Hoàng Giang Hà Đông

Hoàng Giang Hà Đông

Lấp hồ Đại Lải làm biệt thự: DN được tỉnh Vĩnh Phúc "bật đèn xanh"!

Với việc cấp phép, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải.

Lấp hồ Đại Lải làm biệt thự: DN được tỉnh Vĩnh Phúc "bật đèn xanh"! - 1
Đoàn liên ngành Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và Cục cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Bộ Công an) kiểm tra công trường lấp hồ Đại Lải ngày 1/7/2020
Đoàn liên ngành Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và Cục cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (Bộ Công an) kiểm tra công trường lấp hồ Đại Lải ngày 1/7/2020

Sau khi Báo Giao thông số ra ngày 1/7 đăng bài “Ngang nhiên bạt đồi, lấp hồ Đại Lải làm khu biệt thự nghỉ dưỡng”, nhiều bạn đọc gửi ý kiến thắc mắc: Cả một quả đồi bị bạt, đất đá đổ xuống ven hồ Đại Lải với diện tích hàng chục ha; suốt chiều dài khoảng 1km lòng hồ Đại Lải bị đổ đất đỏ quạch, tại sao chính quyền địa phương lại thờ ơ?

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép lấp hồ?

Quá trình tìm hiểu thông tin, chúng tôi được các cơ quan chức năng cung cấp tài liệu Quyết định 41/QĐ-UBND ngày 5/11/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.

Theo quyết định này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam triển khai dự án với diện tích được quy hoạch lên tới 156,9ha xây dựng Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng với quy mô dân số khoảng 4.500 người. Tại quyết định phê duyệt quy hoạch này, bao gồm nhiều loại đất như đất thương phẩm, công trình công cộng, đất giao thông, đất trồng cây xanh… trong đó diện tích lớn nhất là đất ở với 603.940m2 (chiếm 38,48%).

Đối với quy hoạch kỹ thuật của dự án, quyết định nêu rõ: “San nền: Đảm bảo nguyên tắc san nền cục bộ đối với từng khu đất nhằm giữ nguyên địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng thi công do đào đắp, san nền đồng thời có các giải pháp kè chắn đất, gia cố mái dốc. Thiết kế san nền thấp nhất 17,65m tại khu vực phía Tây Nam giáp hồ Đại Lải…”.

Theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500, phạm vi giao đất xây dựng biệt thự có diện tích dưới cao trình mực nước dâng thường xuyên gồm các mảnh số 2 OBT 63, 64, 66; mảnh số 3 OBT 58, 61, 62 và mảnh số 7 OBT 35, 38.

Ông Nguyễn Đắc Long, Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT) giải thích, phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập (+23m) trở xuống phía lòng hồ. Theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/6/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành quy chuẩn quốc gia thì: Vùng ngập thường xuyên của hồ chứa nước Đại Lải là vùng mặt đất của lòng hồ nằm từ cao trình mực nước dâng bình thường (+21.50m) trở xuống. Vùng bán ngập của hồ được tính từ cao trình mực nước dâng bình thường (21.50m) đến cao trình mực nước lũ kiểm tra (+22.50m).

Như vậy, với việc cấp phép cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới cốt nền thấp nhất là 17,65m, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải.

Ngày 1/7, PV Báo Giao thông cùng đoàn công tác liên ngành Bộ NN&PTNT và Bộ Công an tới kiểm tra thực tế hồ Đại Lải. Tại đây, đoàn liên ngành trực tiếp ghi nhận cả khu vực rộng lớn hàng chục ha ven hồ Đại Lải như một đại công trường. Một màu đỏ quạch của đất đồi được các phương tiện san ủi đổ thẳng xuống khu vực lòng hồ Đại Lải.

Một thành viên đoàn công tác ngao ngán: “Chúng tôi đã kiểm tra hồ sơ rồi. UBND tỉnh đã cho phép họ san lấp một phần diện tích rất lớn lòng hồ Đại Lải, phần đất bị lấp dưới lòng hồ (gần 1km chiều dọc) mới là một phần diện tích mà họ được cấp. Rất may sự việc được phát hiện kịp thời, tỉnh Vĩnh Phúc đã yêu cầu doanh nghiệp dừng hoạt động san lấp từ cao trình +23m trở xuống nếu không thì tới nay lòng hồ Đại Lải đã bị thu hẹp đi rất nhiều”.

Bộ quyết liệt, tỉnh dửng dưng

Những rãnh lớn được tạo ra để nước mưa kèm đất đá chảy thẳng từ đại công trường xuống hồ Đại Lải
Những rãnh lớn được tạo ra để nước mưa kèm đất đá chảy thẳng từ đại công trường xuống hồ Đại Lải

Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: “Ngay từ đầu năm 2020, khi phát hiện thấy hồ Đại Lải đang bị san lấp với quy mô lớn, lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tổng cục Thủy lợi vào cuộc xác minh. Ngày 13/2, tổng cục đã ban hành quyết định về việc kiểm tra đột xuất các hoạt động tại hồ Đại Lải. Đoàn công tác làm việc liên tục để tới ngày 20/2 ban hành kết luận kiểm tra, chỉ rõ nhiều sai phạm trong quá trình đổ đất, lấp hồ Đại Lải”.

Theo đó, kết luận kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi chỉ ra nhiều sai phạm trong quá trình cấp phép của cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc, vi phạm trong việc đổ đất lấp hồ của doanh nghiệp. Theo đó, việc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, trong đó có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ, vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi. Kết luận cũng chỉ rõ, Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam không có giấy phép thực hiện dự án trong phạm vi công trình thủy lợi theo quy định, nhưng đang thi công đổ đất vào lòng hồ chiều dài khoảng 700m, chiều cao san lấp từ 2-3m.

Tại kết luận này, Tổng cục Thủy lợi đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc dừng toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp thi công đào đất, san lấp cải tạo mặt bằng trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải từ cao trình+23m trở xuống lòng hồ; Rà soát và có giải pháp xử lý, khắc phục tồn tại về việc san lấp tôn nền, lấn chiếm đất trong phạm vi lòng hồ đã nêu, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Đất đồi đổ thẳng xuống lấp lòng hồ Đại Lải
Đất đồi đổ thẳng xuống lấp lòng hồ Đại Lải

Cũng tại kết luận này, Tổng cục Thủy lợi đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc xử lý, khắc phục sai phạm, báo cáo về Bộ NN&PTNT trước ngày 30/3/2020. Tuy nhiên, ông Tỉnh cho biết, tới nay UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa thể có báo cáo nào gửi về Bộ NN&PTNT mà có văn bản đề nghị “khất” tới ngày 15/7 mới có báo cáo.

Được biết UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao cho UBND TP Phúc Yên tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì mà đã 4 tháng trôi qua UBND TP Phúc Yên không ban hành nổi một quyết định xử phạt hành chính nào??? Phân trần về việc này, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần đôn đốc, gửi văn bản đề nghị tiến hành xử phạt nhưng tới nay UBND TP Phúc Yên vẫn không ban hành văn bản”.

Quá hạn 2 tháng vẫn chưa có kết luận thanh tra

Ngày 17/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra tình hình hoạt động xây dựng các công trình xung quanh hồ Đại Lải. Theo quyết định này thì thời hạn kiểm tra là 30 ngày, trong tháng 5/2020 đoàn kiểm tra phải có báo cáo làm rõ các sai phạm, xác định trách nhiệm của đơn vị, cá nhân và đề xuất biện pháp xử lý.

Ngày 1/7, khi PV Báo Giao thông liên hệ với ông Lưu Văn Dũng, Chánh thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, ông Dũng cho biết: “Đoàn vẫn đang trong quá trình thanh tra”. Khi phóng viên chất vấn đã quá thời hạn quy định tới 2 tháng, tại sao đoàn vẫn chưa ra được kết luận kiểm tra, ông Dũng phân trần: “Cái này khó quá, bản thân chúng tôi cũng muốn sớm ra báo cáo kết quả nhưng chưa được. Chúng tôi phải kiểm tra lại mốc giới hồ vì nhiều mốc đã không còn”.

Kỳ lạ không ai biết ranh giới hồ

Hồ Đại Lải là công trình thủy nông quan trọng phục vụ nhiều mục đích như chứa nước thoát lũ từ thượng nguồn, bảo đảm tưới tiêu cho một số địa phương tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội, cung cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra đây còn là một danh thắng nổi tiếng ở miền Bắc. Ấy vậy nhưng việc xác định ranh giới hồ tới giờ phút này lại rất mông lung. Ngay cả với một việc diễn ra nhức nhối trước mắt, nhiều người quan tâm là diện tích hồ Đại Lải bị Công ty TNHH Đại Lải đổ đất lấp là bao nhiêu vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. PV đã đặt câu hỏi này với đại diện Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Phúc Yên nhưng không ai trả lời được. Lý do được đưa ra là nhiều mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (được cắm trong các năm 1995 và 2019 đã bị thất lạc).

 

nguồn: Baogiaothong

0

Bình luận

Chung cư Hà Nội tăng vọt, mua ngay hay chờ sóng tiếp theo?

Giá chung cư Hà Nội đang khiến nhiều người bất ngờ khi liên tục tăng mạnh chỉ trong vòng một tháng, có những căn hộ 2 phòng ngủ tăng đến 350 triệu đồng, đẩy mặt bằng giá chuyển nhượng trung bình lên tới 6,5–6,7 tỷ đồng/căn. Xem thêm
Chung cư Hà Nội tăng vọt, mua ngay hay chờ sóng tiếp theo? - 1

Vận khí của một gia đình có đi lên được hay không, chỉ cần quan sát những chi tiết nhỏ trong chính ngôi nhà của họ!

Sự giàu có, may mắn và hạnh phúc của một gia đình đôi khi không phải do trời định mà đến từ "khí" trong ngôi nhà. Đây là 8 dấu hiệu cho thấy nhà bạn đang hút tài hút lộc, khí vận hanh thông. Xem thêm
Vận khí của một gia đình có đi lên được hay không, chỉ cần quan sát những chi tiết nhỏ trong chính ngôi nhà của họ! - 1

Giá căn hộ đang quá cao

Với giá căn hộ Hà Nội-Saigon càng lúc càng ngáo như thế này, chúng ta chuẩn bị cho 1 thế hệ thanh niên không khác mấy kịch bản Hồng tỉ bên Nam Kinh: trọ trong những căn phòng chật hẹp, cuộc đời bị bóp chẹt mọi giấc mơ, không còn khả năng lập gia đình, không có lựa chọn cho nhu cầu tình cảm-tình dục, đổ vỡ nội tại sẽ dẫn đến các hành vi mang tính nổi loạn-bất thường hay biến thái... Xem thêm

Giá căn hộ trung bình ở Nam Kinh tầm 70tr/m2, với thu nhập trung bình gấp đôi Hà Nội. Nêu ra cho tiện so sánh...

Có khá nhiều bạn trẻ nói với mình, tụi em làm cho các tập đoàn quốc tế đây, mà còn không thấy khả năng sẽ mua được nhà. Câu chuyện này tôi nghe được khi giá căn hộ tầm 50-60tr/m2. Hàng tháng lương các bạn trẻ bị bào hết 40% cho thuê nhà. Nay lương không tăng mà giá căn hộ x2 kiểu này thì đúng là vô phương.

1 thế hệ không còn khả năng mua nhà thì cầm chắc họ sẽ không lập gia đình-sinh đẻ. Không yên gia thì già hóa dân số là chuyện đương nhiên...

Không có chính sách tốt với bất động sản sẽ dẫn đến vô số đổ vỡ về kinh tế-xã hội.

Nguồn: Son Dang

Giá căn hộ đang quá cao - 1

Đề xuất bỏ công chứng giao dịch tặng, cho bất động sản

Một đề xuất đang gây nhiều chú ý trong giới đầu tư bất động sản: UBND TP Hà Nội xem xét cho phép thí điểm bỏ công chứng và chứng thực trong các giao dịch tặng, cho bất động sản giữa cá nhân với cá nhân trong các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố. Xem thêm
Đề xuất bỏ công chứng giao dịch tặng, cho bất động sản - 1

Người Hà Nội mua nhà vẫn đông, nhưng “đầu óc tỉnh táo” hơn xưa!

Thị trường bất động sản Hà Nội thời gian gần đây chứng kiến một sự thay đổi đáng chú ý: người mua vẫn rất đông, vẫn tha thiết có một chốn an cư, nhưng không còn là những cuộc “xuống tiền theo cảm xúc” như trước kia. Bây giờ, ai cũng trở nên cẩn trọng, tỉnh táo và… tính toán như làm một bài toán thi đại học môn Toán kết hợp với Kinh tế học! Xem thêm
Người Hà Nội mua nhà vẫn đông, nhưng “đầu óc tỉnh táo” hơn xưa! - 1

Giá chung cư Bình Dương (cũ)đang khá mềm 40-50 triệu/m2, nhưng sau khi sáp nhập vào TP.HCM, chắc chắn mức giá này sẽ không còn

Cách đây khoảng 5 năm, thị trường bất động sản Bình Dương (cũ) bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các dự án nhà ở, chung cư. Xem thêm
Giá chung cư Bình Dương (cũ)đang khá mềm 40-50 triệu/m2, nhưng sau khi sáp nhập vào TP.HCM, chắc chắn mức giá này sẽ không còn - 1

Sun Elite Night: Trải nghiệm chất sống thượng lưu giữa miền di sản

“Sun Elite Night – Tinh hoa giữa miền di sản”, sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức ngày 9/7 vừa qua đã đánh dấu màn ra mắt ấn tượng của đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City trong không gian đậm tính nghệ thuật và tinh thần thượng lưu, quy tụ giới tinh hoa. Xem thêm
Sun Elite Night: Trải nghiệm chất sống thượng lưu giữa miền di sản - 1

Sun Group ra mắt đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City quy mô 324 ha tại trung tâm Bãi Cháy

Tháng 7/2025, Tập đoàn Sun Group chính thức giới thiệu quần thể đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City, tọa lạc tại trung tâm Bãi Cháy. Với quy mô lên đến 324 ha, đa dạng trải nghiệm cùng vị trí đắc địa bên vịnh di sản, Sun Elite City được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới của Quảng Ninh, góp phần nâng tầm diện mạo Bãi Cháy trong kỷ nguyên phát triển mới. Xem thêm
Sun Group ra mắt đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City quy mô 324 ha tại trung tâm Bãi Cháy - 1

Đô thị Sun Group Nam Hà Nội tăng tốc: Những cư dân đầu tiên sắp nhận nhà

Nhịp sống đô thị tại Sun Urban City đang dần hình thành khi các hạng mục bất động sản tăng tốc hoàn thiện, sẵn sàng bàn giao cho những cư dân đầu tiên. Xem thêm
Đô thị Sun Group Nam Hà Nội tăng tốc: Những cư dân đầu tiên sắp nhận nhà - 1

Tháp Blanca Vũng Tàu: Đánh thức di sản văn hóa, kiến tạo bức tranh đô thị du lịch tầm cỡ

Lấy cảm hứng từ di sản hàng hải Đông - Tây nơi “Mũi đất Thánh Jacques”, kết tinh trong thiết kế đẳng cấp của Aedas, các tòa tháp Blanca tại dự án Sun Group Vũng Tàu được ví như cánh buồm dẫn dắt phố biển bước sang một kỷ nguyên mới - nơi quá khứ hào hùng gặp gỡ tương lai phồn vinh. Xem thêm
Tháp Blanca Vũng Tàu: Đánh thức di sản văn hóa, kiến tạo bức tranh đô thị du lịch tầm cỡ - 1

Hoàng Quân đóng cửa 5 chi nhánh tại TP.HCM: Tái cấu trúc để sống còn, hay tín hiệu của sức ép tài chính?

Trong khi thị trường bất động sản vẫn còn nhiều điểm nghẽn về thanh khoản, nguồn vốn và pháp lý, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC), một cái tên từng gắn liền với phân khúc nhà ở xã hội tại phía Nam đang cho thấy những chuyển động đáng chú ý. Xem thêm
Hoàng Quân đóng cửa 5 chi nhánh tại TP.HCM: Tái cấu trúc để sống còn, hay tín hiệu của sức ép tài chính?  - 1

Bong bóng bất động sản 20 năm mà nổ thì như thế này …!

Đây là góc nhìn tổng thể giúp bạn hiểu rõ thực trạng bất động sản Trung Quốc qua 5 câu chuyện : Xem thêm
Bong bóng bất động sản 20 năm mà nổ thì như thế này …!  - 1

🏙️ TP.HCM chính thức “mở cửa” 17 dự án nhà ở cho người nước ngoài mua nhà

Thị trường bất động sản TP.HCM vừa đón nhận một thông tin tích cực dành cho cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. UBND TP.HCM đã chính thức công bố danh sách 17 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện để người nước ngoài được mua, sở hữu theo đúng quy định của Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 95/2024/NĐ-CP. Xem thêm
🏙️ TP.HCM chính thức “mở cửa” 17 dự án nhà ở cho người nước ngoài mua nhà  - 1

Những con số “vui” từ bất động sản Hà Nội & TP.HCM quý 2/2025

Báo cáo mới nhất từ Savills Việt Nam (quý II/2025) đã hé lộ nhiều chuyển động đáng chú ý trong thị trường bất động sản tại hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Dù chưa thật sự bùng nổ, nhưng từng phân khúc đang cho thấy tín hiệu phục hồi rõ rệt với những "điểm sáng" riêng biệt tại Hà Nội và TP.HCM. Xem thêm
Những con số “vui” từ bất động sản Hà Nội & TP.HCM quý 2/2025  - 1

Bất động sản đôi khi không cần ai “thổi giá”. Chỉ cần vài người chịu chơi… và một người chịu mua...

Tuấn – bạn đại học cũ của tôi vốn là dân công nghệ thông tin, hiền lành và ít nói. Ấy vậy mà sau vài lần nghe người quen rỉ tai chuyện đầu tư đất vùng ven “ăn chắc thắng lớn”, cậu ta bỏ luôn việc đang làm để về tỉnh “nuôi đất”. Xem thêm
Bất động sản đôi khi không cần ai “thổi giá”. Chỉ cần vài người chịu chơi… và một người chịu mua... - 1

Bất động sản đối mặt với nguy cơ dư thừa nhưng giá vẫn cao chót vót

Dù nguy cơ dư thừa cao trong thời gian tới, nhưng bất động sản vẫn cao chót vót. Xem thêm
Bất động sản đối mặt với nguy cơ dư thừa nhưng giá vẫn cao chót vót  - 1

Bất động sản không có "cửa" giảm giá trong 2 năm tới

Trong một bối cảnh thị trường nhiều biến động, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng – đã đưa ra nhận định đầy sức nặng: Bất động sản sẽ không giảm giá trong ít nhất 2 năm tới. Xem thêm
Bất động sản không có "cửa" giảm giá trong 2 năm tới - 1

Giá căn hộ Hà Nội lập đỉnh: 79 triệu/m2: Chạm trần mà vẫn chưa thấy... nóc!

Nếu ai đó từng bảo “Hà Nội đất chật người đông, chung cư là giải pháp vừa túi tiền”, thì cái túi ấy giờ phải là hàng hiệu, size XXL và có khả năng co giãn như ví của đại gia mất 😅 Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lập đỉnh: 79 triệu/m2: Chạm trần mà vẫn chưa thấy... nóc! - 1

Chủ đầu tư livestream bán nhà: Chiêu trò PR, trò vui giải trí hay cuộc cách mạng bất động sản

Một tối đẹp trời giữa tháng 6, trong khi người ta đang say sưa coi phim, coi đá bóng, thì cộng đồng bất động sản lại “dậy sóng” vì một buổi… bán nhà online. Xem thêm
Chủ đầu tư livestream bán nhà: Chiêu trò PR, trò vui giải trí hay cuộc cách mạng bất động sản - 1

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long: Bức tranh doanh nghiệp sau lệnh cưỡng chế thuế

Từ một cái tên còn ít được biết đến trên thị trường bất động sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long (MST: 0109534553) đang dần gây chú ý không chỉ bởi chiến lược mở rộng táo bạo mà còn vì những dấu hiệu cảnh báo về khả năng kiểm soát dòng tiền, mới nhất là quyết định cưỡng chế thuế do Chi cục Thuế cơ sở số 8 TP Hà Nội ban hành. Xem thêm
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long: Bức tranh doanh nghiệp sau lệnh cưỡng chế thuế  - 1

Năm 2022, ai nghĩ giá căn hộ sẽ tăng gấp ba như bây giờ?

Một câu đùa cợt đầy chua chát, nhưng là sự thật đau lòng đang định hình lại toàn bộ thị trường nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội. Xem thêm
Năm 2022, ai nghĩ giá căn hộ sẽ tăng gấp ba như bây giờ?  - 1

Có 10 tỷ mà mãi vẫn không dám mua nhà

Khi đọc bài này, tôi liên tưởng đến câu "người giàu cũng khóc". Thì ra không chỉ người nghèo mới luẩn quẩn trong vòng xoáy mua nhà. Xem thêm
Có 10 tỷ mà mãi vẫn không dám mua nhà - 1

Giá chung cư Hà Nội bứt tốc áp sát TP.HCM

Giá chung cư tại Hà Nội đang leo thang với tốc độ khiến không ít người mua nhà “hụt hơi”, còn giới đầu tư thì bắt đầu gật gù thừa nhận: “Thị trường Thủ đô bây giờ không còn là vùng trũng giá bất động sản nữa”. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội bứt tốc áp sát TP.HCM - 1

Thị trường bất động sản HCM tái định vị giá từ “đơn cực" sang "đa cực"

Trong suốt nhiều năm vừa qua, thị trường BĐS Tp.HCM vẫn vận hành theo cấu trúc “đơn cực" với trung tâm CBD truyền thống là các quận 1,3,5 nơi tập trung các cơ quan hành chính, tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp và các khu dân cư lâu đời. Xem thêm
Thị trường bất động sản HCM tái định vị giá từ “đơn cực" sang "đa cực" - 1

Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn

Là dự án có sức hút đặc biệt tại Đà Nẵng năm 2025, The Legend Danang kế bên cầu Rồng đang tạo ra “làn sóng” săn tìm không gian sống mang tính biểu tượng với chính sách Early Bird hấp dẫn. Xem thêm
Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn - 1

Sống như nghỉ dưỡng giữa trung tâm Đà Nẵng: “Đặc quyền” tại Sun Solar Residence

Thức dậy đón ánh nắng sớm mai bên khung cửa view sông Hàn, tận hưởng bầu khí quyển trong lành, luyện tập thể thao từ phòng gym cho đến bể bơi vô cực trong tòa tháp, trải nghiệm dịch vụ, mua sắm ngay khối đế... Không cần phải đi xa, tòa tháp Sun Solar Residence mang đến không gian sống chuẩn VVIP, đầy đủ tiện ích mà giới tinh hoa luôn khao khát, ngay giữa lõi trung tâm thành phố Đà Nẵng. Xem thêm
Sống như nghỉ dưỡng giữa trung tâm Đà Nẵng: “Đặc quyền” tại Sun Solar Residence - 1

Gánh nợ 40 năm chỉ để có một căn nhà: Liệu có đáng?

Gần đây, các ngân hàng rầm rộ tung ra gói vay mua nhà dành cho người trẻ, lãi suất ưu đãi và thời hạn vay lên đến... 40 năm. Nghe thì hấp dẫn, nhưng không ít người lại chùn bước, nhất là khi tính ra có thể “cõng nợ” đến tận tuổi về hưu. Xem thêm
Gánh nợ 40 năm chỉ để có một căn nhà: Liệu có đáng? - 1

Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm

Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm Xem thêm
Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết