- Căn hộ 69m² ở quận 11, xây từ 2016, hiện rao bán 2,8 tỷ đồng (~40 triệu đồng/m²), tăng gần 1 tỷ đồng so với 2020. (Thời điểm mới ra mắt (năm 2016), giá chung cư tại đây chỉ khoảng 14-16 triệu đồng mỗi m2.)
- Căn 60m² tại Topaz Home (Q.12) từng có giá chỉ 900 triệu – nay lên 2,1 tỷ đồng (~35 triệu/m²).
Nhiều dự án khác như HQC Bình Trưng Đông, Vĩnh Lộc D’Gold, hay chung cư Phan Văn Hớn… cũng đều tăng giá mạnh theo thời gian.
+ Dự án nhà ở xã hội HQC Bình Trưng Đông (quận 2 cũ nay thuộc TP Thủ Đức) mở bán năm 2017 với giá 18-22 triệu đồng một m2. Sau khi bàn giao năm 2022, giá sang tay thứ cấp tăng lên gần 30 triệu đồng một m2. Đến nay, các căn hộ tại đây có giá từ 33-36 triệu đồng mỗi m2.
+ Chung cư Vĩnh Lộc D'Gold năm 2017 có giá 16 triệu đồng mỗi m2, nay rao bán 24-26 triệu đồng....
+ Dự án nhà ở xã hội tọa lạc trên đường Phan Văn Hớn (quận 12) triển khai từ năm 2016 với giá 14,5 triệu đồng một m2. Giai đoạn 2021-2022, các căn hộ này sang tay với giá 27-29 triệu đồng một m2 và hiện có giá khoảng 33,5 triệu đồng mỗi m2.
📈 Nguyên nhân nhà ở xã hội lại tăng mạnh được cho là do nguồn cung khan hiếm.
Báo cáo từ Sở Xây dựng TP HCM cho thấy từ năm 2021 đến nay, thành phố đưa vào sử dụng 6 dự án nhà ở xã hội với quy mô 2.700 căn hộ, hiện chỉ có 4 dự án đang thi công với khoảng 3.000 căn. Về phía nhà ở thương mại, năm 2024, TP HCM chỉ có 6 dự án đủ điều kiện huy động vốn, với 3.845 sản phẩm (3.801 căn chung cư và 44 căn nhà thấp tầng).
=> Quá ít so với nhu cầu.
Hơn nữa, chi phí xây dựng tăng 30-50%, đẩy giá mở bán nhà ở xã hội mới lên 20-30 triệu/m². Kết quả: Nhà ở xã hội trở thành “vùng trũng giá” hấp dẫn đầu cơ, vừa túi tiền hơn nhà thương mại, lại có biên lợi nhuận cao khi sang tay.
Chuyên gia Lê Quốc Kiên cảnh báo:
“Nhà ở xã hội đang bị lạm dụng sai mục đích – biến thành công cụ đầu tư kiếm lời thay vì phục vụ người thu nhập thấp.”
- Sau 5 năm hết thời hạn ràng buộc, nhiều người bán ra với lợi nhuận gấp đôi, gấp ba, tạo sự bất công cho những người mua sau.
- Nếu không siết lại, nguồn lực xã hội sẽ bị một nhóm người hưởng lợi không đúng.
- Người thu nhập thấp vẫn phải mua sang tay giá cao
🛑 Giải pháp nào để nhà ở xã hội không bị “thổi bay” giá?
- Chỉ cho phép người đủ điều kiện mới được mua lại nhà ở xã hội.
- Kiểm soát trần giá sang tay, chỉ cho phép tăng tối đa 20% sau mỗi 5 năm để bù trượt giá.
- Không để thị trường “tự do” thao túng loại hình vốn được trợ giá, miễn tiền sử dụng đất.