Thái Vân Đặng

Thái Vân Đặng

PHÂN BIỆT VÀ SO SÁNH NHÀ Ở XÃ HỘI, NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ, NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

Căn hộ chung cư thường nhắc đến khái niệm “Nhà ở xã hội” (NOXH), “Nhà ở tái định cư” (TĐC), Nhà ở thương mại (NOTM). Để hiểu rõ hơn về những khái niệm này, có một số thông tin như sau:

NOXH: Dành cho các đối tượng xã hội như đối tượng chính sách, đối tượng thu nhập thấp (không phải đóng thuế thu nhập thường xuyên), đối tượng không có nhà ở … Nhìn chung, NOXH là nhà dành cho đối tượng có thu nhập thấp, do đó chất lượng của loại này cũng “Phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp”. Ngoài ra nhà nước còn có những ưu đãi như tăng hệ số sử dụng đất, giảm các quy chuẩn xây dựng, ví dụ diện tích bãi giữ xe – 12m2 bãi giữ xe / 100m2 căn hộ, hay diện tích tối thiểu căn hộ - 25m2/căn hộ. Và giá bán NOXH bị khống chế.

Nhà TĐC: Dành cho các đối tượng bị đền bù giải toả. Chuẩn thiết kế của Nhà TĐC cũng được ưu tiên như chuẩn NOXH, tuy nhiên đối tượng mua nhà TĐC là đối tượng bị giải toả chứ không phải đối tượng thu nhập thấp. Và giá nhà TĐC cũng không bị khống chế.

Nhà ở TM: Dành để bán thương mại. Chuẩn thiết kế theo QCVN, diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2, diện tích bãi giữ xe là 20m2 / 100m2 căn hộ ở. Và giá bán của căn hộ thương mại thì tuỳ vào Chủ đầu tư.

Theo luật hiện hành, khi triển khai một dự án Nhà ở TM, Chủ đầu tư phải dành 20% diện tích đất / Căn hộ để phục vụ nhu cầu NOXH. Với những dự án dưới 10ha, có thể chuyển đổi nghĩa vụ này bằng TIỀN. Riêng Nhà ở TĐC thì tuỳ nguồn gốc đất của Dự án, có thể được chỉ định toàn bộ là Nhà TĐC hoặc một phần là nhà TĐC. Với quy định như vậy, nên thông thường các Chủ đầu tư chọn phương án trả tiền cho nghĩa vụ 20% NOXH phải có khi đầu tư Nhà ở TM, vì các Chủ đầu tư không muốn có khu NOXH trong dự án Nhà ở TM. Trong khi đó, Nhà TĐC là loại được chỉ định vì nguồn gốc đất, do đó thường khó để chuyển đổi nghĩa vụ bằng Tiền, tuy nhiên vì giá nhà TĐC không bị khống chế, nên các Chủ đầu tư khi có nghĩa vụ TĐC trong dự án mình thì nâng chuẩn xây dựng lên tiệm cận với chất lượng của Nhà ở TM. Lý do bởi vì những đối tượng được mua nhà TĐC chỉ có một ưu tiên duy nhất là ưu tiên mua, còn lại không được ưu tiên về giá (vì không bị khống chế), và theo thống kê của Sở XD, thường chỉ khoảng 30% đối tượng được mua nhà TĐC chọn nhà TĐC, phần còn lại chọn nhận tiền, nên 70% còn lại đó, Chủ đầu tư được bán thương mại. Vì vậy Chủ đầu tư khi xây dựng Nhà TĐC thường nâng chuẩn Xây dựng lên để khi được bán thương mại thì vẫn có chất lượng tương đương nhà Thương mại.

Đó là về quy chuẩn và đối tượng mua cho các loại NOXH, Nhà ở TĐC và Nhà ở TM. Có nhiều người sẽ thắc mắc về chất lượng xây dựng cho các loại nhà trên, để hiểu rõ hơn thì phải nắm thêm quy trình xây dựng nhà chung cư là như thế nào. Việc xây dựng nhà chung cư sẽ có những bước như sau:

1. Thi công cọc: Là bước đầu tiên của việc làm móng, nhà phố khi xây dựng với những vùng đất yếu, nhiều người cũng sử dụng cọc, thường là cọc cừ tràm, tuy nhiên với chung cư, quy định chung là bất cứ đất tốt hay đất yếu thì cũng phải xài cọc hết, cọc bê tông được ép xuống đất tại những vị trí sẽ xây dựng cột sau này. Chi phí cho đống cọc này cũng cực nhỏ so với tổng công trình, nếu công trình tầm 20 tầng, xây hết 800ty thì tiền cọc tầm 20ty thôi (khoảng 2.5%).

2. Thi công móng, hầm: Có Dự án chủ đầu tư xây hầm, có dự án không, hầm mục đích chính là để xe. Theo quy chuẩn, cứ 100m2 nhà bán cho dân thì cần 20m2 để xe (NOXH và TĐC thì chỉ cần 12m2), thường 1-2 hầm là đủ chỗ, tuy nhiên với những khu đất trung tâm, các chủ đầu tư có xu hướng xây nhiều hầm để tận dụng đất. Tùy bao nhiêu hầm, nhưng nhìn chung, tiền xây hầm cũng không nhiều lắm, chiếm tối đa 10% toàn công trình. Xong hầm là lúc Chủ đầu tư có quyền ký hợp đồng với khách hàng sau khi có một văn bản xác nhận đủ điều kiện bán hàng của Sở Xây dựng.

3. Tiếp đến là khung Bê tông cốt thép (BTCT): Lúc này công trình bắt đầu thành hình, nổi lên trên mặt đất, ai ở gần công trình xây dựng thì đôi khi sẽ gặp trong tuần thường có 1 ngày xe cộ rầm rộ vào ban đêm, ấy là lúc Nhà thầu đổ BTCT, với tốc độ xây dựng hiện nay, cứ khoảng 5-7 ngày sẽ xong 1 tầng, mỗi tháng sẽ xây được 4-6 tầng, nên đôi khi chớp mắt qua chớp mắt lại là tòa nhà cất nóc. Chi phí BTCT cũng không cao, tầm 15-20% chi phí xây dựng toàn công trình.

Ba mục trên đây, thì loại công trình nào (NOXH, TĐC, hay nhà TM) thì chất lượng làm mấy cái công tác này cũng giống nhau cả, không có gì khác biệt về chất lượng. Ngoài ra, chi phí cho phần này cũng thấp, khi thấy công trình sừng sững bằng BTCT thì thực tế chi phí mới bỏ ra tầm 30% thôi. Mấy phần sau đây mới quyết định chất lượng của chung cư và cũng tốn nhiều tiền, đó là:

4. Hệ thống MEP và PCCC: Hay còn gọi là Hệ thống Cơ, Điện, Nước, Phòng cháy chữa cháy: Cơ là hệ thống thang máy, nâng, thông gió, điện là hệ thống điện tòa nhà, nước là hệ thống cấp nước tòa nhà, và phòng cháy chữa cháy là các hệ thống báo cháy…, đây là các đường ống được bố trí để cung cấp điện, nước, thang máy…. Chất lượng tòa nhà bắt đầu được thể hiện. Ví dụ thang máy, đồ xịn thì mắc, nhưng chạy êm, đồ dỏm thì rẻ và đôi khi vừa chạy vừa kêu. Kẹt bồn cầu, nước yếu thì do hệ thống , rò rỉ, bơm áp không đủ, …. Còn điện chập thì do hệ thống điện đường dây không ổn, không có máy phát điện dự phòng…. Thế nên ở chung cư mà thiếu mấy cái vụ điện, nước bồn cầu, thang máy… là do cái hệ thống này.

5. Hoàn thiện mặt ngoài: Là công tác tô trát bên ngoài căn hộ (sơn màu gì, có ốp gạch không, lan can đẹp không), rồi xây tường bao, ngăn phòng, sơn tường, hành lang…, kể cả hạ tầng bên dưới, công viên, bồn hoa, cổng vào…., hằm bà lằng thứ. Nếu khu căn hộ nhìn cũ cũ xấu xấu, sơn mấy bữa là tróc, hay hành lang tối tối bẩn bẩn…., đường vào thì lồi lõm, công viên vườn hoa có chỗ làm chỗ không…, cái này thuộc về mục hoàn thiện bên ngoài.

6. Hoàn thiện bên trong căn hộ: Là công tác hoàn thiện trong từng căn hộ: Hiện nay, các Chung cư thường giao hoàn thiện cơ bản, nghĩa là có lát sàn, đóng trần, có bếp, thiết bị vệ sinh, bóng điện, công tắc…, đủ để vác cái mền vào là ở được. Một số dự án thì giao thêm tủ quần áo, tủ bếp.., còn một số thì giao thô, giao thô nghĩa là ngoài cái cửa chính và ngăn phòng ra thì chưa làm gì cả. trần chưa đóng, nền chưa lát, bếp chưa có, bóng điện cũng không (chỉ có ống chờ), cũng không có bồn cầu…, nhà tắm… Thiết bị trong quá trình hoàn thiện sẽ nói lên level của căn hộ. Cũng là cái bồn cầu, nhưng có cái 3tr, có cái 30tr, cũng là vòi sen, có cái 1tr, có cái 10tr….,

Mục 4-6 thường chiếm 70% chi phí đầu tư, sẽ nói lên chất lượng và Level của căn hộ, đương nhiên phải kết hợp với việc thiết kế. Và dựa vào đây sẽ thấy, giá rẻ đồng nghĩa với vật liệu hoàn thiện kém. Và NOXH, với mục tiêu tạo ra một căn hộ giá rẻ, thì vật liệu hoàn thiện thường là rẻ nhất có thể, như vậy chất lượng thấp là điều đương nhiên. Còn nhà TĐC thì tuỳ vào Chủ đầu tư, vì các mục 4-6 thường thi công sau và có thể thay đổi trong vòng 6-8 tháng trước khi bàn giao.

Trên đây là tóm tắt về sự khác nhau giữa ba loại nhà là NOXH, Nhà TĐC, và Nhà ở TM. Sự khác biệt nằm ở quy chuẩn xây dựng và Chất lượng xây dựng. Có thể nói rằng nhà TĐC là bước trung gian giữa NOXH và Nhà ở TM. Cần phải nhấn mạnh rằng, Nhà TĐC không hẳn là nhà chất lượng kém. Có những dự án nhà TĐC chất lượng còn tốt hơn Nhà ở TM của các dự án khác. Bởi vì chất lượng của một căn hộ Chung cư không chỉ nằm ở chất lượng xây dựng, mà còn nằm ở chất lượng thiết kế. Theo ý kiến cá nhân, chất lượng thiết kế chiếm trọng số lớn hơn chất lượng xây dựng khi đánh giá chất lượng của một Căn hộ chung cư. Do đó, cho dù là NOXH, hay Nhà TĐC mà thiết kế thông thoáng, đón sáng, không khí, và môi trường sống trong căn hộ cũng như toàn khu tốt thì vẫn tốt hơn là căn hộ Thương mại nhưng thiết kế rối rắm và không thông thoáng.

---

Nguồn: Anh Đức Remaps.vn

Ảnh: Real Insider.

 

 

 

 

0

Bình luận

😅 Tối qua đọc được một post về chủ đề: “Có nên mua nhà từng có người mất hay không”

Tưởng sẽ rùng rợn, ai dè lại là một chuỗi comment cười ra nước mắt, mà càng đọc càng thấy... có lý ghê! Xem thêm
😅 Tối qua đọc được một post về chủ đề: “Có nên mua nhà từng có người mất hay không” - 1

🎉 5,9%/năm: Có thể không phải mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử, nhưng là lần đầu tiên mình cảm thấy chính sách nhà ở thật sự… có chỗ cho mình.

Là một người trẻ dưới 35 tuổi, mình không đầu tư, không lướt sóng. Mình chỉ là một người đi làm, tích cóp từng đồng với hy vọng một ngày nào đó có thể “chạm tay vào mái nhà của chính mình”, ở chính thành phố mình đang sống và làm việc. Xem thêm
🎉 5,9%/năm: Có thể không phải mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử, nhưng là lần đầu tiên mình cảm thấy chính sách nhà ở thật sự… có chỗ cho mình.  - 1

Hầm để xe chung cư: Mua nhà được tặng… “Trò chơi may rủi” mỗi tối

Nhiều cư dân ở Hà Nội mua nhà chung cư với hi vọng “thoát cảnh đi thuê”, nào ngờ lại bước vào một chuỗi drama không hồi kết. Xem thêm
Hầm để xe chung cư: Mua nhà được tặng… “Trò chơi may rủi” mỗi tối - 1

💸 Vay tiền đầu tư bất động sản: Làm giàu cho mình hay… cho ngân hàng?

Nhiều người đang có trong tay tầm 1 tỷ, thu nhập khoảng 40–50 triệu/tháng. Nghe lời khuyên “dùng tiền người khác để làm giàu”, họ vay thêm 3–4 tỷ, ôm vài lô đất, căn hộ, hoặc shophouse với ước mơ đổi đời. Xem thêm
💸 Vay tiền đầu tư bất động sản: Làm giàu cho mình hay… cho ngân hàng?  - 1

Vinhomes Green City - Chuẩn mực sống “hợp gu” thế hệ thịnh vượng mới

Không chỉ là tài sản, bất động sản ngày nay còn là nền tảng cho một lối sống toàn diện, cân bằng giữa công việc, gia đình và phát triển bản thân. Đây chính là tiêu chí sống đang được thế hệ thành đạt mới - những người trẻ, năng động và có tư duy đầu tư hiện đại - ưu tiên hàng đầu. Xem thêm
Vinhomes Green City - Chuẩn mực sống “hợp gu” thế hệ thịnh vượng mới - 1

Có hợp đồng thuê nhà, chưa chắc dòng tiền thuê sẽ ổn định

Mình nhớ mình có xem 1 căn ở quận trung tâm, nằm trên trục đường kết nối giữa 2 chợ nổi tiếng, nằm sát lõi thương mại lâu đời. Xem thêm
Có hợp đồng thuê nhà, chưa chắc dòng tiền thuê sẽ ổn định - 1

Đừng bao giờ đi xem nhà một mình (ít nhất phải đi 2 người)

Mình đã từng suýt chốt một căn siêu ngon ở Phú Nhuận nếu không nhờ đi cùng bạn thân. Đó là một căn góc 3 mặt tiền trong hẻm lớn, vừa xây mới hoàn toàn, chuẩn bài để vận hành căn hộ dịch vụ. Xem thêm
Đừng bao giờ đi xem nhà một mình (ít nhất phải đi 2 người) - 1

Hãy mạnh dạn bắt chuyện với hàng xóm và những hàng quán nhỏ xung quanh khi đi mua nhà

Lưu ý là hàng xóm và những hàng quán nhỏ nhé. Vì hàng quán nhỏ thì bạn mới dễ bắt chuyện với chủ hoặc nhân viên để hỏi thăm về căn nhà gần đó mà bạn đang xem xét. Nhờ điều này mà mình đã tiết kiệm được thời gian khi đi xem 1 căn nhà phố tưởng chừng rất đẹp nhưng thực ra lại có nhiều vấn đề. Xem thêm
Hãy mạnh dạn bắt chuyện với hàng xóm và những hàng quán nhỏ xung quanh khi đi mua nhà - 1

Đừng đợi đến khi có nhiều tiền mới đi xem nhà - vì lúc đó bạn dễ “mua bằng cảm xúc”

Nghe có vẻ ngược đời ha? Nhưng thật lòng mà nói, thời điểm lý tưởng nhất để bắt đầu đi xem nhà, là khi bạn... chưa có tiền. Xem thêm

Lý do đơn giản lắm: Vì lúc chưa có tiền, bạn tỉnh táo. Bạn đi xem vì tò mò, vì muốn học, muốn hiểu. Bạn không bị áp lực "phải mua", nên không dễ bị cuốn theo lời môi giới, hay mấy cái deal tưởng như “ngon ăn”.

Ngược lại, khi bạn đã có một cục tiền trong tay, đặc biệt là lần đầu cầm tiền tỷ để chuẩn bị mua nhà, bạn rất dễ rơi vào trạng thái nôn nóng phải chốt. Và vì còn thiếu kiến thức và trải nghiệm thực tế nên bạn cũng cực kỳ dễ FOMO. Và lúc đó, chỉ cần một môi giới nói khéo, một căn nhà “coi được” mà gợi ý là sắp có người đặt cọc... là bạn có thể xuống tiền trong vòng vài ngày, mà chưa kịp kiểm tra kỹ.

Nhiều người mình quen biết cũng bị vấn đề này. Nôn nóng mua xong mới phát hiện vị trí khó bán lại, khu dân cư không ổn, sổ đỏ bị vướng phần lưu không, hoặc cho thuê mãi không có ai thuê. Mà vốn ban đầu thì chưa mạnh, ôm hàng hoài không thoát được dù rõ ràng ban đầu chỉ định mua để lướt nhanh.

Nguồn: Anh Tran

Đừng đợi đến khi có nhiều tiền mới đi xem nhà - vì lúc đó bạn dễ “mua bằng cảm xúc” - 1

Bất động sản không có cửa giảm giá trong 2 năm tới?

Trong một bối cảnh thị trường nhiều biến động, TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng – đã đưa ra nhận định đầy sức nặng: Bất động sản sẽ không giảm giá trong ít nhất 2 năm tới. Xem thêm
Bất động sản không có cửa giảm giá trong 2 năm tới? - 1

Đánh thuế bất động sản thứ hai có tác động đến giá nhà?

Có lẽ nhiều người kỳ vọng rằng đánh thuế bđs thứ 2 là cây đũa thần giúp bđs giảm giá. Nên khi có tin đánh thuế bđs thứ 2 chưa được áp dụng thời điểm này khiến nhiều người hụt hẫng. Riêng mình thấy có đánh thuế bđs thứ 2 thì cũng không tác động nhiều đến giá nhà, lý do là: Xem thêm
Đánh thuế bất động sản thứ hai có tác động đến giá nhà? - 1

Sun Group tái xuất thị trường địa ốc Thủ đô với dự án Sun Feliza Suites

Sun Property, thành viên Tập đoàn Sun Group tự hào ra mắt Sun Feliza Suites – tổ hợp căn hộ hướng tới tiêu chuẩn 6 sao tọa lạc tại vị trí vàng trung tâm Cầu Giấy (Hà Nội). Với thiết kế đẳng cấp, tiện ích vượt trội, dự án mang đến chuẩn mực sống tinh hoa cho giới thượng lưu Thủ đô.   Xem thêm
Sun Group tái xuất thị trường địa ốc Thủ đô với dự án Sun Feliza Suites - 1

Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển

Khi Hà Nội đang chìm trong lớp khói bụi dày đặc và cái nóng hầm hập, gia đình chị Hải Yến thu xếp hành lý rời khỏi Thủ đô bắt đầu một cuộc sống mới bên biển xanh, nắng vàng tại thành phố Nha Trang. Xem thêm
Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển  - 1
Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển  - 2
Trốn khói bụi Hà Nội, gia đình 5 người vào Nha Trang mua nhà sống gần biển  - 3

TS NGUYỄN VĂN ĐÍNH: GIÁ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI QUÁ THẤP

P/s : Vậy bao nhiu thì đúng giá đối với thu nhập bình quân of những đối tượng đc mua NOXH Xem thêm
TS NGUYỄN VĂN ĐÍNH: GIÁ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI QUÁ THẤP  - 1

BA VÌ: MỘT NGƯỜI DÂN ĐÃ HOÀN TẤT THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HƠN 210M2 ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM THÀNH ĐẤT Ở, NHƯNG SỐ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI ĐÓNG QUÁ "KHỔNG LỒ" NÊN ĐÃ "QUAY XE" 🥺

Đó là trường hợp của ông Đ.C.P ở xã Minh Quang, huyện Ba Vì (nay là xã Ba Vì) khi xin chuyển mục đích sử dụng hơn 210m2 đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Xem thêm

Theo quy định tại Nghị định 103, tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng được tính theo công thức: Giá đất ở trong bảng giá đất trừ đi giá đất trồng cây lâu năm trong cùng bảng giá.

Cụ thể, tại khu vực của ông Đ.C.P, giá đất ở là 4,4 triệu đồng/m2 và giá đất trồng cây lâu năm là 63.000 đồng/m2. Như vậy, mức chênh lệch để tính tiền sử dụng đất là 4.337.000 đồng/m2.

Nếu chuyển đổi 210,2m2 đất, ông Đ.C.P sẽ phải nộp hơn 911 triệu đồng tiền sử dụng đất và một khoản tiền lệ phí trước bạ theo quy định.

Với người dân ở nông thôn, số tiền này quá lớn, ông Đ.C.P không đủ khả năng để đóng. Do đó, dù đã ra quyết định cho phép ông Đ.C.P chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhưng UBND huyện Ba Vì (nay là UBND xã Ba Vì) phải thu hồi và hủy quyết định này.

Trường hợp của ông Đ.C.P không phải là hiếm gặp. VietNamNet cũng đã phản ánh việc 1 người dân ở Nghệ An muốn chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở đã phải "khóc ròng" khi số tiền phải nộp lên tới 4,5 tỷ đồng.

Cần sửa quy định để giảm ‘cú sốc’ cho người dân?

Nguồn: Vietnamnet

BA VÌ: MỘT NGƯỜI DÂN ĐÃ HOÀN TẤT THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI HƠN 210M2 ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM THÀNH ĐẤT Ở, NHƯNG SỐ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT PHẢI ĐÓNG QUÁ "KHỔNG LỒ" NÊN ĐÃ "QUAY XE" 🥺  - 1

👉 Mua hay thuê? 5 kịch bản tài chính ai cũng nên tự kiểm tra trước khi "xuống tiền"

Các bác đã đọc chia sẻ: "🏚️ Ở nhà thuê là lông bông, vay tiền mua nhà là ngu dốt? Vậy xã hội này muốn bạn "chết" kiểu gì?" của em chưa ạ? Xem thêm
👉 Mua hay thuê? 5 kịch bản tài chính ai cũng nên tự kiểm tra trước khi "xuống tiền"  - 1

🏚️ Ở nhà thuê là lông bông, vay tiền mua nhà là dại? Vậy xã hội này muốn gì ở bạn?

Người ta chê bạn ở nhà thuê là không ổn định. Họ bảo bạn sống kiểu nay đây mai đó, không có gốc rễ, chẳng khác gì một sinh viên mãi không chịu trưởng thành. Nhưng rồi khi bạn quyết tâm vay tiền tỷ để mua nhà, họ lại bĩu môi: “Ủa lương bao nhiêu mà dám ôm nợ dài hạn?”. Trớ trêu thay, xã hội có vẻ chẳng cần bạn ổn định thật sự, họ chỉ cần một phiên bản của bạn… mà họ thấy dễ chấp nhận. Xem thêm
🏚️ Ở nhà thuê là lông bông, vay tiền mua nhà là dại? Vậy xã hội này muốn gì ở bạn?  - 1

✍️ Mất tiền cọc không phải vì thiếu tiền mà vì thiếu hiểu hợp đồng

Rất nhiều người đi mua đất, mua nhà và ký hợp đồng đặt cọc với tâm lý "chắc chẳng sao đâu", chỉ vài trang A4, nhìn qua thấy cũng rõ ràng: bên A đặt cọc, bên B nhận tiền, rồi hẹn ngày ký hợp đồng mua bán. Nhưng chính sự "đơn giản" đó lại là cái bẫy khiến không ít người mất trắng, mà vẫn không biết mình sai ở đâu. Xem thêm
✍️ Mất tiền cọc không phải vì thiếu tiền mà vì thiếu hiểu hợp đồng - 1

🏠 Tôi đang tìm mua nhà ở xã hội và đây là dự án vừa lọt vào "radar" của tôi, chia sẻ cùng mọi người đang quan tâm nhé!

Mấy năm gần đây, giấc mơ an cư tại Hà Nội với thu nhập tầm trung không hề dễ dàng. Giá nhà thương mại cứ tăng dần đều, còn nhà ở xã hội thì vừa ít, vừa phải canh đúng lúc để nộp hồ sơ. Vậy nên khi đọc được thông tin về dự án nhà ở xã hội Newlife tại Hoài Đức, tôi thấy khá hy vọng, không chỉ vì số lượng căn mở bán mà còn vì đơn vị phát triển dự án là HUD, một tên tuổi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Xem thêm
🏠 Tôi đang tìm mua nhà ở xã hội và đây là dự án vừa lọt vào "radar" của tôi, chia sẻ cùng mọi người đang quan tâm nhé! - 1

Khai trương VinWonders Vũ Yên - Tâm điểm vui chơi giải trí và vườn thú lớn nhất miền Bắc

Công ty Cổ phần Vinpearl chính thức khai trương VinWonders Vũ Yên - Công viên giải trí và vườn thú lớn nhất miền Bắc. Xem thêm
Khai trương VinWonders Vũ Yên - Tâm điểm vui chơi giải trí và vườn thú lớn nhất miền Bắc - 1

TP.HCM 168 xã phường và những “chiếc top 10” đáng chú ý

Hôm nay, TP.HCM đã chính thức đi vào hoạt động với mô hình chính quyền 2 cấp, sau khi thực hiện sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở này, thành phố được phân chia lại thành 168 xã, phường mới, mở ra một bức tranh phát triển đô thị và công nghiệp nhiều tiềm năng. Hãy cùng điểm qua một số “chiếc top” đáng chú ý theo các chỉ số nổi bật nhất. Xem thêm
TP.HCM 168 xã phường và những “chiếc top 10” đáng chú ý - 1

Chỉ một tòa tháp, 265 căn hộ, Sun Solar Residence được Sun Group đầu tư tỉ mỉ thế nào?

Bên dòng chảy phồn vinh của sông Hàn, tòa tháp Sun Solar Residence hiện diện như một “biểu tượng” kết tinh giữa giá trị sống hiện đại và tinh thần bản địa sâu sắc. Không đơn thuần là một công trình nhà ở cao tầng, tòa tháp được đội ngũ kiến trúc sư “thổi hồn” và chăm chút tỉ mỉ trong từng đường nét thiết kế, xứng đáng là tài sản đáng tự hào của chủ nhân tinh hoa. Xem thêm
Chỉ một tòa tháp, 265 căn hộ, Sun Solar Residence được Sun Group đầu tư tỉ mỉ thế nào? - 1

Vũng Tàu: Từ “phòng khách cuối tuần” đến đô thị biển tỷ đô

Chỉ cách trung tâm TPHCM khoảng 100km, Vũng Tàu là điểm đến yêu thích để người dân thành phố “đổi gió” mỗi cuối tuần.  Tuy nhiên, để giữ được dòng khách chất lượng cao lưu trú, du lịch Vũng Tàu cần một cuộc cách mạng. Xem thêm
Vũng Tàu: Từ “phòng khách cuối tuần” đến đô thị biển tỷ đô - 1

Người mua bất động sản Hà Nội tỉnh giấc sau "cơn sốt" giá

Khảo của One Mount Group thực hiện vào tháng 5/2025 trên tệp khách hàng có tổng thu nhập hộ gia đình từ 25 triệu đồng/tháng trở lên, có tới 87% khách hàng Hà Nội thể hiện nhu cầu rõ ràng với bất động sản (bao gồm nhóm “đang cân nhắc” và “đang tích cực chuẩn bị mua”). Con số này tăng nhẹ so với cuối năm 2024 (84%), cho thấy lực cầu thực vẫn được duy trì. Xem thêm

Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount nhận định, thực tế khảo sát cho thấy nhu cầu mua bất động sản của người Hà Nội hiện nay vẫn ở mức cao nhưng hành vi mua đã có sự dịch chuyển.

Họ tiếp cận thị trường với tư duy tài chính rõ ràng, cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị dài hạn về tài chính. Đây chính là nền tảng tích cực cho sự tăng trưởng ổn định của thị trường.

Dữ liệu khảo sát cũng ghi nhận 57% khách hàng dự định mua bất động sản trong vòng một năm tới, giảm nhẹ so với 65% của thời điểm cuối 2024. Theo ông Tiến, đây là tín hiệu cho thấy người mua đang tạm thời “lùi lại một bước” để quan sát và chuẩn bị tài chính kỹ lưỡng hơn, nhất là trong bối cảnh mặt bằng giá đều neo ở mức cao.

Người mua bất động sản Hà Nội tỉnh giấc sau "cơn sốt" giá - 1

Lướt sóng bất động sản thời nay: Còn cửa không hay chỉ toàn… bão?

Nếu như trước kia, lướt sóng bất động sản là “môn thể thao vua” của giới đầu tư nhanh tay lẹ mắt, thì giờ đây, không ít người gọi tên nó là… “môn sinh tồn cảm giác mạnh”. Xem thêm
Lướt sóng bất động sản thời nay: Còn cửa không hay chỉ toàn… bão? - 1

Kịch bản nào cho BĐS nửa cuối 2025?

Cảm giác như thị trường bất động sản đang… cưỡi sóng mà chưa biết là sóng thần hay sóng xà phòng? Dưới đây là 3 kịch bản cho 6 tháng cuối năm nhé: Xem thêm
Kịch bản nào cho BĐS nửa cuối 2025? - 1

Nhà ở xã hội: Cơ hội vẫn chưa đến tay người cần

Nghe nói nhà ở xã hội giá rẻ, dễ mua, nhiều ưu đãi. Nhưng khi bắt đầu tìm hiểu, mới biết: khó chẳng khác gì thi đại học lần hai. Xem thêm
Nhà ở xã hội: Cơ hội vẫn chưa đến tay người cần - 1

So găng đầu tư: Chung cư nhỏ nội đô vs Đất nền xa thành phố – kèo này ai thắng?

Trên bàn nhậu, trong group kín hay cả mấy buổi hội thảo hoành tráng, luôn có một câu hỏi “căng não” cho nhà đầu tư mới vào nghề: Xem thêm
So găng đầu tư: Chung cư nhỏ nội đô vs Đất nền xa thành phố – kèo này ai thắng? - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết