Hue Tran

Hue Tran

Tháo gỡ vướng mắc tồn đọng để thị trường bất động sản 2020 khởi sắc

Nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, phát triển nhà ở giá rẻ, cải tạo chung cư cũ… đã được các chuyên gia và doanh nghiệp bàn luận tại Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên 2019.

Thủ tục hành chính “hành” doanh nghiệp

Ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai chia sẻ, thủ tục đầu tư hiện vẫn rất phức tạp, khó khăn dẫn đến doanh nghiệp không triển khai được dự án theo kế hoạch.

“Dự án đầu tư bất động sản cao tầng có giá trị trên ngàn tỷ. Để làm được dự án này thì doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch nhiều năm, chuẩn bị nhiều nguồn lực, vật lực, vốn... Nếu không lên được kế hoạch thì rất khó triển khai. Nhưng những vướng mắc về thủ tục hành chính khiến quá trình thực hiện không thể theo được kế hoạch vì bị chậm trễ hơn rất nhiều”, ông Sơn bày tỏ.

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, luật sư Phạm Thanh Sơn, Trưởng Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội cho rằng, thủ tục hành chính cũng là căn nguyên dẫn đến tình trạng nhiều dự án treo nhiều năm mà không thể đổi chủ, gây lãng phí nguồn lực đất đai: “Đối với trường hợp doanh nghiệp yếu kém, dự án tồn đọng lâu năm, nếu doanh nghiệp mới tiếp nhận và triển khai dự án, đồng nghĩa với việc phải chịu các khoản phạt nợ thuế đất, tiền sử dụng đất. Hạch toán đã lỗ rồi còn phải chi trả tiền sử dụng đất nữa thì rất khó để bất kỳ đơn vị nào dám bắt tay vào thực hiện”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Viết Chiến, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, thủ tục hành chính hiện vẫn còn nhiều chồng chéo, gây tốn kém thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp. Điển hình là sự chưa nhất quán trong quy định về lựa chọn chủ đầu tư và thủ tục chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở.

Ông Đỗ Viết Chiến.
Ông Đỗ Viết Chiến.
Bên cạnh đó, ông Chiến cho rằng, thực tế một dự án đầu tư phát triển đô thị sau khi có chủ trương đầu tư phải trải qua “bốn cửa lớn”: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng. Trong mỗi "cửa lớn" nêu trên còn rất nhiều "cửa phụ" doanh nghiệp phải đi qua đó là việc xin cấp chỉ giới đường đỏ, số liệu hạ tầng kỹ thuật có liên quan, thỏa thuận phòng cháy, chữa cháy, môi trường, đầu nối cấp điện, nước sạch, an toàn bay…”

“Quá trình giải quyết các thủ tục hành chính của một dự án đầu tư là một chuỗi liên hoàn về nội dung công việc và thời gian, chỉ cần một mắt xích vào đó trong chuỗi liên hoàn nêu trên vướng mắc sẽ kéo theo toàn bộ tiến độ thời gian của dự án bị chậm lại, làm mất cơ hội đầu tư và nản lòng các nhà đầu tư phát triển”, ông Chiến nói.

Thiếu cơ chế nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội, doanh nghiệp không mặn mà

“Bức tranh thị trường bất động sản đang rất đẹp, niềm tin đó là có cơ sở. Nhưng ở đây tôi xin chia sẻ một điều băn khoăn: Các mảng phân khúc nhà hiện nay nói chung đang phát triển tốt, được thị trường đón nhận tốt. Nhưng khi khảo sát tại địa phương thì chúng tôi nhận thấy nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn nhưng triển khai chậm, nhiều bất cập, khó khăn.

Tôi muốn tìm hiểu xem khó vì chính sách hay khó vì vận hành và nhận thấy là có nhiều yếu tố, trong đó một phần là chính sách. Đã có nghị định triển khai nhà ở xã hội nhưng đến khâu triển khai thì còn tắc ở đâu đó”, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam bày tỏ.

Doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội.
Doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội.
Theo ông Thành, ở các nước trên thế giới, có đến 80% là nhà ở xã hội, nhà ở cao cấp chỉ chiếm 20%; còn Việt Nam thì ngược lại, trong khi nhu cầu rất lớn. Vì vậy cần nhìn nhận lại thực tế phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam và tìm giải pháp phù hợp: “Có thể là do thị trường Việt Nam phát triển và do dân mình giàu hơn. Nhưng việc khó phát triển nhà ở xã hội có lẽ là do chính sách. Chính sách cần đi vào thực tiễn hơn, tôi cho rằng việc phát triển nhà ở xã hội đang có vấn đề. Muốn để thị trường phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn thì cần đẩy phân khúc nhà ở xã hội mạnh hơn".

Từ góc độ quản lý, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho hay, khó khăn trong việc phát triển nhà ở xã hội trước hết nằm ở nguồn vốn: “Luật Nhà ở đã quy định Nhà nước dành lượng vốn nhất định cho vấn đề này. Giai đoạn có nguồn vốn ưu đãi 30.000 tỷ đồng chúng ta đã làm tốt, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất tăng thêm nguồn vốn mấy nghìn tỷ nữa nhưng vẫn chưa quyết được”.

Khó khăn thứ hai, theo ông Khởi là trong triển khai thực hiện tại địa phương, có địa phương quan tâm nhưng có địa phương không quan tâm, đất có nhưng không làm. Bên cạnh đó, việc chọn địa điểm nhà ở xã hội, cũng có địa phương lựa chọn không phù hợp, dẫn đến không phát triển được dự án hoặc có phát triển dự án nhưng không có nhiều người về ở.

Ông Nguyễn Mạnh Khởi.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi.
Cũng theo ông Khởi, “nguồn cung nhà ở giá rẻ đang thiếu. Phân khúc nhà có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2 rất thiếu, nguồn cung nhà ở xã hội thì lại “dẫm chân tại chỗ”, trong khi nguồn cung nhà khoảng hơn 1 tỷ đồng/căn thì nhiều hơn”.

Do vậy, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho hay, có 2 giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, trong đó, giải pháp căn cơ là các địa phương phải nhanh chóng rà soát lại các dự án đang dừng để kiểm tra. Giải pháp thứ hai là các doanh nghiệp cần cơ cấu lại sản phẩm, điều chỉnh thiết kế các căn hộ để đáp ứng nhu cầu.

“Đối với các căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2, ra hàng đến đâu là bán hết đến đó nhưng các doanh nghiệp lại không làm. Bộ luôn khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện, chúng tôi cũng đang nghiên cứu cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nguồn cung. Vấn đề ở đây nằm ở doanh nghiệp, còn nhà nước thì ưu đãi hết cỡ”, ông Khởi khẳng định.

Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Khắc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai lại cho rằng, đa số doanh nghiệp hiện nay không mặn mà làm nhà ở xã hội vì dù được hỗ trợ nhiều về đất và vốn nhưng rào cản xây dựng 20% để lại cho thuê trong 5 năm là vấn đề lớn.

“Thực tế mỗi doanh nghiệp đều muốn làm dự án để quyết toán nhanh, đặc biệt là với các công ty cổ phần. Về vốn trung hạn, các ngân hàng không muốn tài trợ các dự án như vậy vì sau 5 năm mới quyết toán được, lợi nhuận chỉ có 10%”, ông Sơn nói.

Ông Bùi Khắc Sơn.
Ông Bùi Khắc Sơn.
Mặt khác, khi xây dựng nhà ở xã hội, theo ông Sơn, chủ đầu tư phải tính toán rất kỹ các vấn đề công nghệ, vật liệu để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo giá thành sản phẩm hợp lý.

“Nhưng câu chuyện để có giá nhà tốt thì cơ chế là vấn đề quan trọng. Hiện nay chúng ta nói là có ưu đãi, có cơ chế nhưng cơ chế tạo ra chưa chắc đã phù hợp với thị trường. Ví dụ như quy định quỹ nhà 5 năm cho thuê nhưng thực tế không biết cho thuê thế nào? Với mức giá ra sao, vì khi khấu hao tính ra chi phí, lãi vay thì không thể đủ, không quyết toán được”, Chủ tịch Xuân Mai đặt vấn đề.

Cải tạo chung cư cũ: Bế tắc!

Cũng theo ông Bùi Khắc Sơn, vấn đề cải tạo chung cư cũ mặc dù đã được đặt ra trong nhiều năm nhưng đến hiện tại đều đang rơi vào bế tắc và chính doanh nghiệp cũng bế tắc. “Xuân Mai đang triển khai đề án cải tạo cung cư cũ của Hà Nội nhưng theo Nghị định 101, để nhận được 100% sự đồng thuận của người dân ở khu chung cư cũ là điều không tưởng.

Từ năm 2016 chúng tôi đã chuẩn bị hết các khâu triển khai, Hà Nội và một số tỉnh rất tích cực, Chính phủ và Bộ Xây dựng cũng ủng hộ nhưng khi thực hiện, chúng tôi bị vướng về Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở… dẫn đến không thể làm như kế hoạch đề ra. Doanh nghiệp kiến nghị cần điều chỉnh lại vấn đề này”, vị đại diện doanh nghiệp nêu quan điểm.

Cải tạo chung cư cũ đang rơi vào bế tắc
Cải tạo chung cư cũ đang rơi vào bế tắc
Về câu chuyện cải tạo chung cư cũ, trước đó, ông Nguyễn Chí Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay mới chỉ có 14 dự án chung cư cũ được xây dựng mới đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 1% tổng số nhà ở chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng mới trên địa bàn).

Theo ông Dũng, khó khăn trước hết nằm ở quy định của Luật Nhà ở phải đảm bảo 100% các chủ sở hữu nhà chung cư thống nhất phá dỡ để cải tạo, xây dựng mới đối với nhà chung cư cũ không phải là nhà chung cư cấp D. Bên cạnh đó là khó khăn, vướng mắc về trình tự thực hiện dự án. Hiện nhà đầu tư không xác định được cụ thể các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án để có cơ sở đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án…

Từ thực tế trên, theo ông Dũng, UBND Thành phố cần có các cơ chế, chính sách đặc thù về cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư cũ trên địa bàn Thành phố nhằm giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để các cấp chính quyền Thành phố, người dân và các nhà đầu tư có cơ sở để triển khai thực hiện tái thiết đô thị, xây dựng mới các chung cư cũ đã xuống cấp trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới, đảm bảo yêu cầu về phát triển nhà ở, an toàn sử dụng nhà ở, nâng cao chất lượng ở, điều kiện sinh hoạt cho người dân tại Thành phố...

0

Bình luận

Giảm 70% tiền thu từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn là quá cao

Hai tháng trước tôi tư vấn cho một trường hợp như sau, gia đình có khoảng 300 mét vuông nhà đất ở Long Biên, Hà Nội. Nhà đất theo kiểu biệt thự nhà vườn, trong đó có một căn nhà hai tầng xây từ 20 năm trước và một diện tích vườn trong khuôn viên tường bao đã xây kín. Xem thêm
Giảm 70% tiền thu từ chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn là quá cao  - 1

Giá nhà tập thể cũ tại Hà Nội: Vừa cũ vừa đắt, mua để ở hay sưu tầm?

Không biết nên gọi là sốc, choáng hay cười ra nước mắt khi thấy giá nhà tập thể cũ ở Hà Nội bây giờ. Nhiều căn đã cũ kỹ tới mức ngồi trong nhà nghe chim hót ngoài hành lang, thế mà giá bán thì cứ như nhà trong khu resort 5 sao giữa trung tâm phố cổ. Xem thêm
Giá nhà tập thể cũ tại Hà Nội: Vừa cũ vừa đắt, mua để ở hay sưu tầm? - 1

Mua chung cư ngoại ô vì rẻ, lại chịu cảnh khốn khổ vì tắc đường đi làm

Ở Hà Nội hiện nay, khái niệm nhà giá rẻ đã gần như biến mất, thậm chí phân khúc 2 tỷ đồng cũng "tuyệt chủng". Xem thêm
Mua chung cư ngoại ô vì rẻ, lại chịu cảnh khốn khổ vì tắc đường đi làm - 1

ĐẦU TƯ BĐS KHAI THÁC CHO THUÊ 🏡 💰

Dạo này đầu tư BĐS khách hàng quan tâm khai thác cho thuê lại nhiều hơn lúc trước. Thời điểm trước kia BĐS tốt, lướt dễ nên ai mua cũng để đó chờ bán ra lấy lời thôi. Xem thêm
ĐẦU TƯ BĐS KHAI THÁC CHO THUÊ 🏡 💰   - 1

Giá nhà tăng gấp đôi, nhưng số vàng để mua nhà lại giảm gần 30%: Một nghịch lý cần nhìn nhận lại thước đo giá trị tài sản

Chào các anh chị quan tâm đến thị trường bất động sản và tài chính cá nhân, Xem thêm
Giá nhà tăng gấp đôi, nhưng số vàng để mua nhà lại giảm gần 30%: Một nghịch lý cần nhìn nhận lại thước đo giá trị tài sản  - 1

Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia- biểu tượng phát triển mới phía Đông Bắc TP Hải Phòng

Ngày 15/07/2025, Cầu Hoàng Gia do Tập đoàn Vingroup đầu tư, kết nối trực tiếp dự án Vinhomes Royal Island với trung tâm thành phố đã chính thức thông xe. Với việc rút ngắn thời gian di chuyển vào trung tâm chỉ còn 5 phút - cầu Hoàng Gia sẽ đưa Vũ Yên thành cực tăng trưởng mới, đóng góp vào kỷ nguyên phát triển của kinh tế Hải Phòng. Xem thêm
Vingroup thông xe cầu Hoàng Gia- biểu tượng phát triển mới phía Đông Bắc TP Hải Phòng - 1

Tiền mua nhà có nên cho người thân vay? Câu chuyện 3 tỷ, 10 năm dành dụm và một lựa chọn không dễ

Hôm nay một anh bạn thân nhắn tin cho mình, kể trong tâm trạng rất rối: Xem thêm
Tiền mua nhà có nên cho người thân vay? Câu chuyện 3 tỷ, 10 năm dành dụm và một lựa chọn không dễ - 1

Đề xuất giảm đến 70% tiền chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất ở

Tôi là một người dân sống ở vùng ven TP.HCM, đang có một thửa đất vườn nằm xen kẽ trong khu dân cư từ trước năm 2004. Căn nhà của cha mẹ tôi xây tạm từ hơn 15 năm trước, giờ xuống cấp, tôi muốn xin chuyển mục đích phần đất còn lại sang đất ở để làm lại nhà đàng hoàng. Nhưng suốt bao năm, điều khiến tôi chùn bước là... tiền. Xem thêm
Đề xuất giảm đến 70% tiền chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất ở - 1

Từ ước mơ xa xỉ đến mặt bằng phổ biến: Khi 100 triệu/m² không còn là chuyện lạ ở Hà Nội

Cách đây chưa lâu cụm từ "100 triệu đồng mỗi mét vuông" trong thị trường bất động sản Hà Nội vẫn còn gắn liền với hình ảnh xa xỉ: những căn hộ hướng hồ Tây, những penthouse giữa lòng phố cổ, hay những dự án được xếp vào hàng "limited edition" dành riêng cho giới thượng lưu. Xem thêm
Từ ước mơ xa xỉ đến mặt bằng phổ biến: Khi 100 triệu/m² không còn là chuyện lạ ở Hà Nội - 1

CẢNH BÁO NÓNG VỀ BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM

Việt Nam đứng top 4 các nước có tỉ số giá nhà trên thu nhập cao nhất thế giới, chỉ sau Cuba, Cameroon, Nepal. Xem thêm
CẢNH BÁO NÓNG VỀ BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM  - 1

Làm cả đời không mua nổi nhà ở Hà Nội: Bi kịch của một thế hệ

Hôm qua, tôi đọc được dòng chia sẻ của một bạn GenZ, tự hào khoe rằng sau 1 tháng đi làm đã kiếm được 20 triệu đồng - một mức thu nhập không hề tệ với người trẻ hiện nay, thậm chí còn khá hơn rất nhiều so với thế hệ đi trước. Xem thêm
Làm cả đời không mua nổi nhà ở Hà Nội: Bi kịch của một thế hệ - 1

Nhà sâu trong ngõ Hà Nội tăng giá... ảo và bước điều chỉnh tất yếu?

Giữa lúc nhiều người bất ngờ vì giá nhà trong ngõ nhỏ Hà Nội “tăng như thiêu đốt”, thực tế lại là một bức tranh không hoàn toàn như kỳ vọng. Dưới danh nghĩa “bán nhanh thức ăn” hay “đầu tư lướt sóng”, giá bất động sản nội thành tăng vọt nhưng giao dịch ít dần, tạo nên bong bóng ảo mà không phải ai cũng nhìn thấy. Xem thêm
Nhà sâu trong ngõ Hà Nội tăng giá... ảo và bước điều chỉnh tất yếu? - 1

Shophouse Hà Nội: Một khu đô thị đang từ giấc mơ “gà đẻ trứng vàng” hóa… “phố không người”

Từng được ví như biểu tượng của sự sầm uất, hái ra tiền, những căn shophouse – đặc biệt tại các khu “đất vàng” Hà Nội – giờ đây đang lặng lẽ đóng cửa, treo biển rao bán, rao cho thuê suốt nhiều tháng không ai đoái hoài. Xem thêm
Shophouse Hà Nội: Một khu đô thị đang từ giấc mơ “gà đẻ trứng vàng” hóa… “phố không người” - 1

Hôm nay đọc được trên báo Tuổi Trẻ: Chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp bàn giao rồi mà dân vẫn chưa có điện

Một thông tin đáng chú ý sáng nay là phản ánh của cư dân tại chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương nay đã sáp nhập vào TP.HCM): hàng trăm hộ dân đã nhận nhà, chuyển vào ở, nhưng nhiều ngày liền vẫn chưa có điện sinh hoạt. Xem thêm
Hôm nay đọc được trên báo Tuổi Trẻ: Chung cư nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp bàn giao rồi mà dân vẫn chưa có điện - 1

CHƯA HỌC HẾT LỚP 3 MÀ L.Ừ.A HƠN CẢ 1.000 NGƯỜI

Hơn 486 tỷ đồng của gần 1.000 người đã “bốc hơi” sau khi tin vào các dự án đất nền không có pháp lý do Nguyễn Thị Cẩm Hồng và đồng phạm dựng lên Xem thêm
CHƯA HỌC HẾT LỚP 3 MÀ L.Ừ.A HƠN CẢ 1.000 NGƯỜI - 1

THIẾU NGUỒN CUNG, GIÁ NHÀ Ở TIẾP TỤC TĂNG NHANH

Sở Xây dựng TPHCM vừa cập nhật danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tính từ đầu năm đến hết tháng 6. Xem thêm
THIẾU NGUỒN CUNG, GIÁ NHÀ Ở TIẾP TỤC TĂNG NHANH  - 1

Xây nhà thời vật liệu leo thang: Đi tiếp thì khốn, dừng lại thì đau

Ngôi nhà ba tầng khang trang từng là kế hoạch của vợ chồng anh Hòa, chị Dung ở ngoại thành Bắc Ninh. Sau gần 10 năm đi làm thuê, tích cóp từng đồng, hai người gom đủ số vốn khoảng 1,3 tỷ đồng, dự tính xây nhà trên lô đất 120m² của gia đình. Xem thêm
Xây nhà thời vật liệu leo thang: Đi tiếp thì khốn, dừng lại thì đau  - 1

Hơn 41.000 đổ vào trái phiếu địa ốc: Bom nổ có chực sẵn?

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang nóng trở lại, với hàng loạt thương vụ huy động vốn quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, nhóm doanh nghiệp bất động sản đã phát hành thành công hơn 41.416 tỷ đồng trái phiếu. Xem thêm
Hơn 41.000 đổ vào trái phiếu địa ốc: Bom nổ có chực sẵn?   - 1

Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, cơ hội rộng mở nhưng không thiếu rào cản

Việc Thành phố Hồ Chí Minh công bố danh sách 17 dự án nhà ở thương mại cho phép người nước ngoài được sở hữu gần đây chỉ là một phần trong bức tranh lớn hơn đang định hình lại quan điểm về đầu tư bất động sản quốc tế tại Việt Nam. Xem thêm
Người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam, cơ hội rộng mở nhưng không thiếu rào cản  - 1

Tưng bừng pháo hoa đẹp như Giao thừa mỗi tuần tại phường Bãi Cháy

Hàng nghìn khán giả đổ về bãi biển trục Quảng trường Sun Carnival, Vịnh Pháo hoa, Sun Elite City đêm 11& 12/7, vỡ oà trong màn pháo hoa “đẹp như giao thừa giữa mùa hè”. Xem thêm
Tưng bừng pháo hoa đẹp như Giao thừa mỗi tuần tại phường Bãi Cháy - 1

Người mua nhà cần tỉnh táo trước bẫy truyền thông “booking”

Trong khi thị trường bất động sản vẫn được đánh giá là còn trầm lắng về giao dịch, thì ở một số phân khúc, cụ thể là căn hộ cao tầng tại Hà Nội, TP.HCM và các đô thị vệ tinh, lại đang xuất hiện những “làn sóng booking” bất thường. Xem thêm
Người mua nhà cần tỉnh táo trước bẫy truyền thông “booking” - 1

17 dự án tại TPHCM được bán nhà ở cho người nước ngoài

UBND TPHCM vừa công bố 17 dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở. Xem thêm

Các dự án được phép bán cho người nước ngoài như phân khu số 15A2 và Phân khu 15B thuộc Khu cao ốc phức hợp Phú Long làm chủ đầu tư; Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng do Công ty cổ phần Gamuda Land làm chủ đầu tư....

Hay các lô B1, B2, B3, B4 tại Khu nhà ở cao tầng phường Tân Phú, Quận 7 cũ do Công ty TNHH Dynamic Innovation và Phát Đạt làm chủ đầu tư; Khu chung cư CC1 và CC2 - Một phần dự án Khu nhà ở Nguyên Sơn của Công ty cổ phần NNH Mizuki (đơn vị phát triển Nam Long cùng đối tác Nhật)...

17 dự án tại TPHCM được bán nhà ở cho người nước ngoài - 1

Chung cư Hà Nội tăng vọt, mua ngay hay chờ sóng tiếp theo?

Giá chung cư Hà Nội đang khiến nhiều người bất ngờ khi liên tục tăng mạnh chỉ trong vòng một tháng, có những căn hộ 2 phòng ngủ tăng đến 350 triệu đồng, đẩy mặt bằng giá chuyển nhượng trung bình lên tới 6,5–6,7 tỷ đồng/căn. Xem thêm
Chung cư Hà Nội tăng vọt, mua ngay hay chờ sóng tiếp theo? - 1

Vận khí của một gia đình có đi lên được hay không, chỉ cần quan sát những chi tiết nhỏ trong chính ngôi nhà của họ!

Sự giàu có, may mắn và hạnh phúc của một gia đình đôi khi không phải do trời định mà đến từ "khí" trong ngôi nhà. Đây là 8 dấu hiệu cho thấy nhà bạn đang hút tài hút lộc, khí vận hanh thông. Xem thêm
Vận khí của một gia đình có đi lên được hay không, chỉ cần quan sát những chi tiết nhỏ trong chính ngôi nhà của họ! - 1

Giá căn hộ đang quá cao

Với giá căn hộ Hà Nội-Saigon càng lúc càng ngáo như thế này, chúng ta chuẩn bị cho 1 thế hệ thanh niên không khác mấy kịch bản Hồng tỉ bên Nam Kinh: trọ trong những căn phòng chật hẹp, cuộc đời bị bóp chẹt mọi giấc mơ, không còn khả năng lập gia đình, không có lựa chọn cho nhu cầu tình cảm-tình dục, đổ vỡ nội tại sẽ dẫn đến các hành vi mang tính nổi loạn-bất thường hay biến thái... Xem thêm

Giá căn hộ trung bình ở Nam Kinh tầm 70tr/m2, với thu nhập trung bình gấp đôi Hà Nội. Nêu ra cho tiện so sánh...

Có khá nhiều bạn trẻ nói với mình, tụi em làm cho các tập đoàn quốc tế đây, mà còn không thấy khả năng sẽ mua được nhà. Câu chuyện này tôi nghe được khi giá căn hộ tầm 50-60tr/m2. Hàng tháng lương các bạn trẻ bị bào hết 40% cho thuê nhà. Nay lương không tăng mà giá căn hộ x2 kiểu này thì đúng là vô phương.

1 thế hệ không còn khả năng mua nhà thì cầm chắc họ sẽ không lập gia đình-sinh đẻ. Không yên gia thì già hóa dân số là chuyện đương nhiên...

Không có chính sách tốt với bất động sản sẽ dẫn đến vô số đổ vỡ về kinh tế-xã hội.

Nguồn: Son Dang

Giá căn hộ đang quá cao - 1

Đề xuất bỏ công chứng giao dịch tặng, cho bất động sản

Một đề xuất đang gây nhiều chú ý trong giới đầu tư bất động sản: UBND TP Hà Nội xem xét cho phép thí điểm bỏ công chứng và chứng thực trong các giao dịch tặng, cho bất động sản giữa cá nhân với cá nhân trong các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố. Xem thêm
Đề xuất bỏ công chứng giao dịch tặng, cho bất động sản - 1

Người Hà Nội mua nhà vẫn đông, nhưng “đầu óc tỉnh táo” hơn xưa!

Thị trường bất động sản Hà Nội thời gian gần đây chứng kiến một sự thay đổi đáng chú ý: người mua vẫn rất đông, vẫn tha thiết có một chốn an cư, nhưng không còn là những cuộc “xuống tiền theo cảm xúc” như trước kia. Bây giờ, ai cũng trở nên cẩn trọng, tỉnh táo và… tính toán như làm một bài toán thi đại học môn Toán kết hợp với Kinh tế học! Xem thêm
Người Hà Nội mua nhà vẫn đông, nhưng “đầu óc tỉnh táo” hơn xưa! - 1

Giá chung cư Bình Dương (cũ)đang khá mềm 40-50 triệu/m2, nhưng sau khi sáp nhập vào TP.HCM, chắc chắn mức giá này sẽ không còn

Cách đây khoảng 5 năm, thị trường bất động sản Bình Dương (cũ) bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các dự án nhà ở, chung cư. Xem thêm
Giá chung cư Bình Dương (cũ)đang khá mềm 40-50 triệu/m2, nhưng sau khi sáp nhập vào TP.HCM, chắc chắn mức giá này sẽ không còn - 1

Sun Elite Night: Trải nghiệm chất sống thượng lưu giữa miền di sản

“Sun Elite Night – Tinh hoa giữa miền di sản”, sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức ngày 9/7 vừa qua đã đánh dấu màn ra mắt ấn tượng của đô thị nghỉ dưỡng Sun Elite City trong không gian đậm tính nghệ thuật và tinh thần thượng lưu, quy tụ giới tinh hoa. Xem thêm
Sun Elite Night: Trải nghiệm chất sống thượng lưu giữa miền di sản - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết