Để tận dụng mức lãi suất thấp hiện nay, người vay nên chọn thời gian cố định lãi suất càng dài càng tốt.
Hiện, do đang dư nhiều room và cần thu hút khách hàng mới, các ngân hàng “offer” lãi vay mua nhà cố định trong thời gian đầu khá thấp : cố định 6 tháng lãi 5% - 6%/năm; cố định 1 năm lãi 6% - 7%/năm; cố định 2 năm lãi 6.5% - 8%/năm, hay kỳ hạn cố định 3 năm lãi 7% - 9%/năm. Sau khi hết thời gian cố định lãi khuyến mãi, lãi suất hiện tại rơi vào khoảng 8.5% - 11% tùy ngân hàng (cộng thêm khoảng 2% - 3% so với lãi cố định 2 năm).
Chúng ta thường bị chú ý bởi những con số lãi suất thấp như 5-6%/năm, nhưng nhược điểm là thời gian áp dụng cũng thấp, chỉ khoảng 6-12 tháng. Với lộ trình vay mua nhà, xây nhà dài hạn 15-30 năm, người mua nên chọn mức lãi suất ưu đãi cố định trong khoảng thời gian dài nhất, đẹp nhất là cố định 2-3 năm, 7% - 8%/năm.
2. Ưu nhược điểm giữa các nhóm ngân hàng khi cần vay tiền
Có 4 nhóm ngân hàng gồm ngân hàng nước ngoài, ngân hàng có vốn nhà nước (Big 4), ngân hàng tư nhân lớn, ngân hàng tư nhân nhỏ và vừa.
- Ngân hàng nước ngoài : lãi thấp nhất, nhưng phải chuẩn bị hồ sơ chặt chẽ, thẩm định giá và thu nhập rất kỹ. Nhóm bank này thích "thu nhập ổn định từ lương" của người đi vay.
- Ngân hàng big4 : lãi thấp nhì, hồ sơ vay chuẩn bị đỡ khó như ngân hàng nước ngoài, nhưng dịch vụ khách hàng không bằng ngân hàng tư nhân.
- Ngân hàng tư nhân : lãi cao nhất, nhưng hồ sơ vay nhanh gọn, giải ngân nhanh, dịch vụ khách hàng tốt nhất. Ngân hàng tư nhân lớn lãi sẽ thấp hơn một chút so với ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ.
Ví dụ, bỏ qua thời giai cố định lãi khuyến mãi để kéo khách, lãi suất thả nổi của các ngân hàng trong các giai đoạn bình thường sẽ lần lượt là 8% (nước ngoài) - 9.5% (big4) - 11% (tư nhân lớn) - 12% (tư nhân vừa & nhỏ).
Lưu ý, trước khi mua nhà, xây nhà, chúng ta nên làm việc trước với ngân hàng, tránh trường hợp đặt cọc nhà rồi, hay đang xây nhà dở dang bị thiếu tiền rồi, mới đi hỏi vay, sẽ có rủi ro không vay được bị đền cọc, hoặc phải vay vội vàng ở các ngân hàng lãi cao.
3. Phương án chuẩn bị thu nhập và dự phòng rủi ro khi vay ngân hàng
Về thu nhập trả nợ cho khoản vay dài hạn 15-20 năm, tính gọn cứ 700 triệu tiền vay ngân hàng, sẽ cần trả cả gốc và lãi khoảng 8-10 triệu một tháng.
Để an toàn, chỉ nên dành tối đa 50% thu nhập để đóng tiền ngân hàng. Ví dụ, thu nhập 50 triệu/tháng chỉ nên dành tối đa 25 triệu đồng/tháng để trả nợ, số còn lại để duy trì chi phí sinh hoạt gia đình và tiếp tục cất vào quỹ dự phòng rủi ro.
Rủi ro lớn nhất của người vay là sụt giảm thu nhập ngoài kế hoạch, dẫn đến không có tiền trả ngân hàng, từ đó rơi vào nhóm nợ xấu và tệ nhất là bị phát mãi tài sản xử lý nợ.
Do đó, phương án dự phòng là chuẩn bị 6 tháng tiền trả nợ. Ví dụ, nếu vay ngân hàng 2 tỷ đồng, trả 25 triệu đồng/tháng, thì nên có một khoản dự phòng ít nhất 150 triệu đồng cho mục đích trả nợ. Số tiền này gửi vào tài khoản tiết kiệm để phòng trường hợp sụt giảm thu nhập, mất việc… vẫn có khoản tiền dự phòng để trả ngân hàng. Sau 3-4 tháng sụt giảm thu nhập, chúng ta sẽ còn 2-3 tháng vẫn còn tiền đóng ngân hàng để tranh thủ xử lý nợ (ví dụ như giảm giá bán nhanh tài sản) trước khi bị rơi vào nhóm nợ xấu.
Lê Quốc Kiên (ace copy vui lòng ghi nguồn, và xin đừng đổi tên tác giả thành tên mình)
Nội dung đã chia sẻ trên VTV. Link dưới: https://www.facebook.com/VTVMoney/videos/1026186372028963