Người mua nhà

Người mua nhà

Hơn 200.000 tỷ đồng tồn kho, đại gia địa ốc nào lo “méo mặt”?

Lượng tồn kho bất động sản đã tăng vọt trong 5 năm qua, còn tốc độ xử lý hàng tồn chậm lại đáng kể. Tín dụng bị siết chặt nhiều năm nhưng điều lạ là vốn ngân hàng càng “chảy” mạnh vào các doanh nghiệp lớn thì khối tồn kho và nợ phải trả càng tăng “khủng”.

Ngân hàng vẫn “bơm” vốn tài trợ cho các doanh nghiệp bất động sản thông qua kênh tín dụng và trái phiếu
Ngân hàng vẫn “bơm” vốn tài trợ cho các doanh nghiệp bất động sản thông qua kênh tín dụng và trái phiếu

“Núi tồn kho” của 10 công ty lớn

Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) ngày 21/12/2018, tổng giá trị tồn kho của 65 công ty bất động sản niêm yết đến thời điểm báo cáo là hơn 201.921 tỷ đồng. Con số tồn kho này đã cao gấp đôi thời điểm đầu năm 2013 –là đỉnh điểm thị trường “đóng băng” chỉ ở mức 128.548 tỷ đồng (đến hết tháng 11/2018 tồn kho giảm mạnh chỉ còn 22.2976 tỷ đồng, chưa tính tồn kho phát sinh từ năm 2013 đến nay).

Trong 5 năm qua, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng đầu tư dự án, thi công tiếp công trình dở dang, tăng nguồn cung sản phẩm… nên quy mô hàng tồn kho lớn hơn. Cơ cấu hàng tồn kho bao gồm: tồn kho trong quá trình phân phối, lưu thông; tồn kho theo kế hoạch bán hàng, tồn kho do chưa tiêu thụ được.

Tổng hợp từ báo cáo tài chính của 10 công ty lớn gồm: Vingroup, NovaLand, Vinaconex, FLC, Hoàng Quân, Đất Xanh, CEO, Khang Điền, Thủ Đức, Phát Đạt… cho thấy, tổng giá trị hàng tồn kho bất động sản của nhóm này đã tăng rất nhanh trong 5 năm qua. Tính đến cuối quý 1/2019, nhóm 10 công ty này đang “ôm” hơn 108.662 tỷ đồng hàng tồn kho bất động sản và bằng khoảng 50% tồn kho của 65 công ty mà HoREA thống kê ở thời điểm cuối 2018.

Tổng giá trị hàng tồn kho BĐS của 10 công ty niêm yết lớn là hơn 108.662 tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính quý 1/2019 của doanh nghiệp
Tổng giá trị hàng tồn kho BĐS của 10 công ty niêm yết lớn là hơn 108.662 tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính quý 1/2019 của doanh nghiệp

Sở hữu lượng tồn kho bất động sản lớn nhất là Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) với hơn 49.244 tỷ đồng hàng tồn tính đến hết tháng 3/2019, gồm: dự án đang xây dựng và hàng sẵn sàng để bán. Số tồn kho hiện giảm 560 tỷ đồng so với hồi đầu năm nay song lại tăng gấp 2,5 lần so với cuối năm 2013 (chỉ ở mức 19.829 tỷ đồng). Chỉ hơn 5 năm, tồn kho bất động sản của tập đoàn này đã tăng thêm gần 20 nghìn tỷ đồng.

Do đặc thù lĩnh vực bất động sản có chu kỳ đầu tư kéo dài nhiều năm, phân kỳ bán hàng theo giai đoạn, tiêu thụ gặp khó, kế hoạch đầu tư gối đầu dự án mới… nên lượng tồn kho phát sinh là bình thường, thậm chí có xu hướng ngày càng “phình” to theo quy mô phát triển.

Nếu như năm 2013 tồn kho của Vingroup chủ yếu nằm ở 6 dự án như Khu đô thị Vinhomes Riverside, Royal City, Time City, Vinpearl Hội An – Nha Trang- Đà Nẵng… thì trong 5 năm qua, công ty đã đầu tư thêm vài chục dự án, mà các dự án rất lớn có lượng tồn kho cao như: Vinhomes Central Park, Metropolis, Khu đô thị Vincity…

Năm 2018, Vingroup ghi nhận doanh thu thuần chuyển nhượng bất động sản là 83.272 tỷ đồng, tăng thêm 20.709 tỷ đồng so với năm trước và nhờ đó giảm bớt tồn kho trên sổ sách. Nhưng quý 1/2019 chỉ ghi nhận 8.430 tỷ đồng doanh thu bán bất động sản, giảm 58% so với cùng kỳ năm trước và bằng 17% lượng tồn kho.  

Không kém cạnh Vingroup, “ông lớn” địa ốc phía Nam là Novaland (mã: NVL) cũng liên tục tăng quy mô hàng tồn kho trong nhiều năm qua. Tính đến cuối quý 1/2019, Novaland có hơn 35.704 tỷ đồng hàng tồn kho bất động sản. Cụ thể, giá trị bất động sản đang xây dựng dở dang lên tới 26.200 tỷ đồng, tăng thêm gần 6.000 tỷ so với cuối năm 2018. Trong đó, hàng tồn kho bất động sản đã hoàn thành và hàng hoá bất động sản lần lượt là 9.359 tỷ đồng và 146 tỷ đồng… Tồn kho của Novaland đã tăng gấp 6 lần so với hồi cuối 2013 chỉ có 5.839 tỷ đồng.

Trong năm 2018, doanh thu thuần bán bất động sản của Novaland là 14.864 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước. Đến quý 1/2019 ghi nhận thêm 4.757 tỷ đồng doanh thu, gấp đôi cùng kỳ năm trước song mới chỉ bằng 20% lượng tồn kho.

Cùng với hàng loạt dự án lớn được đầu tư, Nợ phải trả của Novaland cũng tăng nhanh chóng lên tới 48.911 tỷ đồng, xấp xỉ 2,13 tỷ USD và áp lực cân đối tài chính trả nợ có lẽ không hề dễ dàng đối với công ty này.

Không chỉ tồn kho lớn, 10 công ty địa ốc đối mặt với gánh Nợ phải trả tổng cộng hơn 317.563 tỷ đồng
Không chỉ tồn kho lớn, 10 công ty địa ốc đối mặt với gánh Nợ phải trả tổng cộng hơn 317.563 tỷ đồng

Tương tự, các công ty còn lại cũng đang “ôm” tồn kho bất động sản từ vài trăm tỷ đồng đến hàng chục nghìn tỷ đồng, mà xu hướng tăng quy mô tồn kho rõ rệt. Đến cuối tháng 3/2019, giá trị tồn kho bất động sản của Vinaconex (mã: VCG) là 3.455 tỷ đồng, Tập đoàn FLC (mã: FLC) có 1.453 tỷ đồng, Hoàng Quân (HQC) là 734 tỷ đồng (công ty mẹ), Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG) là 4.319 tỷ đồng, CEO Group (mã: CEO) là 2.390 tỷ đồng, Khang Điền (mã: KDH) là 5.570 tỷ đồng, Thủ Đức (mã: TDH) là 769 tỷ đồng, Phát Đạt  5.024 tỷ đồng.

Lấy đâu tiền trả nợ tỷ đô?

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có báo cáo đánh giá về thị trường bất động sản Việt Nam cho biết lượng hàng tồn kho cũ đã giảm phần lớn, chỉ còn trên dưới 20% tồn kho so với thời kỳ “đỉnh” khủng hoảng năm 2013. Song tốc độ xử lý hàng tồn kho đã chậm lại đáng kể. So với giai đoạn 2013 – 2016, việc giải quyết hàng tồn kho giai đoạn 2017 – 2018 đã giảm tới vài lần bởi rất nhiều dự án gặp khó khăn về chuyển nhượng đổi chủ, không thể thanh lý…

Điều ít được công bố là tình trạng “sức khoẻ” tài chính của chủ dự án ra sao sau 5 năm tái cơ cấu? Khối nợ xấu từ bất động sản của hệ thống ngân hàng đã được xử lý dần dần, song tốc độ khá chậm và nợ xấu mới vẫn tiếp tục phát sinh.

Nhóm 10 công ty bất động sản lớn như Vingroup, Novaland, FLC, Vinaconex, Phát Đạt, Khang Điền… vẫn đang quay cuồng trong vòng xoáy “vay nợ – trả nợ” để tạo dòng tiền đầu tư, kinh doanh lưu chuyển dương.

Theo thống kê, đến cuối quý 1/2019, tổng nợ phải trả của 10 công ty địa ốc cũng tăng vọt lên tới 317.563 tỷ đồng dù suốt 5 năm thị trường tiêu thụ khó khăn, tồn kho tăng cao, siết chặt tín dụng… Đáng ngạc nhiên, các tổ chức tín dụng vẫn duy trì “bơm” vốn cho 10 công ty này với tổng dư nợ cuối tháng 3/2019 là hơn 134.112 tỷ đồng, tương đương 5,83 tỷ USD.

Cụ thể, Vingroup được các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước “hậu thuẫn” vốn vay rất lớn, dư nợ lên tới 92.100 tỷ đồng tính đến hết tháng 3/2019. Nợ vay được đảm bảo bằng chính các dự án bất động sản, quyền thu nợ, cổ phiếu, tài sản khác… tại nhóm nhà băng thân hữu như Techcombank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank.

Cùng với tồn kho tăng “khủng”, đến hết quý 1/2019, Nợ phải trả của Vingroup cũng đã tăng vượt mức 211.752 tỷ đồng, tương đương hơn 9,3 tỷ USD.

Hay Novaland được 12 ngân hàng cho vay với tổng dư nợ cuối quý 1/2019 lên tới 26.061 tỷ đồng, chủ yếu vốn vay đến từ Vietinbank, VPBank, Vietcombank, Sacombank, KienlongBank… Khoản vay lớn nhất là 2.000 tỷ đồng mà NovaLand vay từ VPBank với thời hạn 4 năm, được thế chấp bằng cổ phần và vốn góp của công ty con, công ty liên kết của Novaland, quyền tài sản phát sinh từ đền bù giải tỏa đất ở quận 2, TP. HCM. Ngoài ra, Vietinbank cũng ưu ái cho Novaland vay vốn với dư nợ cuối kỳ hơn 1.126 tỷ đồng.

Ngoài ra, Novaland còn tích cực huy động vốn trái phiếu từ 10 tổ chức tín dụng, tập đoàn lớn… do các điều kiện vay và tài sản bảo đảm có phần “dễ thở” hơn so với khoản tín dụng. Số nợ trái phiếu của Novaland đến cuối tháng 3/2019 lên tới 12.205 tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng nợ phải trả.

Một điểm lưu ý là Novaland đã dùng chính cổ phần NVL thuộc sở hữu của cổ đông để đảm bảo các khoản nợ trái phiếu, kèm thêm tài sản khác. Tuy vậy, việc nhận thế chấp bằng cổ phiếu luôn tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng, nhất là khi giá cổ phiếu giảm mạnh trên thị trường hoặc doanh nghiệp phá sản thì cổ phiếu sẽ thành 0 đồng.

Theo các chuyên gia tài chính, nếu dòng vốn tập trung quá nhiều vào một hoặc nhóm doanh nghiệp lớn thì có rủi ro khi tình hình kinh doanh bết bát, việc xử lý thu hồi nợ sẽ rất khó khăn, nguy cơ mất vốn… như bài học cay đắng mà 12 tổ chức tín dụng đã phải xắn tay “giải cứu” Hoàng Anh Gia Lai. Do đó, khối nợ ngân hàng 5,83 tỷ USD của nhóm 10 công ty nêu trên đặt ra câu hỏi về khả năng cân đối tài chính trả nợ có khả thi hay không?

Nam

0

Bình luận

Hoàng Quân đóng cửa 5 chi nhánh tại TP.HCM: Tái cấu trúc để sống còn, hay tín hiệu của sức ép tài chính?

Trong khi thị trường bất động sản vẫn còn nhiều điểm nghẽn về thanh khoản, nguồn vốn và pháp lý, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HQC), một cái tên từng gắn liền với phân khúc nhà ở xã hội tại phía Nam đang cho thấy những chuyển động đáng chú ý. Xem thêm
Hoàng Quân đóng cửa 5 chi nhánh tại TP.HCM: Tái cấu trúc để sống còn, hay tín hiệu của sức ép tài chính?  - 1

Bong bóng bất động sản 20 năm mà nổ thì như thế này …!

Đây là góc nhìn tổng thể giúp bạn hiểu rõ thực trạng bất động sản Trung Quốc qua 5 câu chuyện : Xem thêm
Bong bóng bất động sản 20 năm mà nổ thì như thế này …!  - 1

🏙️ TP.HCM chính thức “mở cửa” 17 dự án nhà ở cho người nước ngoài mua nhà

Thị trường bất động sản TP.HCM vừa đón nhận một thông tin tích cực dành cho cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. UBND TP.HCM đã chính thức công bố danh sách 17 dự án nhà ở thương mại đủ điều kiện để người nước ngoài được mua, sở hữu theo đúng quy định của Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 95/2024/NĐ-CP. Xem thêm
🏙️ TP.HCM chính thức “mở cửa” 17 dự án nhà ở cho người nước ngoài mua nhà  - 1

Những con số “vui” từ bất động sản Hà Nội & TP.HCM quý 2/2025

Báo cáo mới nhất từ Savills Việt Nam (quý II/2025) đã hé lộ nhiều chuyển động đáng chú ý trong thị trường bất động sản tại hai đầu tàu kinh tế của cả nước. Dù chưa thật sự bùng nổ, nhưng từng phân khúc đang cho thấy tín hiệu phục hồi rõ rệt với những "điểm sáng" riêng biệt tại Hà Nội và TP.HCM. Xem thêm
Những con số “vui” từ bất động sản Hà Nội & TP.HCM quý 2/2025  - 1

Bất động sản đôi khi không cần ai “thổi giá”. Chỉ cần vài người chịu chơi… và một người chịu mua...

Tuấn – bạn đại học cũ của tôi vốn là dân công nghệ thông tin, hiền lành và ít nói. Ấy vậy mà sau vài lần nghe người quen rỉ tai chuyện đầu tư đất vùng ven “ăn chắc thắng lớn”, cậu ta bỏ luôn việc đang làm để về tỉnh “nuôi đất”. Xem thêm
Bất động sản đôi khi không cần ai “thổi giá”. Chỉ cần vài người chịu chơi… và một người chịu mua... - 1

Bất động sản đối mặt với nguy cơ dư thừa nhưng giá vẫn cao chót vót

Dù nguy cơ dư thừa cao trong thời gian tới, nhưng bất động sản vẫn cao chót vót. Xem thêm
Bất động sản đối mặt với nguy cơ dư thừa nhưng giá vẫn cao chót vót  - 1

Bất động sản không có "cửa" giảm giá trong 2 năm tới

Trong một bối cảnh thị trường nhiều biến động, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng – đã đưa ra nhận định đầy sức nặng: Bất động sản sẽ không giảm giá trong ít nhất 2 năm tới. Xem thêm
Bất động sản không có "cửa" giảm giá trong 2 năm tới - 1

Giá căn hộ Hà Nội lập đỉnh: 79 triệu/m2: Chạm trần mà vẫn chưa thấy... nóc!

Nếu ai đó từng bảo “Hà Nội đất chật người đông, chung cư là giải pháp vừa túi tiền”, thì cái túi ấy giờ phải là hàng hiệu, size XXL và có khả năng co giãn như ví của đại gia mất 😅 Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lập đỉnh: 79 triệu/m2: Chạm trần mà vẫn chưa thấy... nóc! - 1

Chủ đầu tư livestream bán nhà: Chiêu trò PR, trò vui giải trí hay cuộc cách mạng bất động sản

Một tối đẹp trời giữa tháng 6, trong khi người ta đang say sưa coi phim, coi đá bóng, thì cộng đồng bất động sản lại “dậy sóng” vì một buổi… bán nhà online. Xem thêm
Chủ đầu tư livestream bán nhà: Chiêu trò PR, trò vui giải trí hay cuộc cách mạng bất động sản - 1

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long: Bức tranh doanh nghiệp sau lệnh cưỡng chế thuế

Từ một cái tên còn ít được biết đến trên thị trường bất động sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long (MST: 0109534553) đang dần gây chú ý không chỉ bởi chiến lược mở rộng táo bạo mà còn vì những dấu hiệu cảnh báo về khả năng kiểm soát dòng tiền, mới nhất là quyết định cưỡng chế thuế do Chi cục Thuế cơ sở số 8 TP Hà Nội ban hành. Xem thêm
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Long: Bức tranh doanh nghiệp sau lệnh cưỡng chế thuế  - 1

Năm 2022, ai nghĩ giá căn hộ sẽ tăng gấp ba như bây giờ?

Một câu đùa cợt đầy chua chát, nhưng là sự thật đau lòng đang định hình lại toàn bộ thị trường nhà ở tại các đô thị lớn như Hà Nội. Xem thêm
Năm 2022, ai nghĩ giá căn hộ sẽ tăng gấp ba như bây giờ?  - 1

Có 10 tỷ mà mãi vẫn không dám mua nhà

Khi đọc bài này, tôi liên tưởng đến câu "người giàu cũng khóc". Thì ra không chỉ người nghèo mới luẩn quẩn trong vòng xoáy mua nhà. Xem thêm
Có 10 tỷ mà mãi vẫn không dám mua nhà - 1

Giá chung cư Hà Nội bứt tốc áp sát TP.HCM

Giá chung cư tại Hà Nội đang leo thang với tốc độ khiến không ít người mua nhà “hụt hơi”, còn giới đầu tư thì bắt đầu gật gù thừa nhận: “Thị trường Thủ đô bây giờ không còn là vùng trũng giá bất động sản nữa”. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội bứt tốc áp sát TP.HCM - 1

Thị trường bất động sản HCM tái định vị giá từ “đơn cực" sang "đa cực"

Trong suốt nhiều năm vừa qua, thị trường BĐS Tp.HCM vẫn vận hành theo cấu trúc “đơn cực" với trung tâm CBD truyền thống là các quận 1,3,5 nơi tập trung các cơ quan hành chính, tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp và các khu dân cư lâu đời. Xem thêm
Thị trường bất động sản HCM tái định vị giá từ “đơn cực" sang "đa cực" - 1

Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn

Là dự án có sức hút đặc biệt tại Đà Nẵng năm 2025, The Legend Danang kế bên cầu Rồng đang tạo ra “làn sóng” săn tìm không gian sống mang tính biểu tượng với chính sách Early Bird hấp dẫn. Xem thêm
Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn - 1

Sống như nghỉ dưỡng giữa trung tâm Đà Nẵng: “Đặc quyền” tại Sun Solar Residence

Thức dậy đón ánh nắng sớm mai bên khung cửa view sông Hàn, tận hưởng bầu khí quyển trong lành, luyện tập thể thao từ phòng gym cho đến bể bơi vô cực trong tòa tháp, trải nghiệm dịch vụ, mua sắm ngay khối đế... Không cần phải đi xa, tòa tháp Sun Solar Residence mang đến không gian sống chuẩn VVIP, đầy đủ tiện ích mà giới tinh hoa luôn khao khát, ngay giữa lõi trung tâm thành phố Đà Nẵng. Xem thêm
Sống như nghỉ dưỡng giữa trung tâm Đà Nẵng: “Đặc quyền” tại Sun Solar Residence - 1

Gánh nợ 40 năm chỉ để có một căn nhà: Liệu có đáng?

Gần đây, các ngân hàng rầm rộ tung ra gói vay mua nhà dành cho người trẻ, lãi suất ưu đãi và thời hạn vay lên đến... 40 năm. Nghe thì hấp dẫn, nhưng không ít người lại chùn bước, nhất là khi tính ra có thể “cõng nợ” đến tận tuổi về hưu. Xem thêm
Gánh nợ 40 năm chỉ để có một căn nhà: Liệu có đáng? - 1

Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm

Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm Xem thêm
Xây nhà giáp ranh cạnh nhà có mái tôn thôi thì phải cố gắng “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nhất có thể với hàng xóm - 1

Dạo này các dự án chung cư mới ở Hà Nội toàn thuộc phân khúc cao cấp, giá trên 100 triệu/m² là chuyện quá bình thường hay sao?

Dạo này lướt qua các dự án mới mở bán ở Hà Nội, thấy giá chung cư cứ như lên đồng, toàn trên 100 triệu/m², có dự án còn chạm mốc 160 triệu/m². Xem thêm
Dạo này các dự án chung cư mới ở Hà Nội toàn thuộc phân khúc cao cấp, giá trên 100 triệu/m² là chuyện quá bình thường hay sao? - 1

🏫 Mua nhà gần trường: Một quyết định đáng giá hơn bạn nghĩ

Khi tôi và chồng quyết định mua nhà, tiêu chí đầu tiên chúng tôi nghĩ tới không phải là gần trung tâm, gần chợ hay sát bên bệnh viện, mà là: nhà có gần trường học không? Lúc đó, nhiều người còn bảo "con mới học mẫu giáo, lo xa thế", nhưng thật lòng, nếu không có sự lo xa ấy, tôi nghĩ cuộc sống của chúng tôi bây giờ đã khác, tất nhiên là… bận rộn, mệt mỏi hơn rất nhiều. Xem thêm
🏫 Mua nhà gần trường: Một quyết định đáng giá hơn bạn nghĩ - 1

Lotte Eco Smart City chính thức “chốt đơn” đất vàng Thủ Thiêm, được duyệt giá đất 16.190 tỉ đồng và phép thử thực sự của đô thị lõi Thủ Thiêm

Sau gần một thập kỷ kể từ ngày đầu công bố, đại dự án Lotte Eco Smart City vừa chính thức “mở khoá” pháp lý quan trọng: được TP.HCM phê duyệt giá đất 16.190 tỷ đồng, tạo cơ sở để hoàn thiện nghĩa vụ tài chính, xin cấp sổ đỏ và triển khai xây dựng. Đây không chỉ là tín hiệu cho thấy thị trường đang có sự khởi động trở lại, mà còn là phép thử lớn cho tầm nhìn phát triển đô thị lõi Thủ Thiêm, nơi từng mang tham vọng trở thành trung tâm tài chính mới của Đông Nam Á. Xem thêm
Lotte Eco Smart City chính thức “chốt đơn” đất vàng Thủ Thiêm, được duyệt giá đất 16.190 tỉ đồng và phép thử thực sự của đô thị lõi Thủ Thiêm - 1

Bất động sản Việt Nam chưa thể “chết” - Phần 3: Sau đỉnh núi cao thường là thung lũng/vực thẳm – Lịch sử liệu có lặp lại?

Lịch sử BĐS Việt Nam từng chứng kiến những chu kỳ "đỉnh núi – thung lũng" (ví dụ: các "cơn sốt" năm 2007-2008, 2010-2011, và 2018-2022 đều cho thấy quy luật bong bóng vỡ khi giá bị đẩy lên quá cao). Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại cho thấy sự khác biệt cốt lõi, hướng tới một giai đoạn điều chỉnh để trưởng thành thay vì lao xuống "vực thẳm". Xem thêm
Bất động sản Việt Nam chưa thể “chết” - Phần 3: Sau đỉnh núi cao thường là thung lũng/vực thẳm – Lịch sử liệu có lặp lại? - 1

“Sống chất” tại căn hộ Sun Group cận kề 4 đại công viên hàng đầu khu Nam Hà Nội

Sở hữu vị trí hiếm có giữa lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, tổ hợp căn hộ cao tầng Park Residence nổi lên như một lựa chọn an cư, đầu tư hấp dẫn khi trở thành tâm điểm của hệ tiện ích thuộc 4 đại công viên lần đầu tiên xuất hiện tại đô thị cửa ngõ Nam Hà Nội. Xem thêm
“Sống chất” tại căn hộ Sun Group cận kề 4 đại công viên hàng đầu khu Nam Hà Nội - 1

Hà Nội vào mùa… “giá trọ leo thang”! Có nơi nhảy vọt 15%

Không chỉ nắng nóng ngoài trời, mà cả bảng giá thuê trọ cũng đang âm thầm tăng nhiệt. Mỗi mùa nhập học, khi mà tân sinh viên chưa kịp quen đường đã phải quen luôn với cụm từ “phòng trọ full rồi em ơi”. Người thuê thì thở dài, chủ nhà thì… mỉm cười, còn môi giới thì “cháy máy”. Xem thêm

Vậy giá thuê trọ đang tăng thế nào? Người thuê ứng phó ra sao? Cùng dạo một vòng “bản đồ nhà trọ” Hà Nội mùa cao điểm!

Từ tháng 3 đến nay, giá thuê phòng trọ tại Hà Nội tăng mạnh, nhất là ở các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân. Mức tăng phổ biến từ 10-15%, cả với phòng trọ giá rẻ và chung cư mini.

Ở Nam Từ Liêm, phòng trọ 20-25m2 không nội thất tại Mỹ Đình tăng từ 2,4-3 triệu lên 2,8-3,4 triệu đồng/tháng. Chung cư mini tại Mỹ Đình và Mễ Trì cũ đều tăng lên mức 5,5-6 triệu/tháng. Các khu như Phú Đô, Tân Mỹ, Nhân Mỹ cũng có mức tăng tương tự.

Cầu Giấy ghi nhận phòng khép kín 20-30m2 tăng từ 2,5-3,5 triệu lên 2,8-4 triệu đồng/tháng, còn căn hộ mini dao động từ 4,7 đến 6,5 triệu/tháng.

Thanh Xuân và Hà Đông cũng trong xu hướng tăng, giá thuê phòng khép kín đầy đủ nội thất phổ biến 4-5 triệu đồng, căn hộ mini lên đến 5,2 triệu/tháng.

Các bác thuê trọ khu nào, giá có tăng không? Các tân sinh viên chuẩn bị tinh thần nhé!

Hà Nội vào mùa… “giá trọ leo thang”! Có nơi nhảy vọt 15% - 1

Bất động sản chưa thế “chết” - Phần 2: Những yếu tố tạo đà tăng trưởng cho BĐS Việt Nam

Trong phần 1, chúng ta đã khẳng định thị trường bất động sản không thể “chết” nhờ ý chí chủ quan của Nhà điều hành và vai trò quan trọng của BĐS đối với nền kinh tế. Tiếp nối, phần 2 sẽ chỉ ra rằng BĐS không những không "chết", mà đang được "bơm máu hồi sức" một cách mạnh mẽ nhờ những yếu tố then chốt sau: Xem thêm
Bất động sản chưa thế “chết” - Phần 2: Những yếu tố tạo đà tăng trưởng cho BĐS Việt Nam  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết