Theo Điểm d, Khoản 1, Điều 89 – Luật Nhà ở 2023, người mua nhà ở xã hội chỉ được phép chuyển nhượng, bán lại sau khi đã đủ 5 năm kể từ ngày hoàn tất thanh toán toàn bộ giá trị căn hộ.
❗ Hậu quả khi bán nhà ở xã hội trước thời hạn:
- Bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành
- Bị buộc hoàn trả lại căn nhà cho cơ quan quản lý
- Không được hoàn lại số tiền đã thanh toán
- Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng
✅ Khuyến nghị dành cho người dân:
- Không thực hiện giao dịch mua bán, sang nhượng nhà ở xã hội khi chưa đủ điều kiện theo luật định
- Người bán: Đừng vì lợi nhuận ngắn hạn mà đánh đổi cả tài sản – và thậm chí là cả danh tiếng pháp lý của mình.
- Người mua: Cần xác minh rõ tình trạng pháp lý của căn nhà ở xã hội, tránh trở thành nạn nhân trong một giao dịch không hợp pháp.
=) Nếu có nhu cầu chuyển nhượng sớm, cần liên hệ cơ quan chức năng để được hướng dẫn hợp pháp
==) Cơ quan quản lý: Cần đẩy mạnh truyền thông, tăng cường giám sát để tránh tình trạng "lách luật" ngày càng tinh vi.
🔍 ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN:
Luật Nhà ở đã đưa ra quy định rất rõ ràng, và mục tiêu không phải để làm khó người dân – mà để đảm bảo rằng nhà ở xã hội đến đúng đối tượng, và không trở thành công cụ đầu cơ hay trục lợi.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay không ít người vẫn tìm cách lách luật thông qua các hình thức như “hợp đồng ủy quyền”, “giao dịch ngầm”, gây rủi ro pháp lý cực lớn cho cả hai bên. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của chính sách an sinh, mà còn tạo ra thị trường giao dịch thiếu minh bạch.
👉 Thông điệp rõ ràng là: Nếu bạn sở hữu nhà ở xã hội – hãy trân trọng và sử dụng đúng mục đích. Nếu muốn bán – hãy chờ đến khi đủ điều kiện. Đó là cách an toàn, hợp pháp và cũng là hành động có trách nhiệm với xã hội.