Bảo Hiệp

Bảo Hiệp

'Cơn điên' của cổ phiếu bất động sản tầm trung

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán chảy rất mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản, biến nhiều công ty vốn hóa nhỏ, gần như không có giao dịch, thị giá thấp bất ngờ tăng vọt.

Trong phiên giao dịch chứng khoán sáng ngày 16/11, cổ phiếu L14 của Licogi 14 ghi nhận mức giá kỷ lục là 300.000 đồng/cổ phiếu. Dù kết thúc phiên ở mức thấp hơn, 286.000 đồng/cổ phiếu, đây vẫn là mức thị giá cao nhất trên cả 3 sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Cổ phiếu L14 vươn lên trở thành cổ phiếu nóng sau chuỗi ngày tăng giá liên tục từ đầu năm. Chỉ riêng từ đầu tháng 11 đến nay, giá cổ phiếu L14 đã tăng tăng 46%. Còn nếu tính từ đầu năm, giá cổ phiếu đã tăng gần 6 lần.

Diễn biến giá cổ phiếu L14 từ đầu năm 2021. Ảnh: TradingView
Diễn biến giá cổ phiếu L14 từ đầu năm 2021. Ảnh: TradingView

Diễn biến giá cổ phiếu L14 có thể miêu tả chính xác “cơn điên” cổ phiếu doanh nghiệp bất động sản thời gian qua. Dòng tiền trên thị trường chứng khoán chảy rất mạnh vào nhóm cổ phiếu bất động sản, biến nhiều công ty vốn hóa nhỏ, gần như không có giao dịch, thị giá ở mức thấp bất ngờ tăng vọt.

Chẳng hạn, đầu tháng 9, cổ phiếu API của Công ty Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (APEC Investment) chỉ có 20.000 đồng/cổ phiếu nhưng sau khi 2 quỹ ngoại bán ra hơn 35% vốn, cổ phiếu này đã tăng liên tục. Đến ngày 17/11 API có giá 99.000 đồng/cổ phiêu, tăng 5 lần sau hơn 2 tháng.

Nếu tính từ đầu năm đến nay, rất nhiều cổ phiếu bất động sản có mức tăng bằng lần. Có thể kể tới những cái tên như cổ phiếu của APEC Investment (tăng 423%); Công ty Đầu tư nhà đất Việt (350%); Licogi 14 (282%); Công ty Đệ Tam (188%); Tập đoàn BGI (170%); CEO Group (154%); DRH Holdings (120%)…

Đáng chú ý, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp không có hoạt động, mất thanh khoản cũng bất ngờ "sống dậy". Cổ phiếu TGG của Công ty Louis Capital (tiền thân là Công ty Xây dựng và đầu tư Trường Giang) từ giá chỉ 2.000 đồng vào thời điểm đầu năm lên mức 75.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 9. 

Một cổ phiếu khác liên quan đến Louis Capital như BII của Công ty Louis Land cũng tăng mạnh từ mức giá 3.000 đồng/cổ phiếu lên 35.000 đồng/cổ phiếu. Dù thị giá những cổ phiếu này đã nhanh chóng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh, thị giá hiện tại vẫn tăng hàng chục lần so với thời điểm đầu năm.

Tốc độ tăng chóng mặt thị giá cổ phiếu còn đưa hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản trở thành công ty có vốn hóa tỷ đô như như Nhà Khang Điền, Nam Long, IDICO hay DIG.

Trong đó, giá cổ phiếu DIG của Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) đã tăng hơn 3 lần, từ mức 20.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm lên mức 67.000 đồng/cổ phiếu.

Đà tăng thị giá diễn ra bất chấp việc DIG phát hành lượng lớn cổ phần nhằm bổ sung vốn kinh doanh. Đầu tháng 10, công ty đã hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng, huy động 1.500 tỷ đồng đầu tư vào Dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu. Trong đó, 2 tổ chức tham gia là Chứng khoán Liên Việt mua 2 triệu cổ phiếu và Công ty Đầu tư Phát triển Thiên Tân mua 38 triệu đơn vị, chiếm hơn một nửa tổng lượng cổ phiếu phát hành.

Trái ngược với đà khởi sắc của ngành, giá cổ phiếu những doanh nghiệp bất động sản đầu ngành lại tỏ ra im ắng. Bộ ba cổ phiếu Vingroup (VIC), VinHomes (VHM), Novaland (NVL) gần như không tăng giá. VinHomes đi ngang trong suốt cả năm qua dù kết quả kinh doanh rất khả quan. Cổ phiếu Vingroup có đợt nổi sóng hồi tháng tư sau đó bước vào giai đoạn điều chỉnh. Còn Novaland có giai đoạn tăng mạnh nửa đầu năm sau đó đi ngang cho đến hiện nay

Đáng chú ý, biến động tăng giá cổ phiếu bất động sản trên thị trường chứng khoán hoàn toàn lạc nhịp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay ghi nhận doanh thu 9 tháng đạt 86 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp âm 48,7 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc ghi nhận lỗ 33 tỷ so với cùng kỳ là do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh tại các địa phương, khiến doanh thu công ty mẹ và các công ty con bị giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo công ty ghi nhận 3 quý lỗ liên tiếp nâng tổng lỗ luỹ kế của doanh nghiệp lên 693 tỷ đồng, chiếm tới 77% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tổng tải sản của NVT tính đến 30/9/2021 đạt 859 tỷ đồng, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn tăng rất mạnh, gấp 3,4 lần so với đầu năm.

Bất chấp hoạt động kinh doanh thua lỗ nặng nề, giá cổ phiếu NVT của Ninh Vân Bay vẫn tăng hơn 100% từ đầu năm đến nay, từ mức giá 5.200 đồng/cổ phiếu lên trên 11.000 đồng/cổ phiếu.

Trong trường hợp của DIG, dù giá cổ phiếu tăng nóng, tình hình kinh doanh của Công ty lại không tương xứng khi quý 3/2021, công ty công bố lợi nhuận giảm mạnh 44%. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 139 tỷ đồng, chỉ mới thực hiện được 9% chỉ tiêu cả năm.

Tập đoàn CEO ghi nhận luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt doanh thu 406 tỷ đồng, giảm 40,5%. Công ty cũng lỗ sau thuế 224 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng gấp đôi con số lỗ cùng kỳ năm ngoái. Kinh doanh trì trệ khiến dòng tiền kinh doanh trong kỳ cũng chuyển từ dương 112 tỷ sang âm hơn 144 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư tài chính cũng âm 81 tỷ, dẫn đến dòng tiền thuần trong kỳ của CEO đang âm hơn 169 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản CEO vào mức 7.012 tỷ đồng, giảm so với đầu kỳ, trong đó tiền mặt công ty giảm đáng kể. Bất chấp tình hình kinh doanh bi đát, giá cổ phiếu CEO tăng miệt mài thời gian qua. Hiện thị giá cổ phiếu công ty đạt 26.200 đồng/cổ phiếu, tăng 154% so với đầu năm.

Sự lệch pha giữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với đà tăng giá của cổ phiếu khiến các chỉ số định giá doanh nghiệp trở nên méo mó. Chỉ số PE của Licogi 14 đã gần 150 lần – cho thấy giá cổ phiếu đã tăng quá cao so với khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương tự, nhiều doanh nghiệp cũng có mức PE “khủng” như LDG (107 lần), DIG (42 lần), API (40 lần)…

Trần Anh/TheLeader

0

Bình luận

Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người thu nhập thấp mới chật vật mua nhà thì có lẽ đã đến lúc… nghĩ lại. Tại Hà Nội, giá căn hộ trung bình đang leo thang đến mức ngay cả những người có mức thu nhập cao trên 40 triệu/tháng cũng phải dè chừng. Bởi khi mặt bằng giá mở bán mới đã chạm mốc 91 triệu đồng/m², có nơi vượt 100 triệu đồng/m², thì “giấc mơ an cư” của số đông đang bị đẩy lùi một cách rõ ràng. Xem thêm
Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?  - 1

BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung. Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở trên cả nước đạt khoảng 64.000 sản phẩm tương đương 80% tổng nguồn cung của cả năm 2024. Xem thêm
BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"  - 1

Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê

Nếu nghe những câu dưới này thì chúng ta đang là một phần trong “phong trào sống nhẹ, đầu tư ít” đang thịnh hành của một bộ phận người trẻ hiện nay. Xem thêm
Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê - 1

CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?

Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng.... Xem thêm
CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?  - 1

'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI

Đánh giá từ đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội quý II năm nay tiếp tục tăng lên mức trung bình 91 triệu đồng/m2. Người dân thu nhập cả năm mới mua nổi 1m2 nhà ở chung cư. Xem thêm
'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI  - 1

Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội

Có một nhận định khá phổ biến cho rằng người Hà Nội đặc biệt nhanh nhạy trong việc đầu tư bất động sản. Xem thêm
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 1
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 2
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 3
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 4

Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được!

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với một nghịch lý quen thuộc nhưng ngày càng trầm trọng: Dự án thì nhiều, nhưng nhà để ở lại… không có. Xem thêm
Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được! - 1

Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản"

Nếu coi thị trường bất động sản như một chuyến tàu cao tốc, thì Hà Nội có lẽ đang ở đoạn… ga kỹ thuật, tạm dừng để kiểm tra bánh lái, chứ không phải kết thúc hành trình. Xem thêm
Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản" - 1

Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025, hàng loạt căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) sẽ bị thu hồi nếu người mua/thuê vi phạm các quy định sử dụng, theo chính sách siết chặt mới của Nhà nước. Mục tiêu là đưa NOXH trở về đúng bản chất an sinh, không bị trục lợi, không biến tướng thành hàng hóa đầu cơ. Xem thêm
Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt - 1

Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo?

Việc Nhà nước công bố chủ trương xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Xem thêm
Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo? - 1

Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu?

Nếu người Mỹ mê cổ phiếu, người Nhật thích tiết kiệm, người Hàn “nghiện” đầu tư vào giáo dục… thì người Việt có một niềm đam mê bền vững qua nhiều thế hệ: ôm đất. Xem thêm
Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu? - 1

Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn

Có lẽ chưa khi nào, hai chữ “an cư” lại trở nên mong manh và chông chênh như hiện tại, khi mà càng nhiều người trẻ chọn mua nhà bằng cả trái tim, rồi buộc phải bán đi bằng tất cả lý trí. Xem thêm
Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn - 1

Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng

Nếu đang tìm một căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/m² ở TP.HCM, thì xin thông báo là… chúng ta đã đi lùi về quá khứ ít nhất 4 năm. Xem thêm
Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng - 1

Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời

Từ khu vực nội đô đến vùng ven, cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều ghi nhận mức giá mới cao hơn rõ rệt so với đầu năm. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời - 1

Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên

Nhà phố thương mại trị giá 7–8 tỷ đồng/căn ở đường Mê Linh (Đà Nẵng) đang được sinh viên thuê lại làm… nhà trọ giá rẻ! Xem thêm
Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên - 1

🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM

Ngày hôm qua, Masterise Homes chính thức trình làng tổ hợp Marriott Residences Special Edition tại tòa Lake (thuộc Grand Marina Saigon, quận 1 cũ), với mức giá khiến thị trường choáng váng. Xem thêm
🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM  - 1

Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”

Từng bị gắn mác là “tiêu sản”, nhiều căn hộ chung cư cũ tại Hà Nội nay đã trở thành những tài sản giá trị cao trên thị trường. Sau hơn một thập kỷ, giá trị nhiều căn đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, ngang ngửa với các sản phẩm cao cấp đang chào bán hiện nay. Xem thêm
Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”  - 1

Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈

Sau một giai đoạn đi ngang, thị trường chung cư Hà Nội đang nóng trở lại, cả ở phân khúc sơ cấp lẫn thứ cấp. Từ những căn hộ đã qua sử dụng tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm cho đến hàng loạt dự án mới mở bán tại Hoàng Mai, Thanh Trì, Long Biên hay Cầu Giấy tất cả đều đang ghi nhận một mức giá cao chưa từng thấy. Nhưng liệu đây là “hiện tượng nhất thời” hay thị trường đang thiết lập một mặt bằng giá mới? Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈  - 1

Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản?

Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2025 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố cho thấy một nghịch lý thú vị: giá nhà liên tục lập đỉnh, nhưng thanh khoản không những không giảm mà còn tăng mạnh. Xem thêm
Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản? - 1

Ở trọ cả đời thì đã sao?

“Sao chưa mua nhà đi, ở trọ hoài sao ổn định được?” – nếu bạn dưới 35 tuổi, đang ở thành phố lớn, làm công ăn lương và chưa có nhà riêng, thì khả năng cao bạn đã nghe câu này… ít nhất một lần mỗi tuần! Xem thêm
Ở trọ cả đời thì đã sao? - 1

Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không?

Năm 2013, chị Hương – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội – mua một căn hộ gần 80m² tại khu Yên Hòa (Cầu Giấy) với giá chưa đến 25 triệu đồng/m². Xem thêm
Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không? - 1

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản!

Thị trường bất động sản nhà ở đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm 2025 với tâm thế “hy vọng có cơ hội, nhưng vẫn nên đem theo dù mưa”. Xem thêm
Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản! - 1

Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên

Các đô thị ven biển đang trở thành trục phát triển chiến lược mới. ROX Living Đồng Hới làminh chứng rõ nét cho một mô hình đô thị bền vững – hiện đại – xanh, kết hợp hài hòa giữa yếutố an cư và giá trị đầu tư lâu dài. Xem thêm
Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên  - 1

Cầu Hoàng Gia thông xe: Cú hích nghìn tỷ đưa bất động sản Vũ Yên cất cánh

Cầu Hoàng Gia chính thức thông xe ngày 15/7 không chỉ hiện thực hóa tầm nhìn đô thị “đa cực- đa trung tâm” của Hải Phòng mà còn mở đường để dòng chảy cư dân, dòng tiền, dòng đầu tư mới đổ về Vũ Yên, tạo cú hích mạnh mẽ cho BĐS Vinhomes Royal Island. Xem thêm
Cầu Hoàng Gia thông xe: Cú hích nghìn tỷ đưa bất động sản Vũ Yên cất cánh - 1

Hưởng lợi kép khi chọn nhà phố, biệt thự Kim Ngân 2, đô thị Sun Group Nam Hà Nội

Nổi bật giữa lòng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City bởi vị trí tâm điểm, kiến trúc riêng có và tích hợp chuỗi tiện ích đầy đủ, phân khu Kim Ngân 2 chinh phục hầu hết giới đầu tư đang tìm kiếm ngôi nhà thứ hai gần trung tâm Hà Nội. Xem thêm
Hưởng lợi kép khi chọn nhà phố, biệt thự Kim Ngân 2, đô thị Sun Group Nam Hà Nội - 1

Căn hộ cũ, hệ thống điện lỗi thời ngấm ngầm tạo ra nguy cơ cháy lớn mỗi ngày

Tuấn - một lập trình viên 34 tuổi vừa dọn về căn hộ tập thể cũ ở Thanh Xuân, được bố mẹ để lại. Căn hộ 3 tầng, trần thấp, tường dày, nền gạch hoa đúng kiểu những năm 80. Tuấn yêu thích vẻ hoài cổ, nên không phá bỏ gì nhiều. Thậm chí hệ thống điện, đường dây, ổ cắm... anh vẫn giữ nguyên vì "xài vẫn được, tội gì thay". Xem thêm
Căn hộ cũ, hệ thống điện lỗi thời ngấm ngầm tạo ra nguy cơ cháy lớn mỗi ngày - 1

GIÁ NHÀ LUÔN TĂNG TOP ĐẦU

Theo Báo cáo thị trường bất động sản của Hội môi giới bất động sản, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng giá bán căn hộ chung cư trong quý II/2025, theo sau là Đà Nẵng, trong khi TP.HCM cũng ghi nhận mức tăng đáng kể. Xem thêm

So với kỳ gốc, giá bán bình quân tại Hà Nội tăng 87,7%, Đà Nẵng tăng 69,8% và TP.HCM tăng 48,3%.

Tại Hà Nội, giá bán bình quân căn hộ chung cư trong quý II đạt khoảng 75,5 triệu đồng/m2, tăng 7,7% so với quý trước. Đà tăng chủ yếu do các chủ đầu tư tiếp tục chào bán hàng tồn kho với mức giá nhích lên.

Dẫn đầu gì không dẫn, lại dẫn đầu về tăng giá nhà đất, chỉ khổ người cần mua nhà

Nguồn: Lao động

GIÁ NHÀ LUÔN TĂNG TOP ĐẦU  - 1

"Tên em không có trong sổ đỏ": Khi quyền sở hữu nói thay vị trí trong gia đình

Ngọc Trân, 37 tuổi, đứng lặng người trước mảnh đất mà chồng và bố mẹ chồng dự định xây ngôi nhà “để sau này các con có chỗ ổn định”. Đó là mảnh đất mà họ đã nhiều lần nhắc đến trong các bữa cơm gia đình, nơi Trân từng háo hức bàn về hướng nhà, cách bố trí vườn rau, một góc nhỏ cho đàn piano của con gái lớn. Xem thêm
"Tên em không có trong sổ đỏ": Khi quyền sở hữu nói thay vị trí trong gia đình  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết