Tất nhiên, lần sửa ấy cho mình rất nhiều bài học sáng mắt sáng lòng, mình hiểu ra, có những thứ có thể NÓI NHƯ THẬT nhưng KHÔNG PHẢI SỰ THẬT.
Và mọi bài học đều phải trả giá bằng tiền mặt.
Sàn gỗ được đơn vị thi công hứa hẹn, đảm bảo: giữ nguyên trạng, cho lau chùi, đánh bóng như mới sau khi sửa nhà … đã trở nên sây sát, sứt sẹo, chắp vá khắp nơi.
Nhìn sàn nhà nát bét, đến nỗi, ngày 27 Tết, mình quyết định thay toàn bộ sàn mới hết gần 30 triệu và phải tự khuân dỡ sàn cũ + mới giúp đơn vị thi công sàn (khác đơn vị trên) vì không có thợ làm.
Đủ biết cái sàn nhà không gì cứu vãn được.
Thế nên, năm ngoái khi sửa nhà nhưng không muốn thay sàn. Bên cạnh lời hẹn của đơn vị thi công, mình vẫn quyết định TIN MÌNH TRƯỚC.
Mình xin được khá nhiều thảm tập bỏ đi ở phòng tập của PT riêng, tận dụng thảm lông không dùng nữa, đem trải ra sàn, dùng băng dính 2 mặt cố định để tránh bị xê dịch, xước sát và hạn chế vướng víu cho thợ lúc thi công.
Những chỗ thiếu mình mua tấm lót cao su trên “sàn cam” để trải thêm. Nhưng nhược điểm là nặng, khổ nhỏ, vận chuyển lâu do cồng kềnh.
Còn lại, bên thi công trải thêm bao tải dứa, bạt nilon, hiệu quả không đáng kể. Nên nếu trông chờ chỗ vật liệu này có thể bảo vệ sàn gỗ khỏi những cú rơi, va đập của gạch đá, vôi vữa thì gần như vô vọng.
* Kết quả:
Sau hơn 1 tháng sửa nhà, sàn nhà vẫn đẹp mỹ mãn. Riêng góc gần cửa bị phồng rộp 1 chút vì khi trộn xi măng láng sàn bếp, thợ làm đổ nước ra mà mình không phát hiện sớm.
May là sau khi khô, sàn cũng hồi lại. Nên mọi người nhớ lưu ý đừng để nước đổ ra sàn gỗ nhé!
Trên đây là kinh nghiệm của mình bảo vệ sàn gỗ khi sửa nhà. Các bạn có thêm kinh nghiệm gì thì chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi với.
Bài sau mình sẽ viết về cách hạn chế bụi khi phải ở tại nhà đang sửa chữa nhé!!!
Chia sẻ từ Diễn viên Đan Lê