Vậy cơ sở của những cơn “sốt cấp tính” này là gì? Hay chỉ “sốt mồm” như ai đó phát biểu. Dưới đây là vài lý do mà theo thiển nghĩ của người viết chính là thủ phạm của cơn điên loạn vừa qua.
Thứ nhất, 2 năm liền (2020-2021) dòng vốn tín dụng dồn vào kênh đầu cơ, đầu tư thay vì đi vào sản xuất. So sánh chỉ số Tăng trưởng tín dụng (TD) và GDP giữa 2 giai đoạn 2018-2019 và 2020-2021 sẽ thấy rõ điều này. Cụ thể, TD năm 2018 và 2019 lần lượt là 13,3% và 13,65%, GDP đạt được 7.08% và 7.02% trong khi đó TD giai đoạn 2020 và 2021 là 12,13% và 14,5% nhưng GDP chỉ đạt 2,91% cho năm 2020 và 2,58% năm 2021.
Như vậy có nghĩa hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh trong 2 năm Covid chỉ đạt khoảng 50% so với 2 năm liền kề trước đó. Ngoài ra, điều đó đồng nghĩa trong 2 năm 2020-2021 có một lượng TD khoảng 13% đã “trú ẩn” không đi vào SX-KD.
Thứ hai, kênh huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nở rộ. Có thế nói TPDN đã rất thành công với vai trò là kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, chia lửa với kênh tín dụng. Để tiện tưởng tượng về quy mô và ảnh hưởng của kênh dẫn vốn này trong 2 năm qua, lấy giá trị gói kích thích kinh tế 348.000 tỷ mà QH đang thảo luận: năm 2020 tổng giá trị TPDN 10 tháng đầu năm là 350.000 tỷ hay năm 2021 dù bị thắt chặt nhưng lượng TPDN cũng bằng 86% gói kích thích kinh tế với giá trị 301.000 tỷ đồng.
Ngoài 2 nguyên nhân chính và cơ bản nêu trên; việc lãi suất huy động duy trì ở mức thấp trong thời gian dài và kỳ vọng gói kích thích kinh tế giá trị lên tới 800 tỷ đã kích động … được coi là những kho thuốc nổ lớn… kết hợp với sự châm ngòi, kích nổ những chiến dịch PR không biết mệt mỏi thông qua các hội thảo, tọa đàm…được tài trợ bởi các CĐT, và đội ngũ sale BĐS có mặt khắp nơi, bất kể thời gian đã “bùm” kích nổ tạo nên những cơn sốt thật- ảo lẫn lộn rải rác khắp nơi trong suối năm qua.
Mời các bạn đón xem:
Series: "BĐS 2022 thăng hoa? "
Bài 2: “Liệu BĐS 2022 có tiếp tục thăng hoa ?”
NẾU BẠN SỬ DỤNG SHARE, LẤY LẠI VUI LÒNG GHI RÕ NGUỒN: "THEO DIỄN ĐÀN NGƯỜI MUA NHÀ - HTTP://NGUOIMUANHA.VN" |