Trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2025, thị trường bất động sản công nghiệp và hậu cần vẫn tiếp tục là điểm sáng của thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đứng đầu về số lượng giao dịch. Việc tăng giá thuê cao cũng như nguồn cung ổn định từ nhiều dự án khu công nghiệp đã được phê duyệt và triển khai trên cả nước, cùng với việc tăng giá thuê trung bình khoảng 2-5% hàng quý cho năm 2024 tại các thị trường trong điểm.
Xu hướng này chủ yếu đến từ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành sản xuất, đặc biệt là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Đến tháng 11/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 31,38 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Niềm tin từ các doanh nghiệp FDI cũng tăng cao, với tổng vốn FDI thực hiện đạt 21,68 tỷ USD tại Việt Nam vào 11 tháng năm 2024, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam dần trở thành trung tâm sản xuất, đóng gói và cung ứng cho nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư ổn định và chi phí sản xuất hấp dẫn. Các nỗ lực cải thiện khung pháp lý bất động sản và hạ tầng cũng giúp thị trường ngày càng hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế.
Do đó, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ tiếp tục là điểm sáng, mở ra cơ hội đầu tư lớn và tiềm năng sinh lời cao cho các nhà đầu tư bất động sản, phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, khu vực dịch vụ hỗ trợ và thương mại tại các khu vực này.