Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

Chủ đầu tư dự án BĐS xoay sở ra sao khi dòng vốn bị siết chặt ?

Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh BĐS luôn đóng vai trò quan trọng, mang tính chất sống còn đối với dự án với sự tồn vong của doanh nghiệp BĐS.

Các nguồn vốn thường gồm:

(1) vốn chủ sở hữu/vốn tự có;

(2) vốn tín dụng ngân hàng;

(3) vốn huy động của khách hàng;

(4) vốn ứng trước của nhà thầu, nhà cung ứng vật tư, VLXD;

(5) vốn huy động từ Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)

(6) vốn huy động từ bán cổ phần/cổ phiếu.

Chủ đầu tư dự án BĐS xoay sở ra sao khi dòng vốn bị siết chặt ? - Ảnh 1
Chủ đầu tư dự án BĐS xoay sở ra sao khi dòng vốn bị siết chặt ? - Ảnh 2

Trong bối cảnh nền kinh kế đã và đang bị bầm dập vì dịch Covid 2 năm nay, tiềm lực, cơ cấu và tỷ lệ các nguồn vốn đã thay đổi rất nhiều. Với:

(1) Vốn tự có/vốn chủ sở hữu có thể nói hầu hết các CĐT đã cạn kiệt hoặc âm ; đối với vốn tín dụng ngân hàng

(2) Lãi suất cho vay đã giảm là sự thật, các thông tư 01/2020, 03/2021 và 14/2021 của Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay, lãi phạt … nghe có vẻ rất “thuận lợi” cho thị trường BĐS. Nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn tín dụng mới do vướng hạn mức tín dụng, không có tài sản đảm bảo (TSĐB), không chứng minh được dòng…vv. Kết quả điều tra về Thực trạng các DN của Cục Phát triển doanh nghiệp- Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố giữa năm 2021 cho biết có tới 83% DN không thể vay vốn vì thiếu TSĐB.

(3) Huy động vốn của khách hàng luôn chiếm vị trí quan trọng nhất, cấp độ cũng được nâng cấp dần lên theo thời gian, song hành với sự thông tường của khách hàng cũng như mức độ khó khăn trong tìm kiếm vốn. Cụ thể, từ hợp đồng vay vốn, hợp đồng góp vốn, hợp đồng trả góp tiến tới cam kết lợi nhuận gấp 2 lãi suất tiền gửi tiết kiệm, cam kết mua lại sản phẩm với lãi suất cao gấp 2-3 ngân hàng, hỗ trợ lãi suất tới 2-3 năm và nay là nhà cũ đổi nhà mới…vv nhưng dường như thị trường đang “trơ” với những sự chào mời hấp dẫn từ các CĐT, thanh khoản đang sụt giảm hoặc đóng băng – theo đó các CĐT thiếu hụt nghiêm trọng từ nguồn vốn chính này.

(4) Vốn ứng trước của nhà thầu, vốn là chuyện thường ngày trong kinh doanh BĐS đặc biệt khi thị trường đang lên, đang thuận… đã trở thành thông lệ: tổng thầu hoặc các thầu phụ vì muốn có việc làm ổn định nên thi công, cung cấp vậy tư… trước và vui vẻ chấp nhận CĐT thanh toán dần sau đó, trong nhiều trường hợp chấp nhận nhận sản phẩm bán thu tiền vốn. Khi kinh tế khó khăn, CĐT không còn đặc lợi này nữa, “thép đã chất lên xe nhưng tài khoản chưa nổi tiền thì xe không chạy khỏi nhà máy” …. “Không có tiền ứng trước thì công trường nghỉ việc”…. – một chủ đầu tư than thở, đó là chưa tính các chi phí phát sinh do phải test Covid định kỳ hay bố trí ăn ở 3 tại chỗ cho công nhân.

(5) Huy động vốn từ TPDN, vốn được coi là “cửa sinh” cho các dự án BĐS trong giai đoạn 2018- đến cuối 2020 trong khi nguồn vốn vào BĐS bị thắt dần thì nghị định 163/2018 thông tiền thoáng hậu cho phép các doanh nghiệp huy động vốn thỏa mái từ việc phát hành TPDN mà không cần chứng minh năng lực, thẩm định, hay tài sản đảm bảo….Nghị định 81/2020 ngày 9/7/2020 thắt dần qui định và điều kiện phát hành TPDN, thị trường TPDN được chấn chỉnh đôi chút. Tuy nhiên, cơn khát vốn của CĐT, lợi nhuận cho cho công ty phát hành lớn và sức hấp dẫn của lãi suất gấp 2-3 lần lãi suất ngân hàng đã cộng hưởng đẩy thị trường này tới mức bùng nổ.

Chấn chỉnh lại tình trạng này, ngày 31/12/2021 Chính phủ ra tiếp Nghị định 153/2020 có hiệu lực ngay ngày hôm sau đã khép lại thời hoàng kim của việc huy động vốn từ việc phát hành TPDN. Cái khó ló cái khôn, doanh nghiệp và ngân hàng cầu kết phát hành TPDN nhằm huy động vốn, đảo nợ và thâu tóm doanh nghiệp, dự án … Thông tư 16/2021-NHNN có hiệu lực ngày 15/1/2022 đóng sập nguồn tiếp tế vốn từ việc phát hành TPDN để đảo nợ, trả các khoản TPND tới kỳ đáo hạn từ giai đoạn 2018-2020.

(6) Huy động từ việc phát hành cổ phiếu, tuy từ trước tới nay đây chưa phải là kênh được các chủ đầu tư dự án ưu chuộng, tuy nhiên trong bối cảnh các kênh huy động vốn kẹt cứng thì việc huy động vốn từ việc bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu sẽ là giải pháp được nhiều chủ đầu tư các công ty đại chúng tính đến.

Doanh nghiệp BĐS sẽ làm gì đó để cứu mình, cứu doanh nghiệp….?

Xét các nguồn huy động từ (1) tới (6) kể trên có thể thấy CĐT chẳng thể làm được nhiều với (1), (2), (3), (4) và (5). Cửa ( 6) phát hành cổ phiếu nghe có vẻ tiềm năng vì thị trường chứng khoán đang HOT, tuy nhiên thực tế sẽ không có nhiều CĐT khơi thông được nguồn vốn từ cửa này vì thứ nhất là tỷ lệ các doanh nghiệp BĐS niêm yết là rất khiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp BĐS và thứ hai là cho dù TTCK đang ở vùng đỉnh nhưng do độ trễ của việc mua cổ phiếu ưu đã có khi tới 2-3 tháng mới có hàng về tài khoản để bán … vậy nên nhà đầu tư có kinh nghiệm cũng vẫn rất cảnh giác trước miếng mồi hấp dẫn này.

Bằng chứng LICOGI 16 (mã LCG) vừa phát ế 2 triệu cố phiếu cho dù giá chỉ có 10 nghìn đồng/cổ trong khi thị giá ( ngày 30/11) là 22 nghìn đồng/cổ- giá này đã tăng gấp 4 lần trong vòng 2 tháng trở lại đây.

Có một nguồn vốn khác, không chính thức nhưng người viết dự báo sẽ được “ưa chuộngh” trong thời gian tới, đó là tín dụng đen. Có tới 80% giá trị TPDN được phát hành trong năm thuộc nhóm công ty không niêm yết (theo thống kê của FiinGroup), thống kê này cũng chỉ ra tỷ lệ vay ròng/vốn chủ sở hữu của nhóm các công ty phát hành TPDN này lên tới 8,1 lần, chứng tỏ sức khỏe các doanh nghiệp này vô cùng yếu.

Từ đó cho phép ta nhận định, các đợt phát hành cấp tập trong thời gian qua chủ yếu để đảo nợ các khoản vay cũ. Khi các cửa bị đóng lại sẽ có cửa mới được mở ra!….rất có thể đó là cửa tín dụng đen. Dự rằng, sẽ có nhiều chủ tín dụng đen đổi màu thành chủ dự án trong thời gian tới- điều đã từng xảy ra trong giai đoạn BĐS khó khăn của chu kỳ trước 2012-2013.

0

Bình luận

Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh

Sáng ngày 19/4, tại dự án Khu đô thị Hồng Hạc (Hồng Hạc City) thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Lễ ra mắt Hồng Hạc City đã được tổ chức. Sự kiện, thu hút hơn 600 khách tham dự, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kiến tạo một khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Bắc của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng. Xem thêm
Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh  - 1

Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ?

Tại Hà Nội và các vùng phụ cận, “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Xem thêm
Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ? - 1

5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2

Từ quý II - IV/2025, nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thu hồ sơ, mở bán chính thức. Xem thêm
5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2 - 1

Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội

Tại Sun Urban City, sắc xanh không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là lời cam kết của Sun Group trong việc mang đến không gian sống sinh thái, bền vững, trọn vẹn tiện ích, sẵn sàng chào đón những cư dân đầu tiên đến với đô thị nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực phía Nam Hà Nội. Xem thêm
Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội - 1

"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Trong một buổi chiều oi ả ở Chúc Sơn, tôi ngồi thẫn thờ nhìn mảnh đất trị giá 6 tỷ đồng của mình, nơi mà lẽ ra đã là một khoản đầu tư sinh lời hậu hĩnh. Xem thêm
"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư - 1

Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không?

TP.HCM vừa tung chiêu “thăm dò dân tình”, lấy ý kiến xem có nên cho phép mô hình lưu trú ngắn ngày(kiểu Airbnb…) trong chung cư hay không. Lý do? Vì mấy năm nay, chung cư biến thành khách sạn, cư dân thì bức xúc, quản lý thì rối như canh hẹ. Xem thêm
Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không? - 1

Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ tăng 6% so với cuối năm 2024, đạt trung bình từ 3.200-5.200 USD/m2. Đáng chú ý, giá bán thứ cấp của các dự án lớn dọc tuyến metro số 1 tăng mạnh, mức tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro - 1

⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️

Bạn đang sở hữu nhà ở xã hội và muốn sang nhượng lại? Hãy nhớ rõ: KHÔNG được bán khi chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán xong! Xem thêm
⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️  - 1

Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế!

Nghe nói rổ hàng tồn kho thị trường BĐS TP.HCM đang “ế ẩm” hơn cả cơn mưa dầm ngày… Vì giá thì đắt, trong khi vị trí xấu. Xem thêm
Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế! - 1

Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City

Hào hùng nhất là lịch sử, đáng gìn giữ nhất là lớp trầm tích văn hóa màu mỡ hàng thiên niên kỷ của dân tộc và tự hào nhất chính là nguồn cội. Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ Sun Group dành trọn để tôn vinh tất thảy những giá trị trân quý đó như một cách gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới. Xem thêm
Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City - 1

⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA!

Chưa kịp lên kế hoạch nghỉ dưỡng, đã có người “đặt nhầm niềm tin” vào… resort giả! Xem thêm
⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA! - 1

Nhơn Trạch có bị úp Bô không?

Thị trường Nhơn Trạch từng bừng lên cơn sốt đất đầu năm 2025, khi tin đồn sáp nhập TP.HCM khiến nhiều dự án có giá tăng vọt 20%-30%, nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến. Xem thêm
Nhơn Trạch có bị úp Bô không? - 1

Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”!

Giá chung cư cũ tại Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian “sốt nóng”, đặc biệt tại các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình. Xem thêm
Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”! - 1

RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN

Mới đây, theo báo cáo tài chính 2024, Agribank đang ôm hơn 2,92 triệu tỉ đồng tài sản bất động sản thế chấp – cao nhất trong tất cả các ngân hàng hiện nay. Xem thêm
RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN - 1

79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức

Chuyện là theo báo cáo mới nhất của Savills, giá bán trung bình căn hộ chung cư sơ cấp tại Hà Nội quý I/2025 đã cán mốc 79 triệu đồng/m². Xem thêm
79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức  - 1

Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, Sài Gòn, Đắc Lắk…đổ về Nha Trang săn đất, giao dịch tăng đột biến

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, năm 2024 Khánh Hoà ghi nhận hơn 27.200 giao dịch bất động sản với tổng giá trị gần 46.700 tỷ đồng tăng 36% so với năm trước, tăng tới 179% so với 2023 Xem thêm
Nhiều nhà đầu tư Hà Nội, Sài Gòn, Đắc Lắk…đổ về Nha Trang săn đất, giao dịch tăng đột biến - 1

Dự án Sun Group Cát Bà: Thiết kế 'thửa riêng' cho 'viên ngọc di sản'

Đằng sau vẻ đẹp độc bản của Thành phố Vịnh Trung tâm Xanh Island là sự kết hợp hài hòa giữa tầm nhìn quốc tế và chiều sâu văn hóa bản địa, giữa lý thuyết phong thủy Á Đông và tinh thần đương đại của kiến trúc thế giới. Xem thêm
Dự án Sun Group Cát Bà: Thiết kế 'thửa riêng' cho 'viên ngọc di sản' - 1

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững. Xem thêm
Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội - 1

Mua nhà mà không để ý 5 điều này, coi chừng mất giá

Mua nhà là một trong những quyết định lớn nhất đời người. Nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Dưới đây là 5 yếu tố bạn cần lưu ý để tránh mất giá khi mua nhà Xem thêm
Mua nhà mà không để ý 5 điều này, coi chừng mất giá - 1

Thị trường nhà ở Việt Nam: Chúng ta đang xây nhà cho ai?

Nếu nhà là nơi bắt đầu của một gia đình, là nền tảng để mỗi con người xây dựng tương lai, thì ở Việt Nam hôm nay, “giấc mơ an cư” đang ngày càng trở nên xa vời với hàng triệu người trẻ. Câu hỏi nhức nhối đang vang lên từ khắp các đô thị lớn: Chúng ta đang xây nhà cho ai ở? Xem thêm
Thị trường nhà ở Việt Nam: Chúng ta đang xây nhà cho ai? - 1

Tiền đâu mà lắm thế?” – Ủa hoá ra… toàn đổ vào đất hết rồi!

Mới đây, PGS.TS Phạm Thế AnhTrưởng Khoa Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân lên tiếng cảnh báo rằng: Nếu dòng tiền cứ đổ dồn vào bất động sản để đầu cơ, thì thị trường Việt Nam sớm muộn cũng “toang” thật sự! Xem thêm
Tiền đâu mà lắm thế?” – Ủa hoá ra… toàn đổ vào đất hết rồi! - 1

Doanh nghiệp xin phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' với chi phí... 0 đồng để tận thu vật liệu, phế thải

Theo thông tin của Báo Tiền phong, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề xuất phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" với chi phí bằng... 0 đồng. Tuy nhiên, để phá dỡ tòa nhà trên cần tuân theo các quy định pháp luật liên quan. Xem thêm
Doanh nghiệp xin phá dỡ tòa nhà 'Hàm cá mập' với chi phí... 0 đồng để tận thu vật liệu, phế thải - 1

Biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ

Các khu vực nằm ở xa trung tâm như huyện Đan Phượng, Đông Anh (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) liên tục bổ sung nguồn cung nhà liền thổ. Giá bán tăng khoảng 5-8%, đạt mức 6.300-8.200 USD (tương đương 160-209 triệu đồng) một m2. Xem thêm
Biệt thự vùng ven Hà Nội ngày càng đắt đỏ - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết