D.B.Cooper

D.B.Cooper

Dự án 'treo' sẽ bị thu hồi, không bồi hoàn

Từ 1.8.2024, khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực, những dự án triển khai chậm quá 24 tháng so với tiến độ ghi trong quyết định đầu tư sẽ bị thu hồi mà không được bồi thường.

Thiếu chế tài đối với cán bộ làm chậm dự án

Cụ thể, các trường hợp đất được nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, sẽ bị thu hồi. Trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ, chủ đầu tư được gia hạn không quá 24 tháng và phải nộp bổ sung cho nhà nước khoản tiền tương ứng. Hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì nhà nước thu hồi mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất.

Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM hàng chục năm vẫn chưa xong, gây thất thoát, lãng phí. ĐÌNH SƠN
Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM hàng chục năm vẫn chưa xong, gây thất thoát, lãng phí. ĐÌNH SƠN

Những quy định này buộc doanh nghiệp (DN) phải tính toán thật kỹ trước khi bắt tay vào thực hiện dự án và khắc phục những sự chậm chạp trước đây. Đặc biệt, sẽ chế tài rất mạnh đối với DN, những dự án bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất đai.

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Thắng nhận xét: Những nội dung trên có từ thời luật Đất đai 2003, luật Đất đai 2013 và nay là luật Đất đai 2024. Tuy nhiên luật Đất đai 2024 có những điểm mới hơn là áp dụng chế tài luôn đối với những dự án chuyển mục đích, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong khi pháp luật trước đây chỉ áp dụng thu hồi do vi phạm đối với dự án được giao đất, cho thuê đất.

Tuy nhiên, luật Đất đai 2024 quy định hết thời hạn sử dụng đất thì DN được gia hạn thêm tối đa 24 tháng và phải nộp thêm tiền. Đây cũng là hướng mở cho DN bởi có đến 48 tháng, tức 4 năm để hoàn thành các thủ tục nhằm triển khai dự án. Không những vậy, luật cũng đưa ra những điều kiện chậm do bất khả kháng như thiên tai, địch họa và nếu chứng minh được dự án chậm do lỗi của cơ quan chức năng, lỗi của những người thực thi công vụ thì sẽ không bị thu hồi.

Phải quy định rõ trách nhiệm và chế tài mạnh mẽ đối với những dự án đầu tư công bị chậm, kéo dài. Trong đó cần quy định cụ thể những cá nhân, tổ chức nào làm chậm sẽ bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự vì gây thất thoát, lãng phí ngân sách. Bởi lãng phí như một căn bệnh, có thể nguy hại hơn cả tham ô, tham nhũng. Có mạnh tay như vậy mới công bằng cho DN, cho người dân và nhà nước.

Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM)

"Dù vậy, luật lại không quy định việc chế tài, xử lý đối với những người gây ra sự chậm trễ, kéo dài của dự án. Trong thực tế, DN nào cũng muốn dự án xong pháp lý càng sớm càng tốt để có thể triển khai xây dựng, bán hàng, thu hồi vốn. Ngay cả không xây dựng, việc xong sớm thủ tục pháp lý thì DN cũng có thể đem dự án đi cầm cố, thế chấp để vay tiền. Hoặc nếu không, nhà đầu tư cũng đem bán, chuyển nhượng dự án, có giá hơn. Nên về cơ bản DN nào cũng muốn dự án càng nhanh càng tốt, không DN nào muốn ngâm dự án, kéo dài", ông Nguyễn Văn Thắng phân tích.

Dự án đầu tư công chậm phải xử lý người chịu trách nhiệm

Từ một góc nhìn khác, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng chưa có sự công bằng giữa các dự án của DN tư nhân và các dự án đầu tư công của nhà nước. Thực tế cho thấy các dự án của DN tư luôn mong muốn đưa đất vào khai thác, sử dụng càng nhanh càng tốt. Bởi dự án bị "ngâm" càng lâu, để kéo dài thì DN càng chịu nhiều thiệt hại khi đa số tiền làm dự án là vốn huy động, vay tiền ngân hàng. Dự án để lâu thêm một ngày là chi phí vốn đội lên, khiến giá thành tăng cao, giảm sự cạnh tranh. Còn đa số các dự án "treo" hiện nay là các dự án đầu tư công bằng vốn ngân sách. Đặc biệt là những dự án hạ tầng, công trình công cộng, giáo dục, y tế… thường kéo dài lê thê cả trước và sau khi dự án được triển khai. Điều này không chỉ gây lãng phí về nguồn lực đất đai mà cả với ngân sách nhà nước khi đa phần các dự án kéo dài thì vốn bị đội lên gấp nhiều lần so với ban đầu.

"Luật quy định nếu quá 5 năm dự án không thực hiện sẽ bị thu hồi, nhưng rất ít dự án đầu tư công chậm triển khai bị thu hồi. Điển hình như các tuyến metro, các tuyến đường vành đai, đường cao tốc… Thiết nghĩ trong luật hoặc các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật Đất đai 2024 phải quy định rõ trách nhiệm và chế tài mạnh mẽ đối với những dự án đầu tư công bị chậm, kéo dài. Trong đó cần quy định cụ thể những cá nhân, tổ chức nào làm chậm sẽ bị kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự vì gây thất thoát, lãng phí ngân sách. Bởi lãng phí như một căn bệnh, có thể nguy hại hơn cả tham ô, tham nhũng. Có mạnh tay như vậy mới công bằng cho DN, cho người dân và nhà nước. Đồng thời giúp đẩy nhanh các dự án đầu tư công, tránh gây lãng phí kéo dài như thời gian qua từng vấp phải", luật sư Trần Minh Cường nêu quan điểm.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, đồng tình với quy định trên nhằm chế tài những DN, tổ chức chỉ muốn đầu cơ đất đai, không đưa đất vào sản xuất kinh doanh. Do vậy, những dự án được giao đất, cho thuê đất kéo dài lê thê, qua nhiều năm mà lỗi do DN gây ra thì nhà nước thu hồi đất, thu hồi dự án và không bồi thường là đúng. Nhưng nếu là đất của DN tự bỏ tiền ra mua và chứng minh được dự án bị kéo dài là do lỗi của các cơ quan chức năng, của những người thực thi pháp luật, thì đương nhiên không thể thu hồi. Bởi để có được một dự án DN phải bỏ ra hàng trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng để đi mua đất, đi giải phóng mặt bằng nhưng không phải lỗi của DN mà thu hồi dự án là "giết chết" DN. Chính vì vậy cần quy định rõ hơn, cụ thể hơn những trường hợp thu hồi dự án, không thể đánh đồng hay "vơ đũa cả nắm".

200 hồ sơ định giá đất sẽ được giải quyết

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM, khi chưa sửa đổi luật Đất đai, Sở đã trình UBND TP.HCM đề án để gỡ khó cho các DN. Song đến nay luật Đất đai 2024 đã mở nút thắt để giải quyết những vướng mắc này. Với những quy định mới của luật Đất đai 2024 và Nghị định 71 sẽ giải phóng được những tồn đọng, không chỉ ở TP.HCM mà cho tất cả các tỉnh thành khác khi gặp vướng trong những trường hợp cho thuê đất trả tiền hằng năm nhưng chưa xác định giá đất.

Điều này sẽ giúp tăng nguồn thu ngân sách, đảm bảo đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng). Đồng thời, đưa nguồn lực đất đai này vào sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, tạo động lực để kinh tế phát triển. Bởi chỉ tính riêng vướng mắc trong định giá đất, một trong những điểm nghẽn lớn nhất hiện nay, cũng khiến gần 200 dự án tại TP.HCM phải "trùm mền", không thể triển khai. Nhưng với quy định mới này, trong thời gian tới các dự án này sẽ được "khơi thông".

Trong đó chỉ riêng trong năm 2024 dự kiến sẽ tháo gỡ cho khoảng 36 dự án. Giải quyết khâu này sẽ cấp được 17.500 sổ hồng cho người mua nhà. Đối với 70 hồ sơ về thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm sẽ được Sở gửi đến Cục Thuế TP.HCM thu tiền thuê đất theo quy định sau ngày 1.8.2024.

Theo Thanh Niên 

0

Bình luận

Chỉ một tòa tháp, 265 căn hộ, Sun Solar Residence được Sun Group đầu tư tỉ mỉ thế nào?

Bên dòng chảy phồn vinh của sông Hàn, tòa tháp Sun Solar Residence hiện diện như một “biểu tượng” kết tinh giữa giá trị sống hiện đại và tinh thần bản địa sâu sắc. Không đơn thuần là một công trình nhà ở cao tầng, tòa tháp được đội ngũ kiến trúc sư “thổi hồn” và chăm chút tỉ mỉ trong từng đường nét thiết kế, xứng đáng là tài sản đáng tự hào của chủ nhân tinh hoa. Xem thêm
Chỉ một tòa tháp, 265 căn hộ, Sun Solar Residence được Sun Group đầu tư tỉ mỉ thế nào? - 1

Vũng Tàu: Từ “phòng khách cuối tuần” đến đô thị biển tỷ đô

Chỉ cách trung tâm TPHCM khoảng 100km, Vũng Tàu là điểm đến yêu thích để người dân thành phố “đổi gió” mỗi cuối tuần.  Tuy nhiên, để giữ được dòng khách chất lượng cao lưu trú, du lịch Vũng Tàu cần một cuộc cách mạng. Xem thêm
Vũng Tàu: Từ “phòng khách cuối tuần” đến đô thị biển tỷ đô - 1

Người mua bất động sản Hà Nội tỉnh giấc sau "cơn sốt" giá

Khảo của One Mount Group thực hiện vào tháng 5/2025 trên tệp khách hàng có tổng thu nhập hộ gia đình từ 25 triệu đồng/tháng trở lên, có tới 87% khách hàng Hà Nội thể hiện nhu cầu rõ ràng với bất động sản (bao gồm nhóm “đang cân nhắc” và “đang tích cực chuẩn bị mua”). Con số này tăng nhẹ so với cuối năm 2024 (84%), cho thấy lực cầu thực vẫn được duy trì. Xem thêm

Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount nhận định, thực tế khảo sát cho thấy nhu cầu mua bất động sản của người Hà Nội hiện nay vẫn ở mức cao nhưng hành vi mua đã có sự dịch chuyển.

Họ tiếp cận thị trường với tư duy tài chính rõ ràng, cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị dài hạn về tài chính. Đây chính là nền tảng tích cực cho sự tăng trưởng ổn định của thị trường.

Dữ liệu khảo sát cũng ghi nhận 57% khách hàng dự định mua bất động sản trong vòng một năm tới, giảm nhẹ so với 65% của thời điểm cuối 2024. Theo ông Tiến, đây là tín hiệu cho thấy người mua đang tạm thời “lùi lại một bước” để quan sát và chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng hơn, nhất là trong bối cảnh mặt bằng giá đều neo ở mức cao.

Người mua bất động sản Hà Nội tỉnh giấc sau "cơn sốt" giá - 1

Lướt sóng bất động sản thời nay: Còn cửa không hay chỉ toàn… bão?

Nếu như trước kia, lướt sóng bất động sản là “môn thể thao vua” của giới đầu tư nhanh tay lẹ mắt, thì giờ đây, không ít người gọi tên nó là… “môn sinh tồn cảm giác mạnh”. Xem thêm
Lướt sóng bất động sản thời nay: Còn cửa không hay chỉ toàn… bão? - 1

Kịch bản nào cho BĐS nửa cuối 2025?

Cảm giác như thị trường bất động sản đang… cưỡi sóng mà chưa biết là sóng thần hay sóng xà phòng? Dưới đây là 3 kịch bản cho 6 tháng cuối năm nhé: Xem thêm
Kịch bản nào cho BĐS nửa cuối 2025? - 1

Nhà ở xã hội: Cơ hội vẫn chưa đến tay người cần

Nghe nói nhà ở xã hội giá rẻ, dễ mua, nhiều ưu đãi. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu, mới biết: khó chẳng khác gì thi đại học lần hai. Xem thêm
Nhà ở xã hội: Cơ hội vẫn chưa đến tay người cần - 1

So găng đầu tư: Chung cư nhỏ nội đô vs Đất nền xa thành phố – kèo này ai thắng?

Trên bàn nhậu, trong group kín hay cả mấy buổi hội thảo hoành tráng, luôn có một câu hỏi “căng não” cho nhà đầu tư mới vào nghề: Xem thêm
So găng đầu tư: Chung cư nhỏ nội đô vs Đất nền xa thành phố – kèo này ai thắng? - 1

‼️ Nên mua nhà ở Mỹ Đình gần bố mẹ, hay về Ngọc Hồi theo người yêu?

Sáng nay đọc được một bài đăng khá chạm: một anh kỹ sư 33 tuổi, yêu cô gái 29 làm bên y tế, quen nhau 3 năm, gia đình hai bên đều ủng hộ. Mọi thứ tưởng đã an bài cho đến khi bàn đến chuyện… mua nhà. Anh muốn ở Mỹ Đình nơi anh lớn lên, gần bố mẹ, gần chỗ làm, tiện đủ thứ. Còn bạn gái lại muốn về Ngọc Hồi, nơi bố mẹ bạn đang sống. Là con gái một, cô ấy có nỗi lo riêng và mong được ở gần để chăm sóc gia đình sau này. Xem thêm
‼️ Nên mua nhà ở Mỹ Đình gần bố mẹ, hay về Ngọc Hồi theo người yêu?  - 1

HẾT "SÓNG"⁉️🌊

Theo dữ liệu từ Batdongsan. com, tính đến tháng 3.2025, lượng tìm kiếm đất nền tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành sau thông tin sáp nhập. So với tháng 2.2025, mức độ quan tâm đến đất nền ở Hà Nội tăng 52%, TP.HCM tăng 31%, Hưng Yên tăng 36%, Thái Bình tăng 75%, Bình Dương tăng 49%, Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 42%, Quảng Bình tăng 45% và Quảng Trị tăng 8%... Xem thêm
HẾT "SÓNG"⁉️🌊  - 1

📌 TỪ 01/7/2025: 10 CHÍNH SÁCH MỚI VỀ ĐẤT ĐAI NGƯỜI DÂN – DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025, mang theo nhiều thay đổi quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục, phân cấp mạnh mẽ, rút ngắn thời gian và nâng cao tính chủ động ở cấp cơ sở. Dưới đây là 10 chính sách đáng chú ý mà người dân, doanh nghiệp nên cập nhật để tránh vướng mắc khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Xem thêm
📌 TỪ 01/7/2025: 10 CHÍNH SÁCH MỚI VỀ ĐẤT ĐAI NGƯỜI DÂN – DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT  - 1

🎯 Căn hộ tăng giá sốc vì... tiền sử dụng đất bị truy thu. Người mua thành “nạn nhân bất đắc dĩ”

Mua nhà giờ không chỉ là câu chuyện chọn căn, chọn hướng, mà còn là cuộc đua… đoán đúng thời điểm chủ đầu tư hoàn tất nghĩa vụ tài chính đất đai. Xem thêm
🎯 Căn hộ tăng giá sốc vì... tiền sử dụng đất bị truy thu. Người mua thành “nạn nhân bất đắc dĩ” - 1

Muốn mua nhà ở Hà Nội mà không học cách chi tiêu tiết kiệm, chẳng biết đến kiếp nào mới cầm được chiếc sổ đỏ trong tay...

Nếu không có sự hỗ trợ của hai bên gia đình, phần lớn các cặp đôi mới cưới đều xác định sẽ phải đi thuê nhà vài năm, rồi cùng nhau cố gắng "cày cuốc" để kiếm tiền mua nhà. Xem thêm
Muốn mua nhà ở Hà Nội mà không học cách chi tiêu tiết kiệm, chẳng biết đến kiếp nào mới cầm được chiếc sổ đỏ trong tay...   - 1

TÔI ĐÃ TIN VÀ GIỜ TÔI BỊ BỎ RƠI: TTLAND GIẢI THỂ NGAY KHI DỰ ÁN LANCASTER LINCOLN ĐƯỢC “GỠ VƯỚNG”

Tôi không nghĩ rằng có ngày mình phải viết ra những dòng này. Bảy năm trước, tôi đặt cọc mua một căn hộ tại dự án Lancaster Lincoln, không chỉ vì vị trí đẹp, mà còn vì niềm tin vào một thương hiệu lớn - Trung Thủy Group. Tôi từng tin rằng họ sẽ không làm điều gì mờ ám, rằng dự án chỉ tạm vướng pháp lý và rồi mọi thứ sẽ ổn. Nhưng đến hôm nay, khi đọc thư mời của TTLand-công ty con của Trung Thủy thông báo giải thể, tôi cảm thấy như mình vừa bị “đá” khỏi cuộc chơi một cách cay đắng. Xem thêm
TÔI ĐÃ TIN VÀ GIỜ TÔI BỊ BỎ RƠI: TTLAND GIẢI THỂ NGAY KHI DỰ ÁN LANCASTER LINCOLN ĐƯỢC “GỠ VƯỚNG”  - 1

Vì sao giá nhà vẫn “neo” cao dù thị trường trầm lắng?

Dù thị trường bất động sản đã trải qua nhiều quý ảm đạm, thanh khoản yếu, thì giá nhà tại các đô thị lớn vẫn “trơ trơ như đá tảng”. Xem thêm
Vì sao giá nhà vẫn “neo” cao dù thị trường trầm lắng? - 1

Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An

Đảo Châu Âu, Eco Central Park lựa chọn mặt nước làm ngôn ngữ thiết kế chủ đạo với những điểm đặc biệt: Mật độ xây dựng 14% - thấp nhất toàn dự án; mỗi m2 xây dựng tương ứng 2m2 mặt nước; mật độ cây xanh mặt nước, cây cổ thụ cao nhất dự án; 100% các căn biệt thự khép kín. Xem thêm
Nhà sáng lập Ecopark ra mắt Đảo Châu Âu - Biểu tượng Wellness Island đầu tiên tại Nghệ An - 1

TS. Lê Xuân Nghĩa: Có những khu đô thị người nghèo nhìn vào chỉ biết chảy nước mắt!

Đây là những lời mà vị chuyên gia này chia sẻ tại toạ đàm “Thị trường bất động sản Việt Nam trong Kỷ nguyên mới: Luật chơi mới – Tư duy mới”. Xem thêm
TS. Lê Xuân Nghĩa: Có những khu đô thị người nghèo nhìn vào chỉ biết chảy nước mắt! - 1

“Hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo” – Chuyện thật như đùa giữa thời giá nhà phi lý

TS Lê Xuân Nghĩa – chuyên gia kinh tế – nói một câu khiến nhiều người trẻ đang thuê trọ chột dạ: Xem thêm
 “Hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo” – Chuyện thật như đùa giữa thời giá nhà phi lý - 1

Smart Living - chuẩn sống đô thị hiện đại tại The Ninety Complex

Trong thời đại của Smart Living – nơi công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi tạo nên chuẩn sống mới, The Ninety Complex – dự án tiên phong với mô hình Business Suite như một biểu tượng, hứa hẹn mang đến trải nghiệm sống hoàn toàn mới trong nhịp sống đô thị hiện đại. Xem thêm
Smart Living - chuẩn sống đô thị hiện đại tại The Ninety Complex - 1

Giá căn hộ tăng mạnh vì tiền sử dụng đất bị truy thu, người mua “gánh” chi phí hàng trăm triệu đồng

Gần đây, nhiều dự án tại TP.HCM, Bình Dương, Long An đồng loạt tăng giá bán từ 4–10 triệu đồng/m² sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính đất đai. Điển hình, chị Thu Hà (TP.HCM) cho biết đã đặt cọc căn hộ 2PN ở Dĩ An với giá 35 triệu/m² cuối 2024, nhưng đầu 2025 chủ đầu tư tăng lên 42 triệu/m² — chênh gần 500 triệu đồng cho căn 65m². Xem thêm

Các chủ đầu tư lý giải việc tăng giá là do tiền sử dụng đất bị xác định cao hơn nhiều lần so với dự kiến, kèm theo truy thu và phạt chậm nộp sau nhiều năm chờ cấp phép. Ông Ngô Quang Phúc (Phú Đông Group) cho rằng nếu không tăng giá, doanh nghiệp sẽ lỗ nặng do chi phí đầu vào bị đội gấp đôi.

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), việc tạm tính tiền đất và truy thu sau gây vòng lặp bất lợi: giá đất tăng → giá nhà tăng → sức mua giảm → nguồn cung co lại → giá lại tiếp tục tăng. Điều này đẩy người thu nhập trung bình – thấp xa khỏi giấc mơ an cư.

📌 Giới chuyên gia kiến nghị cần đánh giá lại tác động bảng giá đất mới (áp dụng từ 1/1/2026), đồng thời xem xét bỏ truy thu bổ sung đối với dự án chậm xác định nghĩa vụ tài chính trước 1/8/2024 để tránh gây thiệt hại kép cho cả doanh nghiệp lẫn người mua.

Cre: Góc nhìn bất động sản

Giá căn hộ tăng mạnh vì tiền sử dụng đất bị truy thu, người mua “gánh” chi phí hàng trăm triệu đồng - 1

Chung cư chưa bàn giao quỹ bảo trì: “Cuộc chiến” băng rôn, đơn thư và chờ đợi dài hơn tuổi thọ thang máy

Ở TP.HCM, mỗi chung cư như một “tiểu hành tinh” nhỏ giữa vũ trụ đô thị nhộn nhịp. Thế nhưng, không ít trong số đó đang rơi vào vòng xoáy tranh chấp, kiện tụng chỉ vì… cái quỹ bảo trì. Xem thêm
Chung cư chưa bàn giao quỹ bảo trì: “Cuộc chiến” băng rôn, đơn thư và chờ đợi dài hơn tuổi thọ thang máy - 1

Từ ngày 1/7/2025, người dân đăng ký sổ đỏ lần đầu online như thế nào ?💥

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là Sổ đỏ) lần đầu sẽ có những thay đổi quan trọng theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho người dân. Những điều chỉnh này được quy định tại Luật Đất đai 2024 và hướng dẫn chi tiết trong Nghị định 151/2025/NĐ-CP của Chính phủ. Xem thêm
Từ ngày 1/7/2025, người dân đăng ký sổ đỏ lần đầu online như thế nào ?💥  - 1

Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group

Gặt hái ‘cú đúp’ danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group một lần nữa chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là từ chiến lược đổi mới toàn diện, nỗ lực vì cộng đồng, con người và môi trường. Xem thêm
Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group - 1

Gần 2.000 khách dự sự kiện giới thiệu Blanca City - “Rực rỡ tinh khôi, thanh xuân trở lại” tại TP.HCM

Ngày 29/6, Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) đón gần 2.000 khách hàng tham gia sự kiện giới thiệu dự án Thành phố trắng bên đại dương Blanca City tại TP.HCM.  Lượng khách bùng nổ và không khí giao dịch sôi động tiếp tục khẳng định sức hút từ đô thị biển của Sun Group trong bối cảnh BĐS Vũng Tàu bứt phá mạnh mẽ. Xem thêm
Gần 2.000 khách dự sự kiện giới thiệu Blanca City - “Rực rỡ tinh khôi, thanh xuân trở lại” tại TP.HCM - 1

Mẹo định giá nhà miễn phí từ ngân hàng liệu có đáng tin?

Có một anh khách từng chia sẻ với tôi một mẹo nghe khá hấp dẫn: “Muốn định giá nhà nhanh mà không tốn xu nào, cứ cầm sổ đỏ đến ngân hàng, nói cần vay vài trăm triệu là họ báo giá trị căn nhà ngay.” Nghe thì thấy quá tiện vừa nhanh, vừa không mất phí nhưng liệu mẹo này có thực sự hiệu quả và chính xác như lời đồn? Xem thêm
Mẹo định giá nhà miễn phí từ ngân hàng liệu có đáng tin? - 1

Sang tên sổ đỏ: Người dân cần lưu ý 3 mốc thời gian quan trọng để tránh bị xử phạt

Khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc sang tên sổ đỏ là một bước bắt buộc nhằm ghi nhận tên chủ mới trong hệ thống quản lý đất đai. Tuy nhiên, theo quy định pháp luật hiện hành, quá trình này có những mốc thời gian rõ ràng. Nếu người dân không thực hiện đúng hạn, có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí ảnh hưởng đến quyền lợi pháp lý về sau. Xem thêm
Sang tên sổ đỏ: Người dân cần lưu ý 3 mốc thời gian quan trọng để tránh bị xử phạt  - 1

CHỌN Ở THUÊ DÀNH TIỀN MUA ÔTÔ THAY VÌ MUA NHÀ

Tôi 31 tuổi, làm công nghệ ở Hà Nội, thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nhiều người khuyên nên vay mua nhà sớm để "thoát cảnh ở thuê", nhưng tôi chọn hướng đi khác: thuê nhà giá hợp lý và mua ôtô phục vụ cuộc sống. Xem thêm
CHỌN Ở THUÊ DÀNH TIỀN MUA ÔTÔ THAY VÌ MUA NHÀ   - 1

Bỏ tiền mua đất dưỡng già, ai ngờ mua luôn… cục tức!

Đọc bài báo trên Tuổi Trẻ sáng nay mà tôi giật mình nhớ tới chuyện của một người bạn. Anh ấy cũng từng ôm một giấc mơ rất đẹp: tích góp cả đời để mua mảnh đất nhỏ ở quê, mong có không gian yên tĩnh, trồng rau nuôi cá, sống thong thả tuổi già. Nhưng thay vì an cư, thứ anh nhận lại là… bất an từ chính hàng xóm xung quanh. Xem thêm
Bỏ tiền mua đất dưỡng già, ai ngờ mua luôn… cục tức!  - 1

Giấc mơ an cư tan vỡ vì… một căn nhà ba tầng dưới quê

Tôi xin phép được chia sẻ một câu chuyện rất thật trong chính gia đình mình, chuyện về một giấc mơ an cư tan vỡ, chỉ vì hai chữ... sĩ diện. Xem thêm
Giấc mơ an cư tan vỡ vì… một căn nhà ba tầng dưới quê  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết