Khi sáp nhập, thông tin ban đầu thường tạo ra hiệu ứng “sốt” cục bộ và ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, sự phát triển ổn định phụ thuộc vào các yếu tố như hạ tầng, quy hoạch, chính sách phát triển và sức mạnh kinh tế của khu vực đó. Nếu các yếu tố này không được phát triển đồng bộ, giá bất động sản có thể điều chỉnh lại.
Vì vậy, theo mình, những khu vực có tiềm năng tăng trưởng gồm:
Cánh Bình Dương: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một.
Đây là ba thành phố có tiềm năng tăng trưởng đột biến khi sáp nhập vào TP.HCM. Dự đoán của mình thì giá căn hộ có thể tiệm cận với TP. Thủ Đức, trong khi giá đất nền, nhà phố có thể tăng 30-60%.
Và đây là 3 TP sẽ giữ phong độ ổn định, và nếu chính sách hậu sáp nhập tốt, nhiều khả năng các khu vực này có thể vượt qua cả TP. Thủ Đức hiện tại.
Và Các TP này chỉ cần mang tên TP. HCM là coi như hoa hậu được phong tước.
Cánh Bà Rịa - Vũng Tàu: TP. Phú Mỹ
Mình chọn TP. Phú Mỹ sẽ đóng vai trò chủ lực ở khu vực này, với tiềm năng phát triển lớn trong trung và dài hạn.
Còn Vũng Tàu - Hồ Tràm vốn đã là khu vực đặc biệt, việc có về TP.HCM hay không không quá ảnh hưởng đến tiềm năng sẵn có.
Cánh Nhơn Trạch- Nhơn Trạch có tiềm năng lớn ngay cả khi không sáp nhập vào TP.HCM. Tuy nhiên, nếu được sáp nhập, tốc độ tăng trưởng sẽ nhanh hơn rất nhiều. Hiện tại, khu vực này đã hội tụ đủ các điều kiện cần và đủ rồi.
Còn lại thì dựa vào các cơ chế của nhà nước mình, chứ nhiều khi sáp nhập vào xong lại như con rơi và có thể mất 20-30 năm để thực sự phát triển. Nhìn vào Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ sẽ hiểu.
Thông tin sáp nhập thường tạo hiệu ứng tâm lý sốt ngắn hạn, nhưng nếu đầu tư không đúng, có thể mắc kẹt thêm 10-20 năm. Vì vậy, sáp nhập chưa hẳn sẽ giúp bất động sản tăng trưởng đồng đều ở mọi khu vực.