Có 5 lý do chính sau đây:
1- Mục tiêu tăng trưởng Tín dụng của Ngân hàng nhà nước trong năm 2022 là 14%, nhưng chỉ tính đến hết tháng 6 thì tăng trưởng tín dụng lên tới 9,36%. Đây có thể nói là mức tăng rất nhanh.
2- Đến hết tháng 6/2022 dư nợ tín dụng lĩnh vực Bất động sản là 2.4 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm 2021 và chiếm 20,7% tổng dư nợ toàn ngành kinh tế. Điều này cho thấy, việc tăng trưởng tín dụng BĐS trong 6 tháng đầu năm là rất nhanh, dẫn tới 6 tháng cuối năm các Ngân hàng trong tình trạng “đói zoom tín dụng”
3- Do các Ngân hàng cho vay lĩnh vực BĐS, thường có thời gian vay 10-15 năm. Trong khi đó nguồn tiền huy động chủ yếu có kỳ hạn dưới 1 năm. Tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân.
4- Tỷ lệ tín dụng/GDP Việt Nam ở mức 124%. Con số này ở mức cao so với thế giới.
5- Còn tỷ lệ tín dụng/huy động vốn (tiền gửi của doanh nghiệp và người dân) đã đạt 99%, đồng nghĩa với hệ thống ngân hàng huy động được 100 đồng thì cho vay tới 99 đồng.
6- nếu nới ‘room’ tín dụng thì các ngân hàng phải “chạy đua” huy động nguồn vốn để có nguồn cho vay, gây cuộc đua lãi suất tương tự giai đoạn 2010-2011. Điều này không phù hợp với mục tiêu ổn định lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối của NHNN.
Trong thời gian tới, chính phủ sẽ tập trung để các chủ đầu tư lớn xây dựng dự án Nhà ở xã hội, xây dựng nhà ở cho công nhân viên chức,… đây cũng là những tín hiệu tích cực cho thị trường BĐS. Tuy nhiên những phân khúc như đất nền đầu cơ, khu vực mức giá đã bị đẩy lên cao,… sẽ rất khó có cơ hội phục hồi. BĐS thời gian tới sẽ là nhu cầu để ở, kinh doanh khai thác dòng tiền,…
Chúc cả nhà ngày mới nhiều niềm vui, anh chị em có quan điểm nào xin bình luận ở dưới phần comment