Thực tế thị trường cho thấy, bất động sản đang chứng kiến một làn sóng dịch chuyển rõ rệt – từ trung tâm ra vùng ven.
Trong khi các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đang có dấu hiệu chững lại vì giá đất cao, nguồn cung hạn chế, và siết tín dụng, thì các khu vực vùng ven, đô thị vệ tinh lại âm thầm “nổi sóng” nhờ quỹ đất rộng, giá cả hợp lý và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Trên group mình thấy mn quan tâm đến BĐS vùng ven rất nhiều.
Điểm nóng đầu tư mới đang gọi tên:
- Phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc, Thạch Thất, Xuân Mai): hưởng lợi từ tuyến vành đai 4 và quy hoạch thành phố vệ tinh.
- Đông Anh – Gia Lâm: hạ tầng kết nối ngày càng rõ nét, đón đầu làn sóng lên quận.
- Bình Dương, Long An, Đồng Nai: hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng dịch chuyển công nghiệp, dân cư.
- Nha Trang, Quy Nhơn, Bình Định…: bất động sản nghỉ dưỡng và khu đô thị mới tiếp tục thu hút nhờ tiềm năng phát triển du lịch.
Vì sao người mua nhà, nhà đầu tư đang “chọn vùng ven”?
- Quỹ đất tại khu vực nội đô đang dần thu hẹp, ngay cả các khu vực giáp Vành đai 2 và Vành đai 3 cũng gần như không còn quỹ đất để phát triển thêm dự án.
=> Vùng ven vẫn còn quỹ đất sạch, dễ phát triển.
- Đang được đẩy mạnh đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng giao thông, kỹ thuật và tiện ích xã hội tại các đô thị vùng ven.
Ví dụ như ở Hà Nội, ba khu vực chính được chú trọng phát triển bao gồm phía Tây và Nam, phía Đông và phía Bắc sông Hồng được quy hoạch bài bản theo chức năng đặc thù và đều được phát triển theo mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị theo hướng phát triển giao thông công cộng).
-> Sự đầu tư hạ tầng này lại được liên kết chặt chẽ với mạng lưới giao thông đô thị hiện đại bao gồm kết cấu vành đai hướng tâm và các tuyến metro. Đặc biệt, việc triển khai các tuyến đường Vành đai 3,5 hay Vành đai 4 sẽ đóng vai trò huyết mạch, kết nối thuận tiện từ khu vực vùng về khu vực trung tâm.
=> Thúc đẩy nhu cầu mua nhà bởi hạ tầng và giao thông đều thuận tiện.
- Biên độ lợi nhuận còn lớn
- Tâm lý người dân ngày càng thích sống xa trung tâm, không khí trong lành, tiện ích đầy đủ
Không phải “vùng ven nào cũng vàng”, hãy tỉnh táo
- Kiểm tra kỹ pháp lý, tránh “dự án ma”
- Ưu tiên những khu vực đã có quy hoạch rõ ràng, hạ tầng hiện hữu hoặc đang triển khai thực tế
- Ngoài ra, các dự án ở vùng ven thường có tốc độ triển khai hạ tầng có thể chậm, chi phí đầu tư lớn có thể đẩy giá lên cao quá giá trị thực. Đặc biệt, tình trạng “thổi giá theo quy hoạch” có thể tạo ra bong bóng.
=> Cân nhắc kỹ các yếu tố về tiến độ hạ tầng, năng lực và uy tín của chủ đầu tư và tính minh bạch về pháp lý dự án để giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn các dự án nhà ở gắn liền với phát triển hạ tầng mới.
- Nên chọn nơi có dòng tiền thực, nhu cầu ở thật để đảm bảo tính thanh khoản
Ở góc độ cá nhân, mình thấy xu hướng “bỏ phố về ven” đang mở ra một chương mới cho thị trường Bất động sản Hà Nội. Không còn là sự lựa chọn “bất đắc dĩ”, đây đang là bước đi chiến lược của nhiều người mua thông minh – vừa tận dụng được lợi thế giá, vừa đón đầu hạ tầng tương lai. Và rất có thể, vài năm tới, vùng ven sẽ không còn là… “vùng xa”.