Mai Anh Đức

Mai Anh Đức

'Ôm' hàng nghìn m2 đất vệ tinh, đừng vội mơ có ngay đống tiền

Từ khi bệnh dịch Covid-19 bùng phát xu hướng "bỏ phố về quê", "về rừng" lại tiếp tục nở rộ, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng có lãi ở phân khúc đất vệ tinh. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cảnh báo trước những rủi ro có thể sẽ đi vào vết xe đổ cũ.

m" vùng ven mua quỹ đất lớn

Trong những năm gần đây, trào lưu "bỏ phố về quê", "về rừng" không còn xa lạ đối với đại đa số người dân Hà Nội. Đã có thời gian, xu hướng này rơi vào tình trạng trầm lắng, xuất hiện nhiều nhà đầu tư rao bán những quỹ đất lớn kèm với lời quảng cáo "cắt lỗ".

Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch bệnh phức tạp kéo dài, tác động tới thói quen, đời sống, người dân ở các đô thị lớn, mong muốn có không gian sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Theo đó, xu hướng "bỏ phố về quê" thời gian gần đây lại rộ lên. Người dân tại Hà Nội tiếp tục về các vùng vệ tinh nơi có lợi thế từ thiên nhiên săn quỹ đất lớn không chỉ để xây dựng ngôi nhà thứ 2 hoặc kinh doanh homestay, nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng sẽ chốt được khoản lời lớn nhờ giá đất tăng mạnh.

Nhà đầu tư "săn" mua những lô đất rộng tới hàng nghìn m2 tại các vùng ven trung tâm Thủ đô và tỉnh lân cận. (ảnh Nguyễn Minh)
Nhà đầu tư "săn" mua những lô đất rộng tới hàng nghìn m2 tại các vùng ven trung tâm Thủ đô và tỉnh lân cận. (ảnh Nguyễn Minh)

Theo khảo sát của PV Dân Việt, tại Hòa Bình, Ba Vì, Sóc Sơn,...nơi có những lợi thế từ thiên nhiên như không khí mát mẻ, không gian sống trong lành, đặc biệt lại gần Hà Nội nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Các khu vực này đều có mức giá dao động từ 1 - 2 triệu đồng/m2. Cá biệt, một số mảnh đất có vị trí đắc địa, gần đường lớn hoặc hồ có mức giá lên tới 4 - 5 triệu đồng/m2. Đặc điểm chung của những mảnh đất lớn đều có diện tích đất thổ cư chỉ chiếm khoảng 10 - 25%, còn lại là đất sản xuất lâu năm.

Đơn cử, một mảnh đất rộng 4000m2 tại Lương Sơn ( Hòa Bình), trong đó chỉ có 400m2 là đất thổ cư, có mức giá 1,5 triệu đồng/m2, tổng giá trị mảnh đất là 6 tỷ đồng. Theo anh Xuân Soạn - môi giới tại Hòa Bình, sở dĩ mảnh đất này gần 2 dự án nghỉ dưỡng có quy mô lớn và cách Quốc lộ 6 khoảng 3km, nên có mức giá cao hơn các khu vực khác.

Người môi giới này còn khẳng định chắc nịch rằng: "Mảnh đất này rộng lại đang có mức giá rẻ, nếu anh mua thời điểm này chỉ cần hết dịch chắc chắn sẽ có lãi. Ở đây còn có nhiều lợi thế khác mà gần Hà Nội, nếu anh muốn kinh doanh homestay thể nào cũng thu đống tiền".

Cẩn trọng đi vào vết xe đổ

Theo giới đầu tư, xét về lâu về dài quỹ đất tại những nơi như Hòa Bình, Ba Vì, Sóc Sơn,... sẽ có nhiều lợi thế và tiềm năng tăng giá. Tuy nhiên, thực tế xu hướng đầu tư này không phải ai cũng có thể tham gia và đem lại lợi nhuận.

Trao đổi với Dân Việt, anh Phí Minh Hiếu - nhà đầu tư tại Hà Nội cho rằng, hình thức đầu tư quỹ đất lớn hoặc kinh doanh homestay chỉ dành cho những người có kinh tế vững vàng, bởi muốn có lãi tại các khu vực này cần thời gian lâu dài.

"Thực tế, không ít nhà đầu tư cắt lỗ trong thời gian qua do một số người sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư. Tuy nhiên vì thời gian quá lâu mảnh đất vẫn chưa có lời. Nhất là trong thời kỳ dịch bệnh, tình hình kinh tế khó khăn, du lịch bị hạn chế, những nhà đầu tư vừa phải còng lưng gánh lãi vay, vừa phải lo chi phí vận hành, quản lý, chăm sóc,... do đó có hiện tượng bán tháo", anh Hiếu nói.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư này khẳng định: "Tuyệt đối không nghe lời giới thiệu của môi giới về các thông tin dự án lớn đổ bộ. Bởi lẽ thông tin như thế nhưng việc triển khai xây dựng sẽ còn cả một quá trình, nếu nhà đầu tư vội vàng nghe theo rất dễ phải gánh hậu quả".

'Ôm' hàng nghìn m2 đất vệ tinh, đừng vội mơ có ngay đống tiền - Ảnh 1
Không phủ nhận tiềm năng của đất vùng vệ tinh, nhưng nhiều chuyên gia cũng cảnh báo có rủi ro. (ảnh Nguyễn Minh)
Không phủ nhận tiềm năng của đất vùng vệ tinh, nhưng nhiều chuyên gia cũng cảnh báo có rủi ro. (ảnh Nguyễn Minh)

 

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, hiện nay giới nhà giàu tại Việt Nam ngày càng nhiều, do đó nhu cầu ngôi nhà thứ 2 trở thành xu hướng. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cũng chạy theo xu thế này với mong muốn có lợi nhuận.

"Đối với quỹ đất rộng giá rẻ nhưng chỉ 1 phần là đất thổ cư, còn lại đa phần đều là đất sản xuất lâu năm, chính vì vậy rất khó khăn cho việc chuyển đổi toàn bộ sang đất để ở. Thực tế, chỗ nào được quy hoạch là đất thổ cư thì Nhà nước sẽ chú trọng để phát triển hạ tầng xã hội, kỹ thuật. Bởi vậy, mặc dù nhiều đất nhưng không phải chỗ nào người dân cũng có thể đầu tư. Tôi cho rằng đây là điểm mà các nhà đầu tư cần chú trọng, tuyệt đối không nên mua đất rừng và đất sản xuất lâu năm", vị chuyên gia khuyên.

Ông Điệp cho rằng, nhìn từ cơn sốt Ba Vì 10 năm trước, khu vực này đã trở thành nỗi ác mộng của các nhà đầu tư thời kỳ đó. Hậu quả để lại cho tới tận ngày nay nhiều người dân thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt đối với những người sử dụng đòn bẩy tài chính. Đây cũng là bài học "xương máu" cho các nhà đầu tư có xu hướng "đi trước đón đầu".

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, việc các nhà đầu tư rủ nhau đầu tư tại các đô thị vệ tinh mua đất rẻ làm farmstay hay xây ngôi nhà thứ 2 sẽ khả quan khi khu vực đó được quy hoạch bài bản, đồng bộ. Còn trường hợp quá trình đầu tư gặp vướng mắc pháp lý, hoặc chậm trễ triển khai vì một lý do nào đó thì cũng mang lại nhiều rủi ro lớn cho các nhà đầu tư có vốn mỏng.

"Bài học từ những đợt sốt trước vẫn còn đó. Đơn cử như các dự án ở Mê Linh, Ba Vì, lúc mới đầu tư ai cũng ham vì rẻ, kỳ vọng tiềm năng tăng giá do có dự án mới, nhưng sau đó hạ tầng giữ nguyên, kết quả là hàng chục dự án đắp chiếu hàng chục năm, thị trường vỡ trận, hàng loạt nhà đầu tư mắc kẹt, "ôm đất" và "cõng lãi" vay ngân hàng", vị chuyên gia nói.

Dân Việt

0

Bình luận

Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà

Nếu bạn là một người trẻ ở Việt Nam, đang lướt nhà trên các app rồi thở dài “bao giờ mới mua nổi một căn?”, thì đừng buồn: ở bên kia bán cầu, Gen Z Mỹ cũng đang… cùng cảnh ngộ. Xem thêm
Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà - 1

Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì?

Giá bất động sản liên tục leo thang trong khi thu nhập của đại đa số người dân tăng chậm đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa nhu cầu thực và khả năng sở hữu. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá nhà đất, đảm bảo thị trường phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Xem thêm
Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì? - 1

🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?

Thị trường bất động sản đang chứng kiến làn sóng rao bán dự án quy mô lớn từ các “ông lớn” với mức định giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, giới đầu tư không còn dễ dãi xuống tiền như giai đoạn nóng sốt trước đây. Những thương vụ chuyển nhượng đình đám và những rủi ro tiềm ẩn đang dần bóc tách bức tranh thật của thị trường địa ốc hiện nay. Xem thêm
🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?  - 1

Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người thu nhập thấp mới chật vật mua nhà thì có lẽ đã đến lúc… nghĩ lại. Tại Hà Nội, giá căn hộ trung bình đang leo thang đến mức ngay cả những người có mức thu nhập cao trên 40 triệu/tháng cũng phải dè chừng. Bởi khi mặt bằng giá mở bán mới đã chạm mốc 91 triệu đồng/m², có nơi vượt 100 triệu đồng/m², thì “giấc mơ an cư” của số đông đang bị đẩy lùi một cách rõ ràng. Xem thêm
Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?  - 1

BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung. Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở trên cả nước đạt khoảng 64.000 sản phẩm tương đương 80% tổng nguồn cung của cả năm 2024. Xem thêm
BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"  - 1

Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê

Nếu nghe những câu dưới này thì chúng ta đang là một phần trong “phong trào sống nhẹ, đầu tư ít” đang thịnh hành của một bộ phận người trẻ hiện nay. Xem thêm
Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê - 1

CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?

Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng.... Xem thêm
CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?  - 1

'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI

Đánh giá từ đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội quý II năm nay tiếp tục tăng lên mức trung bình 91 triệu đồng/m2. Người dân thu nhập cả năm mới mua nổi 1m2 nhà ở chung cư. Xem thêm
'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI  - 1

Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội

Có một nhận định khá phổ biến cho rằng người Hà Nội đặc biệt nhanh nhạy trong việc đầu tư bất động sản. Xem thêm
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 1
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 2
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 3
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 4

Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được!

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với một nghịch lý quen thuộc nhưng ngày càng trầm trọng: Dự án thì nhiều, nhưng nhà để ở lại… không có. Xem thêm
Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được! - 1

Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản"

Nếu coi thị trường bất động sản như một chuyến tàu cao tốc, thì Hà Nội có lẽ đang ở đoạn… ga kỹ thuật, tạm dừng để kiểm tra bánh lái, chứ không phải kết thúc hành trình. Xem thêm
Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản" - 1

Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025, hàng loạt căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) sẽ bị thu hồi nếu người mua/thuê vi phạm các quy định sử dụng, theo chính sách siết chặt mới của Nhà nước. Mục tiêu là đưa NOXH trở về đúng bản chất an sinh, không bị trục lợi, không biến tướng thành hàng hóa đầu cơ. Xem thêm
Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt - 1

Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo?

Việc Nhà nước công bố chủ trương xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Xem thêm
Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo? - 1

Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu?

Nếu người Mỹ mê cổ phiếu, người Nhật thích tiết kiệm, người Hàn “nghiện” đầu tư vào giáo dục… thì người Việt có một niềm đam mê bền vững qua nhiều thế hệ: ôm đất. Xem thêm
Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu? - 1

Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn

Có lẽ chưa khi nào, hai chữ “an cư” lại trở nên mong manh và chông chênh như hiện tại, khi mà càng nhiều người trẻ chọn mua nhà bằng cả trái tim, rồi buộc phải bán đi bằng tất cả lý trí. Xem thêm
Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn - 1

Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng

Nếu đang tìm một căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/m² ở TP.HCM, thì xin thông báo là… chúng ta đã đi lùi về quá khứ ít nhất 4 năm. Xem thêm
Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng - 1

Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời

Từ khu vực nội đô đến vùng ven, cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều ghi nhận mức giá mới cao hơn rõ rệt so với đầu năm. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời - 1

Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên

Nhà phố thương mại trị giá 7–8 tỷ đồng/căn ở đường Mê Linh (Đà Nẵng) đang được sinh viên thuê lại làm… nhà trọ giá rẻ! Xem thêm
Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên - 1

🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM

Ngày hôm qua, Masterise Homes chính thức trình làng tổ hợp Marriott Residences Special Edition tại tòa Lake (thuộc Grand Marina Saigon, quận 1 cũ), với mức giá khiến thị trường choáng váng. Xem thêm
🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM  - 1

Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”

Từng bị gắn mác là “tiêu sản”, nhiều căn hộ chung cư cũ tại Hà Nội nay đã trở thành những tài sản giá trị cao trên thị trường. Sau hơn một thập kỷ, giá trị nhiều căn đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, ngang ngửa với các sản phẩm cao cấp đang chào bán hiện nay. Xem thêm
Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”  - 1

Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈

Sau một giai đoạn đi ngang, thị trường chung cư Hà Nội đang nóng trở lại, cả ở phân khúc sơ cấp lẫn thứ cấp. Từ những căn hộ đã qua sử dụng tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm cho đến hàng loạt dự án mới mở bán tại Hoàng Mai, Thanh Trì, Long Biên hay Cầu Giấy tất cả đều đang ghi nhận một mức giá cao chưa từng thấy. Nhưng liệu đây là “hiện tượng nhất thời” hay thị trường đang thiết lập một mặt bằng giá mới? Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈  - 1

Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản?

Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2025 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố cho thấy một nghịch lý thú vị: giá nhà liên tục lập đỉnh, nhưng thanh khoản không những không giảm mà còn tăng mạnh. Xem thêm
Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản? - 1

Ở trọ cả đời thì đã sao?

“Sao chưa mua nhà đi, ở trọ hoài sao ổn định được?” – nếu bạn dưới 35 tuổi, đang ở thành phố lớn, làm công ăn lương và chưa có nhà riêng, thì khả năng cao bạn đã nghe câu này… ít nhất một lần mỗi tuần! Xem thêm
Ở trọ cả đời thì đã sao? - 1

Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không?

Năm 2013, chị Hương – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội – mua một căn hộ gần 80m² tại khu Yên Hòa (Cầu Giấy) với giá chưa đến 25 triệu đồng/m². Xem thêm
Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không? - 1

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản!

Thị trường bất động sản nhà ở đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm 2025 với tâm thế “hy vọng có cơ hội, nhưng vẫn nên đem theo dù mưa”. Xem thêm
Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản! - 1

Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên

Các đô thị ven biển đang trở thành trục phát triển chiến lược mới. ROX Living Đồng Hới làminh chứng rõ nét cho một mô hình đô thị bền vững – hiện đại – xanh, kết hợp hài hòa giữa yếutố an cư và giá trị đầu tư lâu dài. Xem thêm
Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết