Lê Bảo Long - Giám đốc Marketing PropertyGuru Việt Nam

Lê Bảo Long - Giám đốc Marketing PropertyGuru Việt Nam

Thị trường bất động sản trước và sau khi Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội

Trong bối cảnh cả nước Việt Nam đang thảo luận sôi nổi về đợt sáp nhập hành chính mới nhất chuẩn bị diễn ra tới đây nhằm tối ưu hóa quản lý và phát triển đô thị, câu chuyện sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội năm 2008 vẫn là một dấu mốc quan trọng đáng để nhìn lại. Đây không chỉ là một sự kiện thay đổi bản đồ hành chính, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thủ đô.

Thị trường bất động sản trước và sau khi Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội - 1

BỐI CẢNH SÁP NHẬP HÀ TÂY - HÀ NỘI

Ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây chính thức sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội. Đây được coi là một trong những quyết định đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử hành chính Việt Nam. Sự kiện này không chỉ làm thay đổi địa giới hành chính mà còn tác động mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội, đặc biệt là thị trường bất động sản.

Trước khi sáp nhập, Hà Tây là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, có diện tích 2.193 km², dân số khoảng 2,5 triệu người (2008). Hà Tây giáp ranh với các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tỉnh gồm 14 đơn vị hành chính: thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông), thị xã Sơn Tây (nay là thị xã Sơn Tây), cùng 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa. Trong đó, Hà Đông là trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh. 

Thị trường bất động sản trước và sau khi Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội được đánh dấu bằng hai cơn sốt giá lần lượt là giai đoạn 2007-2008 và 2009-2010. Tuy có mức độ thăng trầm khác nhau song trong "bản đồ" của cơn sốt đó, có những dự án được điểm danh nhiều lần, được coi là “hàng nóng” như liền kề Khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Splendora Bắc An Khánh, Nam An Khánh, HUD Vân Canh, Khu đô thị Vườn Cam...

Điển hình nhất là dự án KĐT Geleximco Lê Trọng Tấn, từ mức giá gốc từ 15-20 triệu đồng, chỉ trong một năm có nơi chạm ngưỡng 140 triệu đồng mỗi m2, trong khi dự án mới giải phóng xong mặt bằng, chưa làm hạ tầng l

Tại thời điểm đó, thị trường nhà đất gần như đóng băng, giá giảm, giao dịch gần như ế ẩm… Hà Tây lại khác hoàn toàn khi nghe thông tin Hà Tây sắp sáp nhập: giá đất cứ tăng vùn vụt đến chóng mặt, nhiều hợp đồng bị hủy bỏ vì giá liên tục thay đổi. Nhiều chủ đầu cơ còn đua nhau “ôm” hàng mẫu đất ở tận Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ…

Thông tin sáp nhập Hà Tây - Hà Nội khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô mua đất với kỳ vọng giá sẽ tăng mạnh. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến hiện tượng sốt đất ảo và bong bóng bất động sản. Những năm 2007, 2008 khi tỉnh Hà Tây bắt đầu có những thông tin sáp nhập vào Hà Nội, giá đất tại các khu vực từ trung tâm của tỉnh Hà Tây là thành phố Hà Đông rồi đến khu vực ngoại thành các xã vùng xa giá đất đều tăng 2-3 lần. Thị trường bất động sản khu vực Hà Nội với tâm lý đám đông cũng tăng giá ở mọi khu vực, mọi nơi. Sau đó chỉ nửa năm sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội (ngày 1/8/2008) giá đất đi ngang và giảm xuống, tính thanh khoản của thị trường ở mức rất thấp, thị trường bất động sản đóng băng.

Những cơn sốt đất cục bộ như vậy có thể khiến nhiều người mua vào với giá cao nhưng khó bán ra khi thị trường hạ nhiệt. Tình trạng đầu cơ, mua bán theo tâm lý đám đông mà không dựa trên nền tảng phát triển thực sự có thể khiến giá bất động sản rơi vào tình trạng bất ổn.

15 NĂM SAU SÁP NHẬP, HÀ NỘI THAY ĐỔI THẾ NÀO?

1. KINH TẾ

Sau 15 năm sáp nhập, có thể thấy kinh tế Hà Nội phát triển khá rõ ràng. Năm 2007, GRDP Hà Nội đạt 261.517 nghìn tỷ VNĐ, trong đó GRDP Hà Tây chỉ đạt khoảng 19.8 nghìn tỷ VNĐ. Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội + Hà Tây cũ 2007 tăng lên từ 281.317 nghìn tỷ VND lên 1196 nghìn tỷ VND (trung bình 21,7%/năm). Tổng vốn đầu tư phát triển gia tăng gấp 10 lần (từ 47 nghìn tỷ đến 468 nghìn tỷ). 

Năm 2007, dân số Hà Nội lúc đó là 3.398.889 người và dân số Hà Tây là 2.568.007 người. Có thể nói, trước khi sáp nhập, dân số Hà Tây bằng ⅔ dân số của Hà Nội, tuy nhiên GRDP Hà Nội lúc đó gấp gần 13 lần so với Hà Tây. Sau khi sáp nhập, không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng kinh tế cũng gia tăng khi tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân trên đầu người gia tăng gần gấp đôi (từ 47tr/người lên 142tr/người). Có thể khẳng định sau khi sáp nhập, kinh tế Hà Nội vẫn phát triển và ổn định.

2. DÂN SỐ

Có thể thấy Hà Đông có % gia tăng dân số nhiều nhất, tăng 64,12% so với năm 2009. Đây là khu vực điển hình khi sáp nhập vào Hà Nội có sự gia tăng dân số đáng kể so với các quận/huyện khác.

Ngoài ra, các huyện khác của Hà Tây cũ đều có sự gia tăng dân số, điển hình với 2 huyện Hoài Đức và Đan Phượng với tỷ lệ gia tăng dân số trên 30%. Sự gia tăng dân số mạnh mẽ tại các khu vực như Hà Đông, Hoài Đức và Đan Phượng phản ánh rõ xu hướng đô thị hóa nhanh chóng sau khi sáp nhập vào Hà Nội của tỉnh Hà Tây cũ.

3. HẠ TẦNG

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, từ một thành phố với dân số và diện tích vừa phải, tới nay Hà Nội đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành Thủ đô lớn thứ 17 thế giới với diện tích hơn 3.300km2, mức dân số lên tới hơn 8,5 triệu người cùng nhiều bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt phải kể đến công tác phát triển hạ tầng. 

Hạ tầng giao thông của Hà Nội sau khi mở rộng đã hình thành rõ nét các khu vực hạ tầng, tạo động lực cho các trục phát triển chính của thành phố. Những tuyến đường vành đai như Vành đai 3, Vành đai 4 không chỉ giúp kết nối nội đô với khu vực mở rộng, mà còn thúc đẩy các khu vực đầu tăng trưởng mới như Hoài Đức, Đông Anh, Hoà Lạc phát triển mạnh mẽ.

Các trục giao thông huyết mạch như Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32, đường Võ Nguyên Giáp, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các đô thị vệ tinh với khu trung tâm, giảm áp lực lên khu vực lõi đô thị, đồng thời thúc đẩy sự lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Theo định hướng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, thành phố sẽ phát triển theo mô hình đa trung tâm, tức là không chỉ tập trung vào khu vực nội đô mà còn hình thành nhiều trung tâm kinh tế, đô thị vệ tinh. 

Sau hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, Hà Nội vẫn phát triển theo mô hình tập trung – lan tỏa, trong đó khu vực nội đô và các vùng cận trung tâm tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa. Các dự án hạ tầng quan trọng như đường Vành đai 3, Đại lộ Thăng Long, đường Võ Nguyên Giáp và cầu Nhật Tân đã giúp mở rộng không gian phát triển từ khu vực trung tâm ra các quận ngoại vi như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Long Biên.

Tuy nhiên, dù Hà Nội đã đặt ra mục tiêu phát triển theo mô hình đa trung tâm, quá trình mở rộng thực tế vẫn diễn ra không đồng đều. Các khu đô thị vệ tinh như Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên và Sóc Sơn dù được quy hoạch từ sớm nhưng chưa thực sự trở thành những hạt nhân tăng trưởng mạnh mẽ, phần lớn vẫn trong giai đoạn quy hoạch và triển khai chậm.

Trên đây là câu chuyện sáp nhập Hà Tây - Hà Nội. Một hành trình dài 15 năm với cả những cơ hội và thử thách. Có những sự phát triển vượt bậc nhưng cũng có những mục tiêu mới chỉ “nằm trên giấy”. Theo các bạn, cuộc đại sáp nhập sắp tới của nước ta sẽ diễn ra như thế nào?

0

Bình luận

Sara Dragan và Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội thăng hoa trong đêm nhạc Tchaikovsky

Với kỹ thuật điêu luyện và cảm xúc tràn đầy, nghệ sĩ violin Sara Dragan cùng Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội và nhạc trưởng Orhan Salliel đã mang đến một hành trình âm nhạc lắng đọng và mãnh liệt, tôn vinh vẻ đẹp trường tồn của âm nhạc Tchaikovsky. Xem thêm
Sara Dragan và Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội thăng hoa trong đêm nhạc Tchaikovsky - 1

Sun Group khai trương Sun Gallery Cat Ba tại Cát Hải, Hải Phòng

Nhằm đưa dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island đến gần hơn với công chúng và giới đầu tư, ngày 18/4, Sun Group đã khai trương Văn phòng bán hàng và trưng bày Sun Gallery Cat Ba với những điểm nhấn thiết kế độc đáo. Xem thêm
Sun Group khai trương Sun Gallery Cat Ba tại Cát Hải, Hải Phòng - 1

Xây nhà cấp 4 hết bao nhiêu tiền?

Mình từng mất kha khá thời gian để tìm câu trả lời cho câu hỏi này khi bắt đầu có ý định xây nhà. Nếu bạn cũng đang băn khoăn như mình hồi đó, thì hi vọng những gì mình chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích được phần nào. Xem thêm
Xây nhà cấp 4 hết bao nhiêu tiền?  - 1

Cha mẹ có thể "quay xe" đòi lại nhà đất sau khi tặng cho con

Ai cũng biết, tặng cho nhà đất cho con chính là biểu tượng của sự tin yêu và hi sinh vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng nếu sau khi “trao chìa khóa” con lại… “đổi màu” thái độ, không giữ lời hứa, thì cha mẹ có thể “quay xe” đòi lại tài sản không? Đọc ngay để khỏi ngỡ ngàng! Xem thêm
Cha mẹ có thể "quay xe" đòi lại nhà đất sau khi tặng cho con - 1

Shophouse Hà Nội trở lại và lợi hại hơn xưa: Giá tăng phi mã

Không phải biệt thự, không phải chung cư – chính shophouse mới là từ khóa đang làm chao đảo thị trường bất động sản Hà Nội đầu năm 2025. Xem thêm
Shophouse Hà Nội trở lại và lợi hại hơn xưa: Giá tăng phi mã - 1

📈 Giá Nhà Trong Tương Lai Chỉ Tăng Không Giảm – Vì Sao Lại Như Vậy?

Giá nhà tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang neo ở mức cao, và theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong tương lai giá nhà chỉ có xu hướng tăng chứ không giảm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Xem thêm
📈 Giá Nhà Trong Tương Lai Chỉ Tăng Không Giảm – Vì Sao Lại Như Vậy?  - 1

Hộ Nghèo Ở Nông Thôn Được Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện Cần Biết Năm 2025

Nhà ở xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn có nơi ở ổn định, an toàn. Từ ngày 1/1/2025, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực, mở rộng thêm quyền lợi cho các nhóm yếu thế, đặc biệt là hộ nghèo tại khu vực nông thôn. Xem thêm
Hộ Nghèo Ở Nông Thôn Được Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện Cần Biết Năm 2025  - 1

Lời khuyên mua đất – Góc nhìn từ hơn 20 năm trước

Tâm lý chung trên thị trường bất động sản từ xưa đến nay vẫn vậy: cứ thấy giá đất tăng là người người đổ xô đi mua. Nhưng ít ai chịu nhìn ra những nơi chưa tăng, những vùng đất còn đang ngủ yên, để tìm cơ hội thực sự. Xem thêm
Lời khuyên mua đất – Góc nhìn từ hơn 20 năm trước  - 1

TP.HCM siết quản lý lưu trú ngắn hạn tại chung cư:Mở ra tranh luận – Có nên đầu tư căn hộ để kinh doanh Airbnb?

Ngày 27/2, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 26 về quản lý và sử dụng nhà chung cư. Một trong những nội dung đáng chú ý là: căn hộ chung cư chỉ được sử dụng đúng mục đích để ở, nghiêm cấm hoạt động lưu trú ngắn hạn như cho thuê theo ngày, giờ – tức loại hình kinh doanh phổ biến qua các nền tảng như Airbnb, Booking.com. Xem thêm
TP.HCM siết quản lý lưu trú ngắn hạn tại chung cư:Mở ra tranh luận – Có nên đầu tư căn hộ để kinh doanh Airbnb?  - 1

🚨 "ĐẤT DỰ ÁN 1/500" LÀ GÌ MÀ AI MUA ĐẤT CŨNG PHẢI BIẾT?

Trên thị trường bất động sản hiện nay, giữa hàng loạt loại hình đất nền, có một thuật ngữ mà bất kỳ ai đang có ý định mua đất, đầu tư hay tích lũy cho tương lai đều nên nắm rõ: đất dự án có quy hoạch chi tiết 1/500. Xem thêm
🚨 "ĐẤT DỰ ÁN 1/500" LÀ GÌ MÀ AI MUA ĐẤT CŨNG PHẢI BIẾT? - 1

The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ, không hợp lý cho khu vực này chút nào…

Hôm nay The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ… mức giá này thế nào?… Xem thêm
The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ, không hợp lý cho khu vực này chút nào…  - 1

Hàng loạt nhà trọ bị đình chỉ - giá phòng trọ sẽ "phát hoả"?

Hà Nội đang mạnh tay với các cơ sở cho thuê trọ, chung cư mini vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC). Xem thêm
Hàng loạt nhà trọ bị đình chỉ - giá phòng trọ sẽ "phát hoả"? - 1

Lương 20 triệu/tháng, không mua được nhà, cũng chẳng dám yêu ai...

Quang Sơn – 29 tuổi, quê Hưng Yên – vào TP.HCM từ năm 18 tuổi, học truyền thông, rồi ra trường đi làm luôn. Gắn bó với thành phố đã hơn 11 năm, Sơn bảo mình chưa từng dám mơ mua nhà. Xem thêm
Lương 20 triệu/tháng, không mua được nhà, cũng chẳng dám yêu ai... - 1

Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh

Sáng ngày 19/4, tại dự án Khu đô thị Hồng Hạc (Hồng Hạc City) thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Lễ ra mắt Hồng Hạc City đã được tổ chức. Sự kiện, thu hút hơn 600 khách tham dự, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kiến tạo một khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Bắc của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng. Xem thêm
Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh  - 1

Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ?

Tại Hà Nội và các vùng phụ cận, “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Xem thêm
Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ? - 1

5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2

Từ quý II - IV/2025, nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thu hồ sơ, mở bán chính thức. Xem thêm
5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2 - 1

Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội

Tại Sun Urban City, sắc xanh không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là lời cam kết của Sun Group trong việc mang đến không gian sống sinh thái, bền vững, trọn vẹn tiện ích, sẵn sàng chào đón những cư dân đầu tiên đến với đô thị nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực phía Nam Hà Nội. Xem thêm
Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội - 1

"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Trong một buổi chiều oi ả ở Chúc Sơn, tôi ngồi thẫn thờ nhìn mảnh đất trị giá 6 tỷ đồng của mình, nơi mà lẽ ra đã là một khoản đầu tư sinh lời hậu hĩnh. Xem thêm
"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư - 1

Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không?

TP.HCM vừa tung chiêu “thăm dò dân tình”, lấy ý kiến xem có nên cho phép mô hình lưu trú ngắn ngày(kiểu Airbnb…) trong chung cư hay không. Lý do? Vì mấy năm nay, chung cư biến thành khách sạn, cư dân thì bức xúc, quản lý thì rối như canh hẹ. Xem thêm
Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không? - 1

Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ tăng 6% so với cuối năm 2024, đạt trung bình từ 3.200-5.200 USD/m2. Đáng chú ý, giá bán thứ cấp của các dự án lớn dọc tuyến metro số 1 tăng mạnh, mức tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro - 1

⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️

Bạn đang sở hữu nhà ở xã hội và muốn sang nhượng lại? Hãy nhớ rõ: KHÔNG được bán khi chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán xong! Xem thêm
⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️  - 1

Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế!

Nghe nói rổ hàng tồn kho thị trường BĐS TP.HCM đang “ế ẩm” hơn cả cơn mưa dầm ngày… Vì giá thì đắt, trong khi vị trí xấu. Xem thêm
Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế! - 1

Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City

Hào hùng nhất là lịch sử, đáng gìn giữ nhất là lớp trầm tích văn hóa màu mỡ hàng thiên niên kỷ của dân tộc và tự hào nhất chính là nguồn cội. Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ Sun Group dành trọn để tôn vinh tất thảy những giá trị trân quý đó như một cách gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới. Xem thêm
Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City - 1

⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA!

Chưa kịp lên kế hoạch nghỉ dưỡng, đã có người “đặt nhầm niềm tin” vào… resort giả! Xem thêm
⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA! - 1

Nhơn Trạch có bị úp Bô không?

Thị trường Nhơn Trạch từng bừng lên cơn sốt đất đầu năm 2025, khi tin đồn sáp nhập TP.HCM khiến nhiều dự án có giá tăng vọt 20%-30%, nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến. Xem thêm
Nhơn Trạch có bị úp Bô không? - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết