An Lạc Green Symphony đã bị cầm cố
Sau nhiều tháng “nguội lạnh”, thị trường bất động sản Hà Nội đang “ấm lên” với hàng loạt dự án tiên phong “ra hàng”.
Dự án Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony (Hoài Đức) của chủ đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Lạc cũng rục rịch các chiến dịch giới thiệu
hơn 400 căn hộ có diện tích từ 66,42 – 94,88m2, giá bán dự kiến từ 50 triệu/m2. Như vậy, giá mỗi căn hộ dao động từ 3,3 tỷ đồng tới 4,7 tỷ đồng.
Tổ hợp căn hộ chung cư An Lạc Green Symphony là dự án trọng điểm của Tập đoàn Đầu tư An lạc, bao gồm 21 tòa cao 21 – 35 tầng. Dự án sở hữu tọa độ Vàng án ngữ phía Tây thủ đô Hà Nội.
Moonlight 1 An Lạc với lợi thế nằm ngay gần với tuyến đường Vành đai 3.5, tuyến đường 70 dễ dàng kết nối tới khu vực Mỹ Đình và các khu lân cận và trở thành dự án “hot” của Tập đoàn Đầu tư An Lạc.
Trước đây, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội vào cuộc kiểm tra công trình nhà ở cao tầng C1-CT thuộc dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony. Dự án bị phát hiện xây dựng phần hầm không phép với diện tích 6.177m2. Đã có thời điểm cơ quan chức năng yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động thi công tại công trình này. Sau đó, công ty bị phạt 40 triệu đồng.
Nhưng quan trọng hơn cả chính là hiện tại, dự án đã bị cầm cố tại ngân hàng. Cụ thể, ngày 5/2/2021, Tập đoàn Đầu tư An Lạc ký hợp đồng với Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi Nhánh Đông Anh.
Tài sản đảm bảo là “Lợi tức thu được từ việc kinh doanh, khai thác giá trị của quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; các khoản phải thu, các khoản phí mà chủ đầu tư thu được trong quá trình đầu tư, kinh doanh, phát triển Dự án
Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony có địa chỉ tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; quyền thụ hưởng bảo hiểm phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm có liên quan đến Dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony”.
Chủ đầu tư vẫn cho Hà Đô vay trăm tỷ
Mặc dù phải cầm cố dự án An Lạc Green Symphony và trước đó phải thế chấp. “Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong Công ty cổ phần Hà Đô Bình Thuận” nhưng chủ đầu tư Tập đoàn Đầu tư An Lạc vẫn rộng tay cho Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô vay hàng trăm tỷ đồng.
Cụ thể, tại ngày 31/12/2021, Tập đoàn Đầu tư An Lạc “gánh” tới 2.134 tỷ đồng nợ phải trả, cao gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu nhưng công ty vẫn ghi nhận 417 tỷ đồng khoản cho vay dài hạn tại Hà Đô. Đây là khoản vay tín chấp, lãi suất 8%/năm cho năm đầu tiên. Tới ngày 30/6/2023, giá trị khoản vay này giảm xuống còn 394 tỷ đồng.
Hà Đô giải trình Hà Đô và Tập đoàn Đầu tư An Lạc là các bên liên quan của nhau vì cùng chung Thành viên HĐQT. Theo dữ liệu của phóng viên, Thành viên HĐQT “chung” của hai đơn vị là Chủ tịch HĐQT Nguyễn Trọng Thông.
Tập đoàn Đầu tư An Lạc thành lập ngày 2/4/2002 với người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Trọng Thông. Ông Thông đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hà Đô.
Tập đoàn Đầu tư An Lạc đã có hành trình dài tăng vốn. Tại ngày 29/4/2020, vốn điều lệ công ty tăng từ 276 tỷ đồng lên 553 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi tiếp theo, tới ngày 12/8/2022, vốn điều lệ công ty đạt tới 1.007 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông Tập đoàn Đầu tư An Lạc không được tiết lộ chỉ biết rằng hiện tại, chỉ với lượng cổ phiếu HDG của Tập đoàn Hà Đô, ông Nguyễn Trọng Thông đã đứng ở vị trí thứ 45 trong danh sách Những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản lên đến 2.304 tỷ đồng, đứng ngay sau ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và đứng ngay trên ông Trầm Trọng Ngân, cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
* Thành viên Group, gửi thông tin phân tích CĐT chung cư Moonlight đang mở bán rầm rộ, post để bàn con thẩm định!
Tigon Ninh