Lien Truong

Lien Truong

Nhà ở xã hội, đừng để người thu nhập thấp phải mua trên báo, tivi

Đầu tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Trước đó, TP.HCM cũng đặt ra mục tiêu phát triển khoảng 93.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2020-2025 để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị. Đây đều là những mục tiêu được xem là cần thiết để đáp ứng nhu cầu an cư của người dân. Tuy vậy trên thực tế việc triển khai các dự án này gặp không ít khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu chung.

(Ảnh minh họa: Báo Xây dựng)
(Ảnh minh họa: Báo Xây dựng)

"Nhà ở xã hội không nhiều và giá tương đối cao, nhiều chỗ không rẻ hơn nhà ở thương mại là bao nhiêu. Bây giờ chỉ có thể tiếp cận được ngân hàng chính sách, nhưng các thủ tục cực kỳ chặt chẽ và khó khăn. Cơ hội mua được nhà của chúng tôi gần như quá xa vời".

"Bây giờ các ngân hàng thương mại không cho người thu nhập thấp được hưởng ưu đãi, chúng tôi khi muốn vay lại phải chấp nhận lãi suất rất cao. Như thế rất khó khăn để tiếp cận nguồn vốn để mua nhà xã hội".

"Hiện mức lương hiện tại là 8 triệu/tháng, không có tăng ca, đơn hàng ít hơn, doanh nghiệp khó khăn hơn đồng nghĩa là công nhân cũng rất khó khăn, giá cả cũng leo thang. Nếu muốn mua một căn hộ hay nhà ở xã hội, thủ tục vay rất khó đối với người lao động khi tiếp cận điều kiện, nguồn vay, khó lắm. Thế nên chúng tôi mong muốn sao sẽ có một căn hộ, nơi ở thì công việc ổn định hơn".

Đây là những ý kiến, tâm tư nguyện vọng của một số người dân tại Hà Nội và TP.HCM về câu chuyện nhà ở xã hội. Có thể thấy, mong ước có 1 chỗ ở ổn định phù hợp với khả năng tài chính của gia đình là câu chuyện hết sức phổ biến của hàng triệu gia đình tại các đô thị nước ta.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay cả nước mới chỉ có 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ được hoàn thành cùng với gần 400 dự án với quy mô khoảng 375.000 căn hộ đang được triển khai. Riêng TP.HCM mới chỉ có 32 dự án nhà ở xã hội với 19.102 căn hộ, 18 dự án nhà lưu trú công nhân với tổng cộng 5514 phòng đã hoàn thành, ngoài ra còn có 9 dự án đang thi công với quy mô 6383 căn hộ.

Theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp Học viện Tài chính thì sự lệch pha quá lớn giữa cung và cầu đã khiến kết quả phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua của nước ta chưa đạt được kỳ vọng: "Nhiều tỉnh thành phía Nam như TP.HCM, Bình Dương gần như không có nhà ở xã hội trong những năm vừa qua. Ở Hà Nội thì cũng phải đến 2-3 năm nay mới có 1 dự án. Cầu lớn và cung ít nên xếp hàng để mua là đương nhiên. Thêm nữa quy định về hồ sơ mua tương đối chặt chẽ và vì thế để đáp ứng được các yêu cầu thì người dân phải chuẩn bị trước và mất nhiều thời gian".

Nắm bắt được nhu cầu ấy, vào ngày 3/4/2023 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Còn tại TP.HCM, lãnh đạo thành phố này đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có khoảng 93.000 nhà ở giá rẻ sẽ đến được người dân có nhu cầu.

(Ảnh minh họa: Vietnamnet).
(Ảnh minh họa: Vietnamnet).

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng chủ trương này là cần thiết và nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp: "Riêng TP.HCM có khoảng 15 tập đoàn và doanh nghiệp tham gia nhà ở xã hội bằng tiền của mình, tự mua đất, tự vay tiền, tự đầu tư. Không thể ép doanh nghiệp làm nhà giá rẻ, nhưng thực sự có rất nhiều doanh nghiệp có ý thức và mong muốn tham gia đóng góp. Chúng tôi đang khuyến khích các doanh nghiệp làm".

Từ góc độ 1 doanh nghiệp chuyên phát triển các dự án nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành cho rằng dù Chính phủ và địa phương đã có chủ trương phát triển nhà ở xã hội, song trên thực tế thì việc triển khai dự án vẫn rất khó khăn vì các thủ tục phê duyệt, điều chỉnh dự án cũng như áp lực lãi suất ngân hàng còn khá cao: "Chờ các sở ngành trả lời văn bản rất lâu, có nhiều khi 6 tháng không thấy Sở, ngành nào trả lời, thành ra vướng mắc nhiều khi cả năm. Vậy chúng ta phải đột phá chỗ này, làm sao khi sở này có văn bản thì 15 ngày sau phải trả lời, anh không trả lời xem như chấp thuận để dự án tiếp tục chạy, Đây là khâu vướng mắc nhất hiện nay nên tôi mong chúng ta đột phá ở khâu này".

Để kịp thời hỗ trợ tín dụng cho mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận phê duyệt gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất 8,2% cho người vay mua và 8,7% đối với chủ đầu tư.

Theo TS. Sử Ngọc Khương – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng cho rằng việc có gói tín dụng với lãi suất hỗ trợ là cần thiết song vẫn là chưa đủ để kích thích việc phát triển nhà ở xã hội: "Vì sao chúng ta không dùng các công cụ khác ngoài vấn đề lãi suất? Tại sao chúng ta không đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, triển khai các dự án để tối ưu chi phí, giúp cho giá nhà rẻ hơn. Hiện nay chúng ta đang quy tất cả về cho ngân hàng và tôi nghĩ rằng công cụ này chưa đủ. Chúng ta cần dùng nhiều công cụ khác nhau của các bên liên quan để cùng giải quyết chứ nếu cứ dùng các công cụ riêng lẻ thì rất khó để hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn hộ đến năm 2030".

Chính những vướng mắc về trình tự phê duyệt, thẩm định dự án, điều chỉnh quy hoạch… đã phần nào khiến cho nhiều dự án nhà ở xã hội tại TPHCM nói riêng và cả nước nói chung bị chậm tiến độ hoặc dậm chân tại chỗ dù đã làm lễ khởi công, động thổ hoành tráng trước đó.

Về vấn đề này TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích thêm: "Cái thứ nhất vô cùng quan trọng, đó là chưa nhất quán về quan điểm, về cách hiểu và cách tiếp cận. Nhiều người cho rằng nhà ở xã hội hiện này là cái gì đó có vẻ như là từ thiện, có cũng như không. Vướng mắc lớn thứ hai là cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục và khâu thực thi. Vướng mắc thứ 3 là quy hoạch và quỹ đất, đền bù và giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề cực kỳ khó khăn. Với các khó khăn này thì rõ ràng là không dễ để đạt được chỉ tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030 được mà Thủ tướng đã giao".

Đừng để phải mua trên báo, trên tivi

Việc Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương cụ thể hoá chương trình hành động về nhà ở trong ngắn và trung hạn căn cứ theo đề án “đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ là một tín hiệu hết sức khả quan không chỉ với lĩnh vực xây dựng, bất động sản mà còn đối hơn hết là với hàng triệu người dân thu nhập thấp đô thị.

Tuy nhiên với những gì đang diễn ra trên thực tế như tiến độ triển khai dự án còn chậm, không có nhiều dự án mới được công bố, chưa có hướng dẫn cụ thể để tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, giá nhà và lãi suất cho vay còn cao so với khả năng chi trả của người dân…đủ cho thấy giấc mơ an cư vẫn còn quá xa vời.

Chủ trương đã có, nguồn vốn cũng bắt đầu được khơi thông song vướng mắc lớn nhất là pháp lý vẫn là thứ khiến mọi thứ dường như chưa thể “vào guồng” như mong đợi. Đáng tiếc rằng những khung pháp lý quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhà cho người thu nhập thấp như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) … vẫn mới chỉ dừng ở việc cho ý kiến lần 2 mà chưa thể được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này.

Như nhiều nhận định chuyên môn thì không dễ để hoàn thành mục tiêu “1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp” đến năm 2030. Tuy vậy, khó mấy cũng phải làm, bởi giải quyết tốt nhu cầu an cư của người dân là một trong những trụ cột quan trọng để duy trì sự ổn định, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương của đất nước.

Để hiện thực hoá chủ trương của Chính phủ, đáp ứng được nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân thì các Bộ ngành, Chính quyền các địa phương cần tích cực hơn trong việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở cho người thu nhập thấp. Có chính sách kêu gọi, thu hút thêm nhiều chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Cụ thể và minh bạch hoá quy trình phê duyệt dự án, tích cực phối hợp với các chủ đầu tư để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất; công khai các điều kiện xét duyệt cũng như đề xuất mức lãi suất phù hợp với thu nhập của người mua…

Người lao động nói chung, người thu nhập thấp đô thị nói riêng đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các đô thị. Do vậy, giấc mơ an cư của họ cần phải được trân trọng, quan tâm giải quyết thích đáng chứ không chỉ dừng lại ở việc hô hào, khẩu hiệu trên tivi hay báo chí.


Link bài gốc: https://vov.vn/kinh-te/bat-dong-san/nha-o-xa-hoi-dung-de-nguoi-thu-nhap-thap-phai-mua-tren-bao-tivi-post1024343.vov

Theo VOVGT

0

Bình luận

Tốc độ tăng giá nhà Việt Nam cao hơn Mỹ, Úc, Nhật Bản, công chức bình thường phải mất gần... 26 năm mới mua được chung cư

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết, tình trạng tăng giá bất động sản vẫn tiếp tục. Trong giai đoạn 2019 - 2024, giá bất động sản tại Việt Nam đã tăng tới 59%, cao hơn cả Mỹ (+54%), Úc (+49%), Nhật Bản (+41%) và Singapore (+37%). Xem thêm
Tốc độ tăng giá nhà Việt Nam cao hơn Mỹ, Úc, Nhật Bản, công chức bình thường phải mất gần... 26 năm mới mua được chung cư - 1

Nghìn tỷ đầu tư cho giáo dục, y tế giúp vùng đất phía Nam Hà Nội thành “nam châm” hút nhân tài

Sở hữu vị trí chiến lược ngay cửa ngõ phía Nam Hà Nội, giao thông thuận tiện và quy hoạch bài bản cùng loạt dự án y tế, giáo dục quy mô đang “đổ bộ”, Phủ Lý đứng trước cơ hội lớn chưa từng có để trở thành “hạ nguồn của dòng chảy chất xám” - nơi tụ hội của đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Xem thêm
Nghìn tỷ đầu tư cho giáo dục, y tế giúp vùng đất phía Nam Hà Nội thành “nam châm” hút nhân tài - 1

Chi phí xây nhà phố 1 trệt 1 lầu gần 1 tỷ đồng – Bóc tách chi tiết từng hạng mục từ thực tế công trình

Thời gian gần đây có khá nhiều anh em hỏi về chi phí xây nhà, đặc biệt là với mô hình nhà phố nhỏ gọn, tiện nghi. Mình tình cờ đọc được bài chia sẻ rất chi tiết từ anh Duy Ánh, thấy hữu ích nên xin phép tổng hợp và chia sẻ lại để mọi người tham khảo thêm. Xem thêm
Chi phí xây nhà phố 1 trệt 1 lầu gần 1 tỷ đồng – Bóc tách chi tiết từng hạng mục từ thực tế công trình  - 1

Ban quản trụ chung cư Conic bị phạt thuế 119 tỷ: Rủi ro thuế các cá nhân/doanh nghiệp ngày càng lớn

Việc doanh nghiệp hay cá nhân bị xử phạt thuế do vi phạm quy định không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, quyết định xử phạt Ban Quản trị Chung cư Conic đã khiến thị trường không khỏi sững sờ bởi hai điểm đáng chú ý: Xem thêm
Ban quản trụ chung cư Conic bị phạt thuế 119 tỷ: Rủi ro thuế các cá nhân/doanh nghiệp ngày càng lớn - 1

4 tỷ ở thành phố không mua nổi căn chung cư, chàng trai "quay xe" mang tiền về quê xây nhà đẹp như mộng

Chỉ sau một bài đăng chia sẻ câu chuyện "bỏ phố về quê", chủ nhân căn nhà bất ngờ trở nên "viral" trên MXH Trung Quốc. Xem thêm
4 tỷ ở thành phố không mua nổi căn chung cư, chàng trai "quay xe" mang tiền về quê xây nhà đẹp như mộng  - 1
4 tỷ ở thành phố không mua nổi căn chung cư, chàng trai "quay xe" mang tiền về quê xây nhà đẹp như mộng  - 2

Thu nhập ổn, tiết kiệm tốt – nhưng vẫn bối rối trước quyết định mua căn nhà đầu tiên

Đầu tuần nhưng trong lòng em đã đầy áp lực. Tối qua em ngồi cả mấy tiếng chỉ để tính toán chuyện mua nhà – tính hoài vẫn thấy rối. Xem thêm

The Komorebi - Bất động sản dành cho giới thượng lưu

The Komorebi tại Vinhomes Royal Island sở hữu kiến trúc, cảnh quan, tiện ích thấm đẫm tinh thần Nhật Bản, vừa phục vụ nhu cầu an cư vừa tôn vinh vị thế cho chủ sở hữu. Xem thêm
The Komorebi - Bất động sản dành cho giới thượng lưu - 1

Quy định về đóng phí dịch vụ chung cư khi không sử dụng

Phí dịch vụ chung cư là khoản chi phí cư dân bắt buộc phải đóng khi sở hữu và sử dụng căn hộ chung cư. Xem thêm
Quy định về đóng phí dịch vụ chung cư khi không sử dụng - 1

💡 Có 1 tỷ, thu nhập 30 > 50 triệu/tháng : Nên đầu tư dự án nào để sinh lời tốt ?

Với nguồn tài chính ban đầu khoảng 1 tỷ và thu nhập đều đặn mỗi tháng , bạn hoàn toàn có thể tiếp cận các dự án BĐS tiềm năng tại Bình Dương hoặc TP Thủ Đức – nơi được xem là " ĐIỂM NÓNG " tăng trưởng trong vòng 3–5 năm tới . Xem thêm
💡 Có 1 tỷ, thu nhập 30 > 50 triệu/tháng : Nên đầu tư dự án nào để sinh lời tốt ?  - 1

"Ông lớn" bất động sản Đức Khải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng pháp lý khi bị cưỡng chế thuế gần 561 tỷ

📌 Quyết định cưỡng chế thuế gần 561 tỷ đồng Xem thêm
"Ông lớn" bất động sản Đức Khải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng pháp lý khi bị cưỡng chế thuế gần 561 tỷ  - 1

Giá chung cư Hà Nội: Tăng mạnh khi bán, nhưng cho thuê lại ì ạch – Người mua nhà, nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Thị trường bất động sản Hà Nội hiện đang đối mặt với một nghịch lý rõ rệt: giá bán căn hộ tăng mạnh, nhưng giá cho thuê lại không theo kịp. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc lại chiến lược đầu tư của mình. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội: Tăng mạnh khi bán, nhưng cho thuê lại ì ạch – Người mua nhà, nhà đầu tư cần lưu ý gì? - 1

Đâu sẽ là biểu tượng văn hóa mới của thủ đô Hà Nội

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến. Xem thêm
Đâu sẽ là biểu tượng văn hóa mới của thủ đô Hà Nội - 1

Bố mẹ chồng cho vay 5 tỷ mua nhà, vợ chồng cùng trả góp nhưng sổ đỏ đứng tên con trai — con dâu góp tiền như… người thuê trọ cao cấp

Nay em đọc được một bài trong group Vén Khéo mà thấy đau đáu mãi. Vừa buồn cười, vừa buồn lòng. Xem thêm
Bố mẹ chồng cho vay 5 tỷ mua nhà, vợ chồng cùng trả góp nhưng sổ đỏ đứng tên con trai — con dâu góp tiền như… người thuê trọ cao cấp  - 1

Đô thị hoá đi nhanh, nhà vừa túi tiền đi… bộ

Ngày xưa, ông bà ta hay nói “đất chật, người đông” để mô tả cuộc sống thành thị. Giờ thì câu này đúng hơn bao giờ hết. Khi đô thị hóa diễn ra nhanh như vũ bão, hạ tầng mọc lên, dân cư dồn về, các tòa nhà cao tầng chen nhau vươn lên trời, thì có một điều lại tụt hậu: nhà ở trung cấp dành cho người mua thực. Xem thêm
Đô thị hoá đi nhanh, nhà vừa túi tiền đi… bộ - 1

Làm sao để thị trường nhà ở tiếp cận được người mua thực?

Cứ mỗi lần thị trường bất động sản “chững lại” hay “khó khăn”, câu nói quen thuộc lại vang lên: “Thị trường cần quay về với người mua ở thực.” Xem thêm
Làm sao để thị trường nhà ở tiếp cận được người mua thực? - 1

Thị trường căn hộ hạng sang chững lại, nguồn cung đếm trên đầu ngón tay: Biến mất hay chỉ là "thở nhẹ" sau cuộc đua?

Trong những năm vừa qua, phân khúc căn hộ cao cấp từng là “ngôi sao sáng” trên bản đồ bất động sản Việt Nam. Các dự án tung ra là có người xếp hàng, giá tăng đều như vắt chanh, nhà đầu tư lướt sóng lời vèo vèo. Nhưng rồi… đến năm 2024 và nửa đầu 2025, thị trường bắt đầu có dấu hiệu lặng sóng. Người mua ít đi, căn hộ cao cấp chào bán vẫn còn nhiều. Vậy là bão hòa thật rồi ư? Xem thêm
Thị trường căn hộ hạng sang chững lại, nguồn cung đếm trên đầu ngón tay: Biến mất hay chỉ là "thở nhẹ" sau cuộc đua? - 1

9 tuyệt chiêu đàm phán hiệu quả giúp người lần đầu mua nhà tiết kiệm 10% giá bán

Có những căn nhà, không thương lượng – mất toi mấy triệu. Có những cuộc đàm phán, không nói đúng điều cần – hối tiếc mãi về sau. Xem thêm
9 tuyệt chiêu đàm phán hiệu quả giúp người lần đầu mua nhà tiết kiệm 10% giá bán  - 1

Giải mã vị trí đắc địa, phong thủy hài hòa của dự án Sun Group Cát Bà

Vị trí luôn là yếu tố cốt lõi quyết định giá trị, tiềm năng tăng trưởng và sức hấp dẫn của một dự án BĐS. Đặc biệt, tại những vùng đất có giá trị du lịch và sinh thái như Cát Bà – viên ngọc quý giữa lòng vịnh Bắc Bộ, các vị trí trung tâm lại càng khan hiếm và đáng giá. Xem thêm
Giải mã vị trí đắc địa, phong thủy hài hòa của dự án Sun Group Cát Bà - 1

📥 Chồng có nhà, vợ vẫn có thể đứng tên mua nhà ở xã hội nếu đủ điều kiện

Việc mua nhà ở xã hội là một chính sách an sinh quan trọng của Nhà nước nhằm hỗ trợ những người có thu nhập thấp, chưa có điều kiện tiếp cận nhà ở thương mại. Xem thêm
📥 Chồng có nhà, vợ vẫn có thể đứng tên mua nhà ở xã hội nếu đủ điều kiện - 1

Choáng ngợp với những biểu tượng quyền uy của vương triều Lý - Trần tại Sun Mega City

Trong lòng siêu đô thị Sun Mega City phía Nam Hà Nội, một hành trình ngược dòng thời gian đang chờ đón du khách với điểm nhấn là quần thể du lịch văn hóa tái hiện Hoàng thành Thăng Long – nơi khơi dậy trọn vẹn khí phách và sự uy nghi của vương triều Lý – Trần. Từng công trình biểu tượng được phỏng dựng kỳ công đã tái hiện sinh động quyền lực triều đình thời vàng son của Đại Việt. Xem thêm
Choáng ngợp với những biểu tượng quyền uy của vương triều Lý - Trần tại Sun Mega City - 1

3 HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ ĐỀ XUẤT “ÁP THUẾ 20% TRÊN LÃI CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN”

1. Áp dụng cách tính mới “20% trên thu nhập từ bán BĐS”, bỏ cách tính cũ “2% trên giá bán” Xem thêm
3 HIỂU LẦM TAI HẠI VỀ ĐỀ XUẤT “ÁP THUẾ 20% TRÊN LÃI CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN”  - 1

Giữa lòng Hà Nội, một khoảng sân nhỏ có thể đáng giá hơn một mét vuông nhà

Mình sống ở Hà Nội – nơi mà câu “tấc đất tấc vàng” không còn là cách nói ẩn dụ nữa, mà là sự thật hiển hiện từng ngày, từng mét vuông. Xem thêm
Giữa lòng Hà Nội, một khoảng sân nhỏ có thể đáng giá hơn một mét vuông nhà  - 1

8 dự án nhà ở xã hội này đang được đốc thúc tiến độ để đưa vào sử dụng năm 2025, đọc để chuẩn bị hồ sơ ngay thôi!

Thời gian gần đây, để đẩy mạnh thực hiện đề án hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội thì lãnh đạo Bộ xây dựng đã có nhiều cuộc thị sát từ trong nam đến ngoài bắc nhằm đốc thúc tiến độ các dự án nhà ở xã hội đang giang dở, đưa vào hoàn thành sử dụng trong 2025. Xem thêm
8 dự án nhà ở xã hội này đang được đốc thúc tiến độ để đưa vào sử dụng năm 2025, đọc để chuẩn bị hồ sơ ngay thôi! - 1

Nhiều anh chị môi giới tư vấn không rõ ràng nên em xin phép chia sẻ về ưu tiên khi mua NƠXH

Gần đây, nhiều anh chị môi giới hoặc người hỗ trợ hồ sơ mua nhà ở xã hội (NOXH) tư vấn chưa rõ ràng, khiến không ít người hiểu lầm rằng cứ thuộc diện ưu tiên là đương nhiên được mua nhà mà không cần bốc thăm. Xem thêm
Nhiều anh chị môi giới tư vấn không rõ ràng nên em xin phép chia sẻ về ưu tiên khi mua NƠXH - 1

Từ 1/7, hợp đồng mua bán nhà đất không công chứng vẫn có hiệu lực?

Ngày 1/7/2025, nhiều luật mới liên quan đến lĩnh vực bất động sản chính thức có hiệu lực, trong đó có Luật Công chứng 2024, Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023. Một câu hỏi được nhiều người quan tâm là: Liệu hợp đồng mua bán nhà đất không công chứng có còn được công nhận về mặt pháp lý hay không? Xem thêm
Từ 1/7, hợp đồng mua bán nhà đất không công chứng vẫn có hiệu lực? - 1

Mua nhà lần đầu: Những sai lầm tôi từng mắc và bạn nên tránh

Lần đầu mua nhà, tôi nghĩ chỉ cần có tiền là đủ. Nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều. Sau thương vụ đầu tiên “đắt giá cả nghĩa đen lẫn bóng”, tôi mới hiểu: mua nhà không chỉ là chuyện chốt giá và ký hợp đồng, mà là một hành trình cần rất nhiều tỉnh táo. Xem thêm
Mua nhà lần đầu: Những sai lầm tôi từng mắc  và bạn nên tránh - 1

Quà tân gia online: Gợi ý 5 món thiết thực cho người mới mua nhà

Tân gia là dịp vui không chỉ với chủ nhà mà còn là cơ hội để bạn thể hiện “đẳng cấp chọn quà”, vừa thiết thực, vừa khiến chủ nhà nhớ đến bạn mỗi khi bật công tắc hay… mở tủ lạnh. Dưới đây là 5 gợi ý quà tặng cực hữu dụng, lại đủ muối 😀 Xem thêm
Quà tân gia online: Gợi ý 5 món thiết thực cho người mới mua nhà - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết