Thời điểm năm 2016, vụ việc cháu bé 7 tuổi rơi xuống từ ban công tầng 10 bán đảo Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) và bị đa chấn thương, có thể nhận thấy, lỗi lớn là do sơ suất của gia đình khi chưa có biện pháp bảo vệ phần ban công. Cách bố trí ban công còn quá nguy hiểm, thanh sắt to khiến trẻ dễ chui và ngã xuống dưới.
Trước đó, vụ việc bé trai 5 tuổi ở quận Long Biên do đùa nghịch ngoài ban công mà rơi xuống đất, tử vong cũng gióng lên hồi chuông đáng báo động về mức độ nguy hiểm của ban công chung cư, căn hộ cao tầng.
Hay mới đây nhất, vụ việc bé gái trèo qua ban công, rơi từ tầng 12 nhà chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội xuống, may mắn thoát chết lại một lần nữa dấy lên câu chuyện đảm bảo an toàn, đặc biệt là cho trẻ nhỏ ở chung cư.
Dù thoát chết kì diệu song vụ việc bé gái rơi từ tầng 12 chung cư một lần nữa dấy lên mối quan tâm: Quy chuẩn an toàn lan can chung cư ra sao? (ảnh cắt từ clip bé 2 tuổi trèo qua lan can). Ảnh Giao thông.
1. Chiều cao lan can an toàn là bao nhiêu?
Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008 “Nhà ở và công trình công cộng – an toàn sinh mạng và sức khỏe” do Bộ Xây dựng ban hành của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học…từ 9 tầng trở nên phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 1.4m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm, lan can phải có cấu tạo khó trèo.
Ban công cao hơn so với chiều cao và tầm với của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, con số này không được các gia đình áp dụng phổ biến tại Việt Nam do những e ngại về tính thẩm mỹ, mất đi vẻ đẹp ngổi nhà, ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc.
Nếu bạn sợ lan can cao che mất các chi tiết bạn có thể dùng lan can kính cường lực. Ít nhất lan can cũng nên đạt độ cao 1 mét để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ. Lan can quá thấp còn gây nguy hiếm cho cả người lớn nếu không may trượt chân.
2. Luôn đảm bảo độ chịu lực của lan can
Khi lựa chọn nguyên vật liệu làm lan can hãy chọn loại có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Khi lắp đặt xong bạn phải kiểm tra kỹ xem lan can đã được gắn chắc với hệ thống trụ tường chưa. Đã có một số trường hợp lan can bị gãy khi có người tác động lực mạnh vào.
Thiết kế lan can kính cường lực
Đảm bảo lan can có độ chịu lực tốt được lắp đặt chắc chắn. Ngoài ra, lan can đã cũ cần kiểm tra thường xuyên và thay mới ngay khi phát hiện không còn đảm bảo an toàn. Ngoài ra bề mặt lan can không được có những chi tiết sắc nhọn làm trẻ bị thương.
3. Đảm bảo lan can khó trèo
Để đảm bảo lan can khó trèo, cần tránh dùng lan can ngang, nên sử dụng lan can thanh dọc, bằng kính hoặc xây đặc.
Nếu ban công rộng, gia chủ cũng có thể làm thêm dải cây xanh “cách ly” chắn trước lan can, tạo thành 1 bức tường xanh an toàn, lại giúp thanh lọc không khí, tăng giá trị thẩm mỹ. Giải pháp dùng khung sắt, lồng sắt đã từng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên giải pháp này sẽ ngăn cản việc thoạt hiểm trong thời điểm có biến cố đồng thời gây khó khăn cho công tác cứu hộ cứu nạn.
Giải pháp có thể là với phần khoảng không phía trên nên được bao bọc bằng lưới chống muỗi hoặc một loại lưới mỏng khác. Những tấm lưới này sẽ cản lại việc trẻ trèo qua lan can. Tuy nhiên, khi gặp biến động, các nhân viên cứu hỏa vẫn có thể dễ dàng cắt lưới để cứu người.
Sử dụng lưới an toàn cho ban công mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
4. Các tiêu chuẩn khi thiết kế lan can
Trong Tiêu chuẩn quốc gia 7387-3:2011 quy định, lan can phải có ít nhất 1 thanh chăn đầu gối ở giữa hoặc thiết kế một biện pháp bảo vệ tương đương khác. Nếu như sử dụng hoàn toàn các thanh thẳng đứng làm lan can (thanh sắt, inox), khoảng cách ở giữa theo phương ngang tối đa chỉ 180mm.
Khi có hành lang ngoài trời rộng rãi, lan can ban công nhà phố trải rộng 2 mặt tiền, tay vịn được làm gián đoạn: Yêu cầu khoảng trống giữa 2 cột tay vịn không được nhỏ hơn 75mm để tránh bị kẹp tay. Nhưng cũng không được lớn hơn 120mm, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho các thành viên nhỏ tuổi.
Ngoài các tiêu chuẩn về thiết kế, khi làm lan can còn phải quan tâm đến kết cấu, tải trọng, vật liệu sử dụng. Lan can ít nhất phải chịu được một tải trọng điểm tác dụng theo phương nằm ngang mà không bị biến dạng. Trong quá trình thiết kế 2D, 3D nhà phố, các KTS đều phải cân nhắc, tính toán thật kỹ, phù hợp với từng kiểu ban công, cầu thang khác nhau.
Một điều quan trọng nữa khi bố trí ban công là không nên để bàn, ghế nhẹ tại bất kỳ nơi nào trên ban công, trẻ em có thể kéo những thứ này đến rìa ban công.