Điều gì là quan trọng nhất với thị trường tài chính. Cứ search google đi. Câu trả lời đến rất nhanh. Đó là “chuyên nghiệp và minh bạch”. Thị trường trái phiếu cũng không nằm ngoài hệ quy chiếu này. Hiểu nôm na là khi anh phát hành trái phiếu thì với tư cách là trái chủ, tôi rất muốn biết rõ thông tin về lãi suất, thời hạn, tình hình hoạt động, doanh thu, lợi nhuận, tài sản đảm bảo… của công ty.
Một trong những thông tin tưởng chừng như không liên quan đến đơn vị phát hành nhưng hóa ra lại rất quan trọng. Đó là các đơn vị tham gia đợt thu xếp vốn (nhà tư vấn, nhà bảo lãnh, nhận tài sản đảm bảo,…”.
Thế nhưng, với lô trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng mới được phát hành của Công ty TNHH Đầu tư Nhà ở Xã hội Thuận Thành, sự minh bạch là điều xa xỉ. Dù thu về số tiền khổng lồ nhưng Thuận Thành lại công bố thông tin rất dè dặt.
Chỉ một số thông tin được công bố như lô trái phiêu trị giá 800 tỷ đồng được phát hành trong ngày 21/8/2023, lãi suất 14%.
Trong khi đó, nhiều thông tin quan trọng lại chẳng thấy tăm hơi.
Thứ nhất: Các đơn vị thu xếp vốn hoàn toàn không được nhắc tới trong báo cáo về đợt phát hành gửi HNX. Không một chút thông tin nào về các đơn vị này được công bố.
Tuy nhiên, lại không hề khó khi mò ra thông tin liên quan đến “800 tỷ đồng”.
Ấy là, đúng ngày 21/8/2023 (em in đậm ngày 21/8/2023), Thuận Thành ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank) – Chi nhánh Đống Đa.
Giá trị khoản vay hoặc nghĩa vụ của hợp đồng cũng là 800 tỷ đồng, đúng bằng với giá trị lô trái phiếu mà Thuận Thành phát hành.
Thứ 2: Mục đích phát hành không được công bố
Thông thường, các lô trái phiếu thường phải trình bày rõ mục đích phát hành. Biết được mục đích, cơ quan chức năng mới kiểm tra được việc các bố có thực hiện đúng mục đích hay là mang tiền đi “đánh võng” chứ.
Lô trái phiếu này không loại trừ khả năng “đánh võng” nhé vì theo quy định, tỷ suất lợi nhuận/vốn với nhà ở xã hội rất thấp nhưng Thuận Thành lại phát hành trái phiếu lãi suất lên đến 14%.
Em đã đọc đâu đó trên báo nào đó rằng thì là mà ông Trương Hiền Phương - giám đốc Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định có khả năng doanh nghiệp rót thêm dự án khác. Bởi biên lợi nhuận của làm nhà ở xã hội khó "gánh" mức chi phí tài chính cao như vậy.
Nghe cũng không phải không có lý đâu ạ.
Thứ tư: Lạc vào mê cung tăng vốn
Tăng vốn là điều vô cùng bình thường với bất cứ doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực. Thế nhưng, sau vài năm quan sát thị trường trái phiếu, em nhận thấy một điều, rất nhiều công ty thường có xu hướng ùn ùn đổ thêm vốn vào công ty trước thềm phát hành trái phiếu.
Mục đích của họ là gì? Em chịu, các bác cứ oánh công văn sang cho tỏ tường. Tuy nhiên, bằng cái nhìn của người trần mắt thịt thì em thấy một trong những tác dụng to lớn của động thái này chính là việc giúp cho dư nợ trái phiếu/vốn xuống mức thấp, bớt choáng váng.
Và tất nhiên, Công ty TNHH Đầu tư Nhà ở Xã hội Thuận Thành là một trong số đó.
Công ty TNHH Đầu tư Nhà ở Xã hội Thuận Thành được thành lập vào tháng 12/2018 nhằm triển khai dự án Khu nhà ở xã hội tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tới đầu năm 2023, vốn điều lệ Thuận Thành chỉ còn 23,2 tỷ đồng. Từ ngày 20/4/2023, vốn điều lệ tăng nhẹ lên 50 tỷ đồng, rồi tăng lên 202 tỷ đồng vào ngày 28/7/2023. Sau khi phát hành thành công trái phiếu, tới ngày 7/9/2023, vốn điều lệ đạt 372 tỷ đồng.
Như vậy, dư nợ trái phiếu/vốn điều lệ của Thuận Thành là 4 lần. Nhưng nếu so với hồi đầu năm, con số này lên tới 34,5 lần.