Trong Chu Dịch có hai quẻ là Quẻ Bĩ và Quẻ Thái. Quẻ Bĩ chỉ điều không thuận lợi, sự bế tắc, Quẻ Thái là thuận lợi, suôn sẻ, hanh thông. Khi nghịch cảnh (Quẻ Bĩ) đi đến cuối cùng, đạt đến mức cực điểm thì sẽ chuyển sang hướng thuận cảnh (Quẻ Thái). Qui luật này đúng với tất cả mọi lĩnh vực từ thiên nhiên tới đời sống xã hội - con người, xưa đã đúng nay vẫn đúng !
Vậy là BĐS đã tới thời rồi chăng? thiết nghĩ, không chỉ chủ đầu tư, môi giới, nhà đầu tư BĐS... mà biết bao người, bao ngành nghề có quyền lợi liên quan từ ngân hàng, sắt thép, vật liệu xây dựng, vận tải....tới cave đều mong muốn BĐS hồi tỉnh, trỗi dậy, thăng hoa.- điều này cũng rõ, chẳng cần giải thích thêm.
Vậy BĐS đã “cùng cực” chưa ? - xin thưa là chưa ! vì giá vẫn hét cao chót vót- sau 2 lần bong bóng chồng bong bóng - lần I là đợt tăng giá từ 2016-2019 sau đó đợt 2 là thời Covid- tiền rẻ không biết làm gì tiếp tục dồn vào BĐS. Tại nhiều khu vực giá tăng tới 2-3 - 4 lần thì nay giảm 30-50% là chưa xi-nhê. Đợt "cắt lãi" tại các vùng ven hiện nay sẽ lan vào khu vực trung tâm; người vay tiền đầu tư BĐS đã không xoay được tiền đảo nợ lại bị yêu cầu bổ sung tài sản thế chấp (do giá tài sản là BĐS giảm), tiếp theo là những đợt giải chấp mạnh của giới chủ...tới khi CĐT, đầu tư phải đau đớn cắt lỗ tới xương, tủy ... để tránh tù tội- lúc đó mới là gọi là “vật cùng” (Quẻ Bĩ)
Tắc biến được hiểu theo nghĩa rộng là sự chuyển biến từ cùng cực sang: chết/ sống lay lắt/hồi tỉnh/trỗi dậy.... tùy thuộc vào hoàn cảnh và các lực tác động lên nó.
Năm 2013 là thời BĐS vào thế Quẻ Bĩ... và sau đó chuyển dần sang Quẻ Thái...,sự chuyển từ Bĩ sang Thái này là có sự tác động từ hàng loạt các chính sách cực mạnh của Nhà điều hành: (1) sửa đổi luật đất đai 2013; (1) ban hành Nghị Quyết 02 (7/1/2013) giải quyết khó khăn cho thị trường BĐS, giải quyết nợ xấu… đặc biệt là gói 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội với lãi suất cho vay 5%; (3) Thông tư 36/2014-NHNN (20/11/2014) cho phép NH sử dụng tới 60% vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn từ 1/1/2014 tới 31/12/2016 và giảm dần sau đó và (4) Nghị định 163/2018 với các quy định vô cùng “ thông tiền, thoáng hậu” về TPDN … là các điều kiện cần + điều kiện đủ lúc đó là thời gian trầm lắng đủ lâu (2011-2013) đã làm nguôi ngoai mất mát và giá BĐS đã xuống thấp tới mức đủ để kích thích lòng tham của người đầu tư/ đầu cơ.
Nay Luật đất đai vẫn đang bàn thảo; gỡ rối pháp lý vẫn lùng nhùng chuyển/đá vòng... giữa các cơ quan, ban ngành/các cấp; dòng tiền tín dụng đứt gãy; vốn huy động từ trái phiếu tắc nghẽn, nhà đầu tư mất niềm tin vào CĐT, vào cách giải quyết của chính quyền liên quan tới quyền lợi của họ, lãi suất có giảm song còn chậm và dư địa giảm tiếp không còn nhiều vì chi phí vốn của tiền vay vẫn rất cao ( lãi suất huy động, dữ trữ bắt buộc tăng, tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn giảm còn 37% so với 60% của giai đoạn 2014-2016)…tích lũy người dân không những không tăng mà còn giảm, kinh tế vĩ mô năm 2023 và tương lai gần vẫn chưa có cửa sáng…
Như vậy, có vẻ vận đen vẫn còn đeo bám BĐS, Quẻ Bĩ chưa chuyển sang Quẻ Thái.
Người viết có vài luận bàn, làm phong phú hơn góc nhìn cho nhà đầu tư, chủ đất. Vào cuộc hay không là do nhà đầu tư, bán hay không cũng do chủ đất-
NO COMENT