đến 25 triệu đồng/m². Xem thêm
Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không? - 1

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản!

Thị trường bất động sản nhà ở đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm 2025 với tâm thế “hy vọng có cơ hội, nhưng vẫn nên đem theo dù mưa”. Xem thêm
Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản! - 1

Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên

Các đô thị ven biển đang trở thành trục phát triển chiến lược mới. ROX Living Đồng Hới làminh chứng rõ nét cho một mô hình đô thị bền vững – hiện đại – xanh, kết hợp hài hòa giữa yếutố an cư và giá trị đầu tư lâu dài. Xem thêm
Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết