Hue Tran

Hue Tran

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019

Thị trường bất động sản năm 2019 chứng kiến những "nốt trầm" ở những tháng cuối năm dù trước đó, hồi đầu năm một số phân khúc giao dịch khá sôi động. Nhiều chuyên gia nhận định, khoảng lặng thị trường lúc này có thể là tiền đề cho năm 2020 phát triển ổn định hơn.

Một năm đã gần đi qua, nhìn lại chặng đường của thị trường BĐS ở mọi phân khúc, có lẽ những khó khăn còn "bủa vây", thậm chí lộ diện thêm những thách thức mới. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, doanh nghiệp, câu chuyện về thị trường BĐS năm 2019 hiện lên như thế nào?

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 1

Thứ nhất, khó khăn về mặt pháp lý dự án: Rất nhiều dự án không thể triển khai được theo đúng tiến độ vì chậm trễ trong quá trình cấp giấy phép đầu tư, xây dựng. Điều này đã khiến tất cả kế hoạch phát triển dự án của các CĐT không diễn ra như đúng kế hoạch. Trong khi họ vẫn phải duy trì các chi phí về tiền đất, lãi ngân hàng…

Có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về phía các CĐT không hoàn thành đúng, đủ các giấy tờ như yêu cầu. Về phía chính quyền, quá trình rà soát, kiểm tra mất quá nhiều thời gian nên không đẩy nhanh được quá trình cấp phép như kì vọng của CĐT. Và việc thanh kiểm tra này không chỉ diễn ra ở 2 TP lớn là Hà Nội và Tp.HCM mà ở các địa phương trọng điểm dẫn đến việc trì hoãn tiến độ của loạt dự án BĐS.

Thứ hai, khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay BĐS. Hiện quy trình nguồn vốn vào BĐS đang bị siết chặt. Thực tế việc siết này là có lộ trình chứ không bất thình lình. Tuy vậy, bản thân các CĐT cũng như người mua cũng gặp phải những trở ngại nhất định, và trở ngại này lại kết nối với khó khăn về pháp lý đã khiến cho thị trường BĐS năm 2019 trở nên chậm lại, các dự án BĐS trong tương lai không thể triển khai được chắc chắn ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn của CĐT.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 2

Chính bởi hàng loạt những vấn đề pháp lý bị xáo trộn ở cả dự án chưa bán và bán đã bán dẫn đến những tiêu cực nhất định cho thị trường. Trong đó, niềm tin của người mua bị xói mòn đi. Thậm chí, ảnh hưởng luôn đến tâm lý của NĐT nước ngoài khi đầu tư vào các dự án BĐS Việt Nam. Với những dự án trong tương lai không thể triển khai được chắc chắn ảnh hưởng đến việc cân đối nguồn vốn của CĐT. 

Còn có những dự án đã bán rồi, đã ra sổ rồi những vấn nảy sinh vấn đề là khu đất đó phát triển không hợp pháp hay cấp phép xây dựng hay đầu tư không đúng quy trình. Có trường hợp đã có sổ đỏ vẫn có khả năng bị thu hồi. Thực tế này đang ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người mua BĐS.

Sau 5 năm phát triển "nóng", thị trường BĐS đang có những dấu hiệu chững lại

Điều này cũng là một tín hiệu tốt. Thị trường sẽ có khoảng thời gian để hấp thụ dần số lượng hàng tồn kho trên thị trường. Thực tế số lượng hàng tồn kho trên thị trường đang có dấu hiệu giảm dần. Hơn thế, những khó khăn trong năm 2019 cũng tạo tiền đề để năm 2020 thị trường phát triển bình ổn hơn, đặc biệt người mua dự án được đảm bảo hơn về quyền lợi khi tham gia thị trường. 

Công tác thanh tra kiểm tra trong năm 2019 cũng là điểm tích cực khiến thị trường minh bạch hơn về mặt pháp lý dự án. Điều này sẽ đảm bảo cho người mua có được môi trường đầu tư minh bạch, hợp pháp, tránh trường hợp người mua sau khi nhận nhà xong lại bị ảnh hưởng về giấy tờ.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 3

Thị trường BĐS 2019 nhìn lại đang ở "nốt trầm" sau một giai đoạn tăng trưởng khá nóng trong vòng 5 năm trở lại đây. Mặc dù nhu cầu về nhà ở vẫn tăng trưởng bền vững, các chỉ số phát triển kinh tế tốt hơn so với kỳ vọng, tuy nhiên khủng hoảng về pháp lý trên diện rộng đã ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm ra thị trường giảm sút nghiêm trọng. Các Doanh nghiệp BĐS đang bước vào giai đoạn khó khăn do kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn lẫn dài hạn buộc phải điều chỉnh.

Một trong những điểm son trong năm 2019 chính là nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào BĐS tiếp tục tăng mạnh. Điều đó chứng tỏ kỳ vọng của nhà đầu tư vào thị trường BĐS trong dài hạn vẫn rất tốt.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 4

Bước sang năm 2020 để có thể giải quyết ách tắc về mặt thể chế, đặc biệt là khủng hoảng về pháp lý BĐS giúp thị trường phát triển lành mạnh trở lại và khai thông nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước rất cần sự đổi mới toàn diện, lấy động lực tăng trưởng làm trọng tâm, tháo gỡ các vướng mắc mà nhà đầu tư đang gặp phải trong quá trình đầu tư, phát triển dự án và đảm bảo thị trường phát triển bền vững trong dài hạn.

Thị trường BĐS cần phát triển một cách chuyên nghiệp và chọn lọc hơn. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn các thương hiệu lớn, có đủ năng lực và kinh nghiêm phát triển các dự án với quy mô lớn, pháp lý đầy đủ, đảm bảo việc thực hiện theo cam kết với khách hàng. Tập trung đầu tư vào giá trị sản phẩm nhằm tạo sự khác biệt và giá trị gia tăng bền vững trong dài hạn là chiến lược đầu tư thông minh và đúng đắn.

Thị trường đất nền vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng

Năm 2019 là năm của những biến động rõ nét trên thị trường nhà đất. Nếu đầu năm chứng kiến những con sốt đất với tỉ lệ hấp thụ cao ngất thì đến giữa quí 3 và 4, những sai phạm nghiêm trọng của một số đơn vị kinh doanh BĐS đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý khách hàng, tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp cùng phân khúc.

Bên cạnh đó, nguồn cung mới hạn chế, việc chậm triển khai các thủ tục dự án đã tạo ra sự khan hiếm sản phẩm đã đẩy giá đất lên cao, làm sụt giảm số lượng giao dịch so với năm trước.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 5

Tuy vậy, nhìn chung thị trường năm 2019 vẫn giữ được sự phát triển ổn định. Cụ thể, thị trường không xuất hiện hiện tượng "bong bóng BĐS" và đang trong chu kỳ phục hồi, tăng trưởng. Thị trường đang thanh lọc lại những xu hướng kinh doanh đầu tư không rõ ràng và khách hàng cũng sẽ kỹ càng hơn trong việc chọn lựa sản phẩm, tránh những rủi ro không đáng có.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 6

Các thành phố lớn, các địa phương đang chú trọng rà soát toàn bộ các dự án sai phạm để sớm cấp phép cho những dự án đủ điều kiện phát triển và mở bán vào cuối năm 2019. Nhiều doanh nghiệp cũng đang khắc phục những sai phạm trước đây để thị trường dần ổn định trở lại.

So với các phân khúc khác, đất nền vẫn luôn là phân khúc được người mua lự chọn hàng đầu trong nhiều năm trở lại đây. Vì đây kênh đầu tư có tính an toàn và tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất cao, trong khi không phải bỏ thêm một nguồn vốn mới vào đó để hoàn thiện và sử dụng như nhà phố, chung cư.

Nếu năm 2019 đất nền ở thị trường điểm tăng từ 15-20% thì trong năm 2020 mức tăng sẽ gấp đôi con số trên, đặc biệt, thị trường có thể tiếp tục xảy ra tình trạng giá tăng nhanh tại các khu vực có quy hoạch trở thành các khu đô thị, thành phố mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 7

Một năm khan hàng, nếu tiếp tục đi xuống sẽ gây khó khăn cho thị trường

Tình hình BĐS năm 2019 chủ yếu là khan hàng còn nhu cầu mua BĐS vẫn còn lớn. Thực tế, thị trường sụt cung là do các dự án không đủ điều kiện mở bán, còn một số đủ điều kiện thì bán rất tốt. Chẳng hạn, dự án Vinhomes Grand Park ở quận 9 trong 20 ngày tiêu thụ hết 10.000 căn. Người dân vẫn muốn mua đất để đầu tư, ở. Nếu chỗ nào giá cao quá họ sẽ chạy qua những chỗ giá còn mềm để mua. Gần đây những dự án mở bán nếu pháp lý chuẩn thì bán hàng vẫn rất tốt.

Nếu BĐS tiếp tục thiếu nguồn cung thì có thể thị trường sẽ biến hóa sang một dạng khác. Chẳng hạn, một số dự án chưa đủ điều kiện mở bán thì CĐT vẫn nghĩ ra cách là huy động trái phiếu, hợp đồng góp vốn…. Mặc dù CĐT vẫn mở bán nhưng những điều khoản hứa hẹn về pháp lý sẽ dài hơn. Nếu trước đây khoảng 6 tháng kí hợp đồng mua bán thì nay có thể đến 1-2 năm.

 

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 8

Trong năm 2019, tâm lý khách hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất đến từ các dự án đất nền pháp lý không tốt. Khách hàng bây giờ có cảm giác họ phải rất thận trọng trước khi quyết định "xuống tiền". Điều này đã ảnh hưởng một phần đến sức cầu của thị trường trong năm qua.

Ngoài ra, nếu nguồn cung tiếp tục xu hướng đi xuống thì cũng gây ra những khó khăn nhất định cho thị trường. "Buôn bán có hội có phường", nếu nguồn cung càng nhiều thì người mua sẽ càng nhiều, thị trường sôi đông lên. 

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 9

Ngược lại, thị trường ít cung thì tâm lý người mua cũng sợ, có thể họ sẽ chuyển sang kinh doanh cái khác, hoặc cũng có thể không dám mua BĐS nữa. Chính điều này cũng làm thị trường chậm xuống luôn.

Thị trường BĐS năm 2020 sẽ chưa "sáng sủa" hơn năm nay, nhất là về vấn đề pháp lý. Bởi pháp lý của một dự án hoàn thiện phải mất vài năm mới ra được. Thị trường có thể sẽ đi ngang nhưng dự án sẽ dồn vào ông CĐT lớn nhiều hơn.

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 10

Tính đến thời điểm này, dù còn 1,5 tháng nữa mới kết thúc năm 2019, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy rằng thị trường bất động sản 2019 là một năm đầy khó khăn với những điểm rõ ràng: Nguồn cung mới giảm mạnh, tiêu thụ trên nguồn cung mới giảm theo, giao dịch thứ cấp cũng giảm, loại hình căn hộ hạng C ngày càng khan hiếm, áp lực tăng giá…

 

Nhìn lại một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản năm 2019 - Ảnh 11

Điểm đầu tiên và cũng là điểm khó khăn lớn nhất của thị trường 2019 là nguồn cung mới giảm mạnh do các dự án, các chủ đầu tư gặp khó khăn trong quy trình pháp lý thủ tục cấp phép và một số các dự án bị vướng về thanh tra kiểm tra. 

Điển hình là phân khúc căn hộ, theo số liệu của DKRA Vietnam tính từ tháng 01 đến hết tháng 10/2019, nguồn cung mới là 19,973 căn, bằng 67% so với cùng kỳ năm ngoái (29,733 căn). Cũng chính vì nguồn cung bị hạn chế nên áp lực tăng giá rất lớn, gây ảnh hưởng đến sức mua nói chung, đặc biệt là người mua nhà lần đầu để ở.

Mới đây có những thông tin UBND Tp.HCM đã chỉ đạo giải quyết và tháo gỡ những vướng mắc cho 124 dự án. Với những động thái này của chính quyền thành phố và sự chuẩn bị của chủ đầu tư thì dự kiến nguồn cung sang năm 2020 có thể sẽ được cải thiện rất nhiều và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường so với năm 2019.

0

Bình luận

Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà

Nếu bạn là một người trẻ ở Việt Nam, đang lướt nhà trên các app rồi thở dài “bao giờ mới mua nổi một căn?”, thì đừng buồn: ở bên kia bán cầu, Gen Z Mỹ cũng đang… cùng cảnh ngộ. Xem thêm
Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà - 1

Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì?

Giá bất động sản liên tục leo thang trong khi thu nhập của đại đa số người dân tăng chậm đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa nhu cầu thực và khả năng sở hữu. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá nhà đất, đảm bảo thị trường phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Xem thêm
Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì? - 1

🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?

Thị trường bất động sản đang chứng kiến làn sóng rao bán dự án quy mô lớn từ các “ông lớn” với mức định giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, giới đầu tư không còn dễ dãi xuống tiền như giai đoạn nóng sốt trước đây. Những thương vụ chuyển nhượng đình đám và những rủi ro tiềm ẩn đang dần bóc tách bức tranh thật của thị trường địa ốc hiện nay. Xem thêm
🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?  - 1

Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người thu nhập thấp mới chật vật mua nhà thì có lẽ đã đến lúc… nghĩ lại. Tại Hà Nội, giá căn hộ trung bình đang leo thang đến mức ngay cả những người có mức thu nhập cao trên 40 triệu/tháng cũng phải dè chừng. Bởi khi mặt bằng giá mở bán mới đã chạm mốc 91 triệu đồng/m², có nơi vượt 100 triệu đồng/m², thì “giấc mơ an cư” của số đông đang bị đẩy lùi một cách rõ ràng. Xem thêm
Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?  - 1

BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung. Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở trên cả nước đạt khoảng 64.000 sản phẩm tương đương 80% tổng nguồn cung của cả năm 2024. Xem thêm
BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"  - 1

Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê

Nếu nghe những câu dưới này thì chúng ta đang là một phần trong “phong trào sống nhẹ, đầu tư ít” đang thịnh hành của một bộ phận người trẻ hiện nay. Xem thêm
Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê - 1

CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?

Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng.... Xem thêm
CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?  - 1

'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI

Đánh giá từ đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội quý II năm nay tiếp tục tăng lên mức trung bình 91 triệu đồng/m2. Người dân thu nhập cả năm mới mua nổi 1m2 nhà ở chung cư. Xem thêm
'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI  - 1

Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội

Có một nhận định khá phổ biến cho rằng người Hà Nội đặc biệt nhanh nhạy trong việc đầu tư bất động sản. Xem thêm
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 1
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 2
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 3
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 4

Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được!

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với một nghịch lý quen thuộc nhưng ngày càng trầm trọng: Dự án thì nhiều, nhưng nhà để ở lại… không có. Xem thêm
Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được! - 1

Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản"

Nếu coi thị trường bất động sản như một chuyến tàu cao tốc, thì Hà Nội có lẽ đang ở đoạn… ga kỹ thuật, tạm dừng để kiểm tra bánh lái, chứ không phải kết thúc hành trình. Xem thêm
Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản" - 1

Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025, hàng loạt căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) sẽ bị thu hồi nếu người mua/thuê vi phạm các quy định sử dụng, theo chính sách siết chặt mới của Nhà nước. Mục tiêu là đưa NOXH trở về đúng bản chất an sinh, không bị trục lợi, không biến tướng thành hàng hóa đầu cơ. Xem thêm
Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt - 1

Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo?

Việc Nhà nước công bố chủ trương xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Xem thêm
Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo? - 1

Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu?

Nếu người Mỹ mê cổ phiếu, người Nhật thích tiết kiệm, người Hàn “nghiện” đầu tư vào giáo dục… thì người Việt có một niềm đam mê bền vững qua nhiều thế hệ: ôm đất. Xem thêm
Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu? - 1

Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn

Có lẽ chưa khi nào, hai chữ “an cư” lại trở nên mong manh và chông chênh như hiện tại, khi mà càng nhiều người trẻ chọn mua nhà bằng cả trái tim, rồi buộc phải bán đi bằng tất cả lý trí. Xem thêm
Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn - 1

Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng

Nếu đang tìm một căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/m² ở TP.HCM, thì xin thông báo là… chúng ta đã đi lùi về quá khứ ít nhất 4 năm. Xem thêm
Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng - 1

Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời

Từ khu vực nội đô đến vùng ven, cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều ghi nhận mức giá mới cao hơn rõ rệt so với đầu năm. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời - 1

Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên

Nhà phố thương mại trị giá 7–8 tỷ đồng/căn ở đường Mê Linh (Đà Nẵng) đang được sinh viên thuê lại làm… nhà trọ giá rẻ! Xem thêm
Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên - 1

🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM

Ngày hôm qua, Masterise Homes chính thức trình làng tổ hợp Marriott Residences Special Edition tại tòa Lake (thuộc Grand Marina Saigon, quận 1 cũ), với mức giá khiến thị trường choáng váng. Xem thêm
🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM  - 1

Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”

Từng bị gắn mác là “tiêu sản”, nhiều căn hộ chung cư cũ tại Hà Nội nay đã trở thành những tài sản giá trị cao trên thị trường. Sau hơn một thập kỷ, giá trị nhiều căn đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, ngang ngửa với các sản phẩm cao cấp đang chào bán hiện nay. Xem thêm
Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”  - 1

Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈

Sau một giai đoạn đi ngang, thị trường chung cư Hà Nội đang nóng trở lại, cả ở phân khúc sơ cấp lẫn thứ cấp. Từ những căn hộ đã qua sử dụng tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm cho đến hàng loạt dự án mới mở bán tại Hoàng Mai, Thanh Trì, Long Biên hay Cầu Giấy tất cả đều đang ghi nhận một mức giá cao chưa từng thấy. Nhưng liệu đây là “hiện tượng nhất thời” hay thị trường đang thiết lập một mặt bằng giá mới? Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈  - 1

Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản?

Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2025 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố cho thấy một nghịch lý thú vị: giá nhà liên tục lập đỉnh, nhưng thanh khoản không những không giảm mà còn tăng mạnh. Xem thêm
Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản? - 1

Ở trọ cả đời thì đã sao?

“Sao chưa mua nhà đi, ở trọ hoài sao ổn định được?” – nếu bạn dưới 35 tuổi, đang ở thành phố lớn, làm công ăn lương và chưa có nhà riêng, thì khả năng cao bạn đã nghe câu này… ít nhất một lần mỗi tuần! Xem thêm
Ở trọ cả đời thì đã sao? - 1

Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không?

Năm 2013, chị Hương – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội – mua một căn hộ gần 80m² tại khu Yên Hòa (Cầu Giấy) với giá chưa đến 25 triệu đồng/m². Xem thêm
Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không? - 1

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản!

Thị trường bất động sản nhà ở đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm 2025 với tâm thế “hy vọng có cơ hội, nhưng vẫn nên đem theo dù mưa”. Xem thêm
Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản! - 1

Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên

Các đô thị ven biển đang trở thành trục phát triển chiến lược mới. ROX Living Đồng Hới làminh chứng rõ nét cho một mô hình đô thị bền vững – hiện đại – xanh, kết hợp hài hòa giữa yếutố an cư và giá trị đầu tư lâu dài. Xem thêm
Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết