Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

Bất động sản năm 2021 có gì khác so với năm 2020?

Năm 2021 đã đến, với nhiều kỳ vọng về sự chuyển mình của nền kinh tế, thị trường bất động sản cũng được nhiều chuyên gia “nhận định”, chủ đầu tư “cam kết” thoát ngủ đông, báo giới “tung hô” …

Thực hư ra sao? Liệu địa ốc có rũ băng bật dậy và bốc đầu thẳng tiến? Để có thêm thông tin thể thẩm định lại những nhận định nêu trên xin điểm lại vài sự khác biệt của thị trường trong năm Tân Sửu so với năm Canh Tý vừa qua.

Bất động sản năm 2021 có gì khác so với năm 2020? - Ảnh 1

Diễn biến kinh tế vĩ mô và các kênh đầu tư tác động nhiều chiều lên trị trường địa ốc.

Kinh tế vĩ mô được nhận định là sẽ bứt phá với mục tiêu tăng trưởng GDP 6% đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ quyết tâm, nhân dân hào hứng …. các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế cùng có chung nhận định GDP năm 2021 sẽ GDP đạt kỳ vọng 6-7%. Tuy nhiên, mục tiêu 6% này dường như quá kỳ vọng vì rằng nền kinh tế thế giới dự kiến phục hồi 4% từ nền tảng thâm hụt âm 4% của năm 2020 trong khi kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào kinh tế thế giới (độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài…) và từ nền tảng GDP 2.91%.

Năm 2021 là năm được dự báo sẽ là năm tiếp tục khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh vì sự khôi phục sức mua của nhiều thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, ASEAN… vẫn phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh cho dù tình hình lây lan đã giảm, nhưng dịch bệnh chưa thể chấm dứt ít nhất hết năm 2021, điều đáng nói là hậu quả của nó sẽ rất nặng nề và lâu dài. Trong nước, cơm-áo-gạo-tiền đã và vẫn là mối lo của đại đa số người dân, kích thích tâm lý phòng thủ, tiết kiệm hơn là đầu tư. Người lao động chỉ mong cầu công việc ổn định đủ ăn, tránh đảo lộn cuộc sông gia đình… đã làm ảnh hưởng tới giấc mơ mua nhà, đất…. Từ đó tác động tới dân đầu cơ, đầu tư bất động sản khi họ chưa nhìn thấy tiềm tăng giá của thị trường, trong một tương lại bất định như vậy mấy ai dám xuống tiền ôm hàng.

Trong năm 2020, nhà điều hành đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, lãi suất huy động hiện đang duy trì khá ổn định ở mức thấp, tuy nhiên nhìn nhận kỹ thấy lãi suất huy động thấp chủ yếu ở các kỳ ngắn hạn dưới 6 tháng, các kỳ hạn 6 tháng trở lên neo ở mức 6,5-7,2% cá biệt có ngân hàng vẫn huy động tới mức 8,4%/năm (EximBank) … nhìn chung lãi suất huy động duy trì ổn định ở mức thấp sẽ tạo tâm lý suốt ruột, sợ tiền tiết kiệm mất giá và kích thích rút tiền tiết kiệm và chuyển vào các kênh đầu tư tài sản.

Các kênh đầu tư khác diễn biến khó lường, vàng vẫn luôn lấp lánh, chứng khoán được nhận định là tiếp tục là kênh hút vốn mặc dù đã khá cao, nhưng cả hai kênh đầu tư này đều khá kén người “chơi”; trái phiếu doanh nghiệp là sân chơi chỉ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp ….

Quan điểm, chính sách điều hành của Chính phủ theo hướng thắt chặt hơn đối với thị trường BĐS

Bong bóng bất động sản 2007-2008, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và cách nhà điều hành thức ứng phó chưa phù hợp với điều kiện KT-XH và văn hóa Việt Nam đã tác động kép rất xấu tới kinh tế-xã hội giai đoạn 2008-2012.

Ví dụ năm 2008: CIP 22,97%, tăng trưởng tín dụng 30% trong khi GDP chỉ đạt 5,66%; năm 2009 CPI được hạ xuống còn 6,88%, tăng trưởng tín dụng vọt lên 37,7% nhưng GDP cũng chỉ đạt 5,32%.... nợ xấu đã uy hiếp sự an toàn của hệ thống ngân hàng….Từ bài học sâu sắc đó, cách ứng phó của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua đã hoàn toàn khác, uyển chuyển và phù hợp với thực tế Việt Nam. Tăng trưởng tín dụng giảm dần từ 37,7% vào cuối 2009 về mức ổn định trung bình 13% trong giai đoạn 2018-2020; CIP giảm dần từ 22,97% năm 2008 còn mức 3-4% năm 2019-2020 trong khi đó GDP ổn định xấp xỉ 7% cho giai đoạn 3 năm 2017-2019, năm 2020 nếu không có Covid chắc chắn kinh tế Việt Nam vẫn ổn định theo Trend. Từ thực tế trên có thể khẳng định “Chủ trương ổn định vĩ mô, ưu tiên sản xuất…. kiểm soát chặt trẽ bất động sản..” đã và đang là chủ trương nhất quán của Chính phủ.

Chủ trương của Chính phủ được cụ thể hóa bằng các Chính sách tín dụng của NHNN: Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (NHNN) khống chế tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đã và đang phát huy hiệu lực, cùng với các qui định chặt trẽ của NHNN như không hạ thấp điều kiện tín dụng; yêu cầu các TCTD phải kiểm soát chặt trẽ mức độ tập trung tín dụng vào BĐS; không cấp tín dụng cho hoạt động đầu cư hoặc triển khai các dự án tiềm ẩn rủi ro cao…vv kết quả của nhiều biện pháp tổng hợp đã làm cho tín dụng vào bất động sản đã được kiếm chế trong mấy năm vừa qua, cụ thể: năm 2018 là 26,76%; năm 2019 là 21,53% và giảm mạnh năm 2020 chỉ còn 9,97% thấp hơp nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 12,13%. Năm 2021, NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt trẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. (Nguồn: ông Nguyễn Tuấn Anh- Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN).

Trái phiếu doanh nghiệp đã từng là cứu cánh đối với nhiều dự án, doanh nghiệp địa ốc trong năm 2018-2020. Sự “thông tiền, thoáng hậu” của nghị định 163/2018 đã mở đường cho TPDN phát triển, năm 2018 TPDN chiếm 9,01% GDP, sang năm 2019 tăng lên 11,26% GDP. Trước sự bùng phát tới mức khó kiểm soát và phớt lờ các cảnh báo của NHNN (NHNN cảnh báo tới 3 lần), Nghị định 81/2020 đã thu hẹp cửa phát hành TPDN, ấy vậy mà cũng đã kịp chiếm tới 15,01% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, chiểu theo lộ trình Phát triển TPDN giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017, tổng lượng TPDN năm 2020 chỉ là mức 7%GDP. Có lẽ vì sự “vô tổ chức” như vậy mà Chính phủ kịp thời ra Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với quy định tại khoản b, Điều 9: Điều kiện chào bán trái phiếu: Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn đãm chấm dứt tình trạng phát hành TPDN để đảo thanh toán các món trái phiếu đến kỳ hoặc đảo nợ.

Ngoài ra, các bộ ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Mô trường, Tổng cục Thuế…, Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước….đều đồng loạt ra quân thực hiện chủ trương chung rà soát, thắt chặt BĐS của Chính phủ bằng các hoạt động cụ thể: Chấm dứt hình thức Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT); thanh tra, rà soát tính pháp lý các các dự án BĐS và dự án đối ứng; qui định các điều kiện dự án đủ điều kiện mởi bán; hay chỉ được chuyển giao cho chủ đầu tư khác sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính…vv

Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản

Covid hoành hành ảnh hưởng tới hầu hết các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bất động sản là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau một năm ngủ đông hoặc cầm cự, doanh nghiệp địa ốc nào còn sống đều sức cùng, lực kiệt do bị ảnh hưởng từ sự trầm lắng kéo dài của thị trường từ năm 2019, sang năm 2020 cộng thêm cú đấm bồi Covid. Như vậy, tâm thế của các doanh nghiệp BĐS năm nay sẽ khác nhiều so với năm 2020, tiền dữ trữ đã hết, hạn mức ngân hàng không còn trong khi các khoản nợ đến kỳ thanh toán hoặc sẽ tới đến kỳ …càng làm tình hình thêm căng thẳng. Nghị định 153/2020/NĐ-CP đã chặn đứng việc các doanh nghiệp huy động tiền từ TPDN để trả cho các khoản nợ đến hạn… . Những công ty, tập đoàn, những dự án lớn thuộc các lĩnh vực BĐS du lịch, BĐS cao cấp được NHNN liệt vào diện BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro càng khó tiếp cận vốn ngân hàng…vv

Mặt bằng giá bất động sản

Mặt bằng giá các loại BĐS hiện đang neo ở mức giá khá cao, thậm chí có những khu vực, dự án còn tăng cao hơn.. so với năm 2020. Có nhiều lý giải về vấn đề này, trong đó việc nhiều chủ đầu tư đã bán một phần dự án với giá cao nay nếu giảm giá sẽ rất khó xử đối với tệp khách hàng đã hợp đồng, đặt cọc hoặc đang thanh toán theo tiến độ…. Chiêu bài tăng giá sau đó chiết khấu, hỗ trợ lãi suất dường như đã bị lật tẩy…như vậy, với mặt bằng giá cả hiện tại sẽ rất khó hút dòng tiền đầu tư vì kỳ vọng giá tiếp tục tăng trong tình trạng này khác xa với với giai đoạn 2012, khi đó giá bất động sản giảm trung bình từ 30-50% đã hút dòng vốn quay trở lại thị trường.

Bài viết là quan điểm cá nhân, các thông tin được trích dẫn từ các nguồn tin tưởng, hy vọng đó là tài liệu tham khảo và hữu ích cho ai đó quan tâm đến lĩnh vực bất động sản .

0

Bình luận

VARS: Dù giá rất cao, nhưng giao dịch chung cư vẫn cực kì sôi động, 75% tổng giao dịch năm 2024 thuộc về chung cư

Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, tính chung cả năm 2024, toàn thị trường ghi nhận khoảng gần 81 nghìn sản phẩm chào bán, tăng hơn 40% so với năm 2023. Trong đó, có hơn 65 nghìn sản phẩm chào bán mới, gấp khoảng ba lần so với năm 2023. Xem thêm
VARS: Dù giá rất cao, nhưng giao dịch chung cư vẫn cực kì sôi động, 75% tổng giao dịch năm 2024 thuộc về chung cư - 1

Nhà cao cấp hạng sang tại Hà Nội đang là phân khúc được người nước ngoài nhắm tới

Báo cáo mới nhất của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, tại Hà Nội, mỗi năm có khoảng 10.000 lao động nước ngoài được cấp phép mới, có nhu cầu về nhà ở. Xem thêm
Nhà cao cấp hạng sang tại Hà Nội đang là phân khúc được người nước ngoài nhắm tới - 1

Đằng sau niềm vui lợi nhuận, Nhà Khang điền thấp thoáng nỗi lo về dòng tiền và gánh nặng hàng tồn kho trên vai

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024 với doanh thu thuần đạt 2.048 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 398 tỷ đồng, lần lượt tăng gấp 4 lần và 6 lần so với mức nền thấp của cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Đằng sau niềm vui lợi nhuận, Nhà Khang điền thấp thoáng nỗi lo về dòng tiền và gánh nặng hàng tồn kho trên vai - 1

Định giá đất - “Nút thắt” của thị trường bất động sản?

Năm 2024, thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực nhờ vào các quy định mới trong các dự án luật như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, và Luật Kinh doanh Bất động sản. Lãi suất ngân hàng ổn định đã tạo động lực cho nhà đầu tư và người mua quay lại thị trường. Xem thêm
Định giá đất - “Nút thắt” của thị trường bất động sản? - 1

Bỏ phố thì tiếc lương 30 triệu, mà ở trên thành phố thì phải chấp nhận ở thuê cả đời

Với nhiều người, kiếm được 30 triệu/tháng vẫn không đủ để họ yên tâm khi sống ở thành phố lớn. Xem thêm
Bỏ phố thì tiếc lương 30 triệu, mà ở trên thành phố thì phải chấp nhận ở thuê cả đời - 1

Phân khúc bất động sản nào sẽ biến động nhiều nhất 2025?

Cùng với việc phát triển đồng bộ sân bay Long Thành, Đường cao tốc Bắc – Nam, Đường cao tốc ven biển phía Đông; Đường Hồ Chí Minh; Đường sắt tốc độ cao… Đồng thời, với chủ trường phát triển các đô thị TOD, thị trường bất động sản liên quan đến hạ tầng sẽ có một bước phát triển mới. Xem thêm
Phân khúc bất động sản nào sẽ biến động nhiều nhất 2025? - 1

Dự kiến sẽ có thêm 12 dự án nhà ở xã hội ở TP. Hồ Chí Minh trong năm 2025

Trong năm 2025, Tp.HCM dự kiến tiến hành xây thêm 12 dự án nhà ở xã hội. Cụ thể là có 4 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành, 8 dự án mới khởi công. Xem thêm
Dự kiến sẽ có thêm 12 dự án nhà ở xã hội ở TP. Hồ Chí Minh trong năm 2025 - 1

Đón Tết sớm theo cách của cư dân các “điểm cầu” Vinhomes khắp cả nước

Những chuyến xe chuyển đồ tấp nập, người dân háo hức dọn về nhà mới. Đón chào cư dân không chỉ là ngôi nhà khang trang, tiện nghi sang trọng, mà còn là không khí tưng bừng của các lễ hội Xuân sôi động. Đó là khung cảnh đang diễn ra tại các khu đô thị Vinhomes trên khắp cả nước. Xem thêm
Đón Tết sớm theo cách của cư dân các “điểm cầu” Vinhomes khắp cả nước - 1

Mua nhà đất, đầu tư bất động sản trong năm 2025 cần lưu ý 3 điều quan trọng

Thứ nhất là tiêu chí về Khí : Đây là yếu tố quan trọng nhất. Khí ở đây bao gồm năng lượng từ nền đất bốc lên phụ thuộc vào tính chất của nền đất (đất liền thổ đã định cư lâu năm, đất vườn, đất đồng ruộng, ao hồ san lấp…). Xem thêm
Mua nhà đất, đầu tư bất động sản trong năm 2025 cần lưu ý 3 điều quan trọng - 1

Tiền ít nhưng phải nhà ngõ ô tô, quận trung tâm, ca này có vẻ khó!

Theo Anh Đinh Trường, một môi giới nhà đất tại Long Biên chia sẻ: anh đang có khách yêu cầu tìm gấp một căn nhà để chuẩn bị cưới, với ngân sách từ 5 – 7 tỷ, điều kiện là mặt tiền phải từ 3,7m trở lên, đường ô tô qua được và nằm trong bán kính 1 –2km từ cầu Chương Dương hoặc Long Biên, nếu nhà mới xây thì càng tốt. Xem thêm
Tiền ít nhưng phải nhà ngõ ô tô, quận trung tâm, ca này có vẻ khó! - 1

Giá nhà đất nên phù hợp với 6-12 năm thu nhập trung bình

Giá đất ở trung bình (theo dự thảo bảng giá đất 2024) ở một vài nơi tại TP HCM khoảng 120 triệu đồng một m2, tính ra nền nhà 60-80 m2 có giá từ 7,2- 9,6 tỷ đồng. Xem thêm
Giá nhà đất nên phù hợp với 6-12 năm thu nhập trung bình - 1

Theo quy định mới về bán nhà ở xã hội, người dân có thể hưởng lợi lên tới cả trăm triệu đồng

Theo Tổng cục Thuế, theo quy định mới, trường hợp bán nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật mà thực hiện chuyển nhượng sau ngày 1/8/2024 thì không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập. Xem thêm
Theo quy định mới về bán nhà ở xã hội, người dân có thể hưởng lợi lên tới cả trăm triệu đồng - 1

Việt Nam có 2 thành phố lọt top khó mua nhà nhất Châu Á, vượt cả Singapore

Hai thành phố này của Việt Nam thuộc top đầu châu Á về chênh lệch giá nhà và thu nhập bình quân của người lao động là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Xem thêm
Việt Nam có 2 thành phố lọt top khó mua nhà nhất Châu Á, vượt cả Singapore - 1

Cận cảnh trục đại lộ lễ hội lớn bậc nhất miền Bắc sắp hoàn thiện

Trục đại lộ lễ hội và sân khấu nhạc nước tại dự án Sun Urban City Hà Nam đang “chạy nước rút” đến những bước hoàn thiện cuối cùng, sẵn sàng trở thành điểm bắn pháo hoa chào năm mới của người dân Hà Nam dịp Tết Ất Tỵ năm nay. Xem thêm
Cận cảnh trục đại lộ lễ hội lớn bậc nhất miền Bắc sắp hoàn thiện - 1

Giá chung cư Hà Nội năm 2024 tăng 50%, cá biệt phân khúc bình dân tăng mạnh

Cụ thể, tại Hà Nội, phân khúc bình dân trước đây có giá dưới 30 triệu đồng/m2 thì nay tăng lên dưới 45 triệu đồng/m2. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội năm 2024 tăng 50%, cá biệt phân khúc bình dân tăng mạnh  - 1

Cả nước có 645 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với 581.218 căn hộ

Triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, đến nay, cả nước đã có 645 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô 581.218 căn. Xem thêm
Cả nước có 645 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với 581.218 căn hộ - 1

Phân tách từng mảng thị trường BĐS trong năm 2025

Đầu tiên, phân mảng tích cực nhất của thị trường bất động sản năm 2025 sẽ là bất động sản liên quan đến hạ tầng. Đây là mảng sẽ biến động mạnh nhất trong năm 2025. Xem thêm
Phân tách từng mảng thị trường BĐS trong năm 2025  - 1

Đề xuất, dân Hà Nội xây nhà có tầng hầm sâu vượt giới hạn phải đóng tiền?

Bộ Xây dựng đưa ra 2 phương án về vùng không gian ngầm gắn với phạm vi ranh giới thửa đất xây dựng công trình trên mặt đất của người sử dụng đất. Trong đó, đề xuất thu tiền sử dụng không gian ngầm cho phần nằm ngoài giới hạn độ sâu quy định trừ trường hợp được miễn, giảm. Xem thêm
Đề xuất, dân Hà Nội xây nhà có tầng hầm sâu vượt giới hạn phải đóng tiền?  - 1

Có tới 40% chung cư cũ ở Hà Nội giá lên tới trên 5 tỷ đồng

Chung cư chuyển nhượng tại Hà Nội đã lập mặt bằng mới năm ngoái với 40% sản phẩm có giá trên 5 tỷ đồng. Xem thêm

Trong báo cáo thị trường mới đây, Viện Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cho biết tốc độ tăng giá nhanh khiến giá chung cư ngày càng vượt xa thu nhập hộ gia đình, nhất là nhóm thu nhập thấp tại Hà Nội, TP HCM.

Số liệu của Vnexpress cho thấy, tại Hà Nội, chung cư tăng nhiệt vào cuối quý I - đầu quý II khiến giá bán leo thang trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. So với cuối năm 2023, giá nhà thời điểm đó đã tăng gần 18%, thậm chí một số dự án có giá bán tăng hơn 40%.

Sau giai đoạn tăng nóng, chung cư chuyển nhượng cũng lập mặt bằng giá mới với gần 40% sản phẩm có giá trên 5 tỷ đồng. Hơn 19% thị phần thuộc về phân khúc 1,5-3 tỷ đồng. Còn chung cư dưới 1,5 tỷ đồng chiếm chưa đến 3% và đang có xu hướng biến mất.

Chung cư cũ tăng giá chủ yếu do "ăn theo" nguồn cung mới giá cao. Phần lớn dự án mở bán tại Hà Nội năm ngoái có giá trên 50 triệu đồng mỗi m2. "Việc các chủ đầu tư ưu tiên phân khúc cao cấp đã khiến cơ cấu sản phẩm nhà ở ngày càng mất cân đối", báo cáo nêu.

Có tới 40% chung cư cũ ở Hà Nội giá lên tới trên 5 tỷ đồng - 1

Dắt túi 4 kinh nghiệm khi đầu tư shophouse khối đế chung cư

Việc đầu tư vào loại hình này đòi hỏi nhà đầu tư cần có chiến lược rõ ràng và sự am hiểu thị trường. Xem thêm
Dắt túi 4 kinh nghiệm khi đầu tư shophouse khối đế chung cư - 1

Vì sao hàng nghìn người đổ về núi Bà Đen vào dịp Tết?

Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, núi Bà Đen còn có rất nhiều trải nghiệm du xuân đặc sắc mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất cứ điểm đến tâm linh nào trên cả nước. Xem thêm
Vì sao hàng nghìn người đổ về núi Bà Đen vào dịp Tết? - 1

Lên “chuyến tàu thời gian” khám phá Tết 4.000 năm tại lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam

Ngay sau ngày khai mạc, Lễ hội Ánh sáng phương Đông đã mang không khí Tết rộn ràng cùng những giá trị truyền thống tốt đẹp lan tỏa từ Ocean City tới toàn miền Bắc. Tọa độ du Xuân đỉnh nóc kịch trần phía Đông Thủ đô thu hút hàng vạn người say mê khám phá di sản văn hóa, gửi gắm nguyện ước tốt lành, đồng thời trải nghiệm mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí bất tận. Xem thêm
Lên “chuyến tàu thời gian” khám phá Tết 4.000 năm tại lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - 1

Những lý do gì khiến cho nhà đầu tư đang kỳ vọng đất nền sẽ bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

6 lý do mà người trong cuộc dự báo giá đất nền sẽ “bật” tăng trở lại sau kì nghỉ Tết. Xem thêm
Những lý do gì khiến cho nhà đầu tư đang kỳ vọng đất nền sẽ bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán - 1

Chung cư cao cấp 2014 và 2024

2014 và 2024 thực sự khác biệt một trời một vực. Nếu như năm 2014, chung cư cao cấp là khái niệm xa lạ với nhiều người, thì đến năm 2024, hầu như ai cũng đã sở hữu ít nhất một căn. Xem thêm

Vấn đề không còn là mua hay không, mà là họ đã mua ở mức giá nào và họ sở hữu được bao nhiêu căn.

Những lời bơm thổi về chung cư cao cấp ở thời điểm này không còn hiệu quả, bởi mọi người đã trải nghiệm đủ. Với họ, những điều từng được xem là xa hoa, đáng mơ ước giờ chỉ như gió thoảng mây bay, không còn gây ấn tượng mạnh như trước. Qua một thập kỷ, người mua đã trở nên thực tế hơn, am hiểu hơn, và dần thoát khỏi những cơn sốt ảo.

Bước sang năm 2025, chắc chắn rằng họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn nữa. Những quyết định sẽ dựa trên giá trị thực sự chứ không còn bị dẫn dắt bởi những lời quảng cáo hoa mỹ. Đây chính là giai đoạn mà thị trường bất động sản cần chứng minh giá trị thực của nó, không chỉ qua lời nói mà bằng chất lượng và trải nghiệm thực tế mà nó mang lại.

 Nguyễn Hoàng Việt

Chung cư cao cấp 2014 và 2024 - 1

Hối tiếc vì không mua nhà sớm hơn: Cả năm tiền lãi ngân hàng chưa đến trăm triệu nhưng giá nhà tăng cả tỷ

Đầu năm 2023, gia đình chị Thương (Thanh Trì, Hà Nội) dành dụm được khoản tiền gần 1 tỷ đồng và gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất 5,3%/năm. Đến giữa năm 2023, có ý định mua nhà, chị định mua 2 căn rộng 52 m2, thiết kế 2 ngủ đang rao bán khoảng 1,8 đồng. Xem thêm

Nếu quyết định mua căn nhà này, hai vợ chồng phải rút khoản tiền tiết kiệm 1 tỷ đồng và vay thêm khoảng 800 triệu đồng. Thế nhưng, e ngại gánh nặng trả nợ hàng tháng, áp lực tài chính dài hạn, chị Thương tạm hoãn kế hoạch mua nhà lại.

Sang đến giữa năm nay, gia đình chị quay trở lại ý định mua nhà lần nữa. Dù nghe nói giá nhà liên tục tăng cao, nhưng chị Thương vẫn không khỏi bất ngờ khi giá nhà khu vực chị mong muốn đã thiết lập mặt bằng giá mới, giá nhà leo thang từng tuần, vượt xa khoản tiền tiết kiệm của gia đình.

"Tôi thực sự cảm thấy hối tiếc vì đã không rút tiền tiết kiệm để mua nhà sớm hơn. Đến nay, tiền lãi ngân hàng chỉ vài chục triệu đồng, nhưng căn nhà năm ngoái tôi hỏi đã tăng từ 1,8 tỷ lên hơn 3 tỷ đồng", chị Thương ngậm ngùi kể lại.

Nguồn: CafeF

Hối tiếc vì không mua nhà sớm hơn: Cả năm tiền lãi ngân hàng chưa đến trăm triệu nhưng giá nhà tăng cả tỷ - 1

TP.HCM: 1.611 căn hộ được huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai

Tính trong 11 tháng năm 2024, TP. HCM đã cho phép huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai của 4 dự án, gồm 1.611 căn nhà thuộc phân khúc căn hộ cao cấp. Xem thêm
TP.HCM: 1.611 căn hộ được huy động vốn sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai - 1

Cập nhật cho các bác một số chung cư ở Hà Nội đang bán "cắt lãi" để cân nhắc trong giao dịch nhé

Chung cư Hà Nội đang có xu hướng giảm giá nhẹ, phần lớn chủ nhà ra hàng thời điểm này đang bán cắt lãi, không phải bán cắt lỗ. Thông tin này em cập nhật trên tờ Lao Động và số liệu thống kê từ batdongsan.com vẫn còn nóng hổi chia sẻ ngay cùng các bác, nhất là bác nào đang có nhu cầu tìm mua chung cư thì tham khảo nhé. Xem thêm
Cập nhật cho các bác một số chung cư ở Hà Nội đang bán "cắt lãi" để cân nhắc trong giao dịch nhé  - 1

Năm 2013 tay trắng và bén duyên với BDS

7 năm dài gắn bó với bds .. kiếm dc từng đồng bạc lẻ ; 1 triệu 2 -3-5 triệu .. gom thành to hơn chút .. có rồi mất có rồi mất cứ lặp lại … Xem thêm
Năm 2013 tay trắng và bén duyên với BDS  - 1
Năm 2013 tay trắng và bén duyên với BDS  - 2

Fun: Lương 5 triệu làm sao mua nhà 3 tỷ?

Nếu bạn thấy chưa đủ tin cậy thì giờ tôi sẽ lấy 1 ví dụ thực tế hơn: Ở Sài Gòn, thu nhập 10 triệu/1 tháng thì mua nhà bằng cách nào? Xem thêm

- Hoàn toàn có thể nếu bạn biết cách!

Sau đây, tôi sẽ bày cho bạn cách tiết kiệm để mua căn hộ trong 5 năm:

Mỗi tháng, bạn chia thu nhập ra thành 4 phần:

* Ăn uống: 3 triệu

* Xăng xe, đi chơi, tiệc các loại: 3 triệu

* Tiền nhà: 2 triệu

* Tiết kiệm: 2 triệu.

Như vậy, mỗi tháng bạn để dành được 2 triệu. Một năm 24 triệu, 2 năm 48 triệu, 3 năm 72 triệu, 4 năm 96 triệu.

Gửi ngân hàng với lãi tầm 6%/1 năm thì bạn được thêm vài triệu nữa. Thôi thì cứ làm tròn 100 triệu cho chẵn nhé!

Với 100 triệu đó, đến năm thứ 5, bạn xin thêm bố mẹ 3 tỉ nữa là đủ mua 1 Căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ.

Chúc các bạn thành công!

- sưu tầm -

Fun: Lương 5 triệu làm sao mua nhà 3 tỷ?  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết