Khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam đang dần nóng lên khi thu hút sự quan tâm và nguồn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp Quốc tế. Điều này đã giúp thị trường các nước Đông Nám Á nói chung và Việt Nam nói riêng trở nên nhộn nhịp và sôi động ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ chia sẻ, trung tâm dữ liệu, nghiên cứu – phát triển kỹ thuật,..
Cuối năm 2022, Samsung Electronics đã thực hiện lễ khai trương trung tâm nghiên cứu và phát triển với quy mô đầu tư 220 triệu USD tại Thủ đô Hà Nội với tầm nhìn: “Đưa Việt Nam trở thành cơ sở chiến lực toàn cầu quan trọng”. Không chỉ vậy, Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn. Ngoài Samsung, nhiều ông lớn Qualcomm, Infineon, Amkor,… đã chi hàng tỷ USD để đầu tư các dự án xây dựng nhà máy, mở rộng khu công nghiệp, quy mô sản xuất, láp ráp.
Vậy thị trường BĐS tại Việt Nam hưởng lợi được gì từ điều này?
Theo Cushman & Wakefield, việc trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư vô tình chung đã giúp thị trường bất động sản có cơ hội nở rộ, đặc biệt là ở phân khúc văn phòng và khu công nghiệp.
Trong khi bất động sản công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhờ các hoạt động sản xuất, thương mại điện tử, logistics,… hiện đại thì bất động sản văn phòng lại có triển vọng cao khi thu hút được giới đầu tư trong lĩnh vực công nghệ và tài chính.
Việt Nam cần gì để bắt kịp xu hướng này?
Tuy sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng theo các chuyên gia đánh giá, Việt Nam cần thay đổi nhiều để nắm bắt thời cơ.
Theo Cushman & Wakefield, các doanh nghiệp mong muốn hướng tới các dự án có đầy đủ các yếu tố: chứng nhận công trình xanh, chất lượng, tính bền vững,…
Theo lãnh đạo của bộ phận BĐS của một công ty công nghệ nổi tiếng cho biết, hầu hết các doanh nghiệp thuê BĐS đang có xu hướng di dời vì muốn tăng chất lượng không gian làm việc và nâng cao trải nghiệm của người lao động. Bên cạnh đó, các tập đoàn đa quốc gia cũng đang cố gắng hiện đại hóa không gian văn phòng để hợp với phong cách làm việc của thời đại mới.
Một xu hướng đang lan tỏa khắp các nước Đông Nam Á là nhu cầu sử dụng văn phòng hạng A đầy đủ các yếu tố ESG (Envinromental – Social – Governance) để nâng cao hiệu suất làm việc, bảo vệ môi trường. Với ngành bán dẫn, những yêu cầu cơ bản nhất của một doanh nghiệp bao gồm: nguồn điện ổn định, internet tốc độ cao và hệ thông xử lý nước hiệu quả. Từ đó, các chủ doanh nghiệp đã đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn đối với các chủ đầu tư tại Việt Nam.
Vì những lý do trên, Chính phủ và Doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ để phát huy “vốn sẵn có”, cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và nhân lực. Mọi thứ luôn cần trong trạng thái sẵn sang để bước vào thời kỳ đổi mới, nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Soi Cổ Trần/vietnambusinessinsider