Người mua nhà

Người mua nhà

Ba vấn đề trong dự án đô thị du lịch Cần Giờ

Có nhiều vấn đề mà Dự án đặt ra. Chỉ xin nêu lên ba vấn đề cần được làm rõ trước khi Dự án được phép triển khai.

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS Nguyễn Ngọc Trân:     

BA VẤN ĐỀ TRONG DỰ ÁN ĐÔ THỊ DU LỊCH CẦN GIỜ

                                                              

Tóm tắt. Rừng ngập mặn Cần giờ, bị tàn phá khốc liệt trước năm 1975 đã được tái sinh trong những năm 1980 và được Tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới ngày 21.01.2000 [1]. Tình trang sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển ở đồng bằng sông Cửu Long xảy ra ngày càng nhiều và trầm trọng do cán cân trầm tích âm. Dự án “Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2870 hecta” xây dựng trên bãi triều huyện Cần Giờ sẽ tác động như thế nào đến Khu dự trữ sinh quyễn và đến sạt và xói lở ở ĐBSCL? Đó là hai trong ba vấn đề cần được làm rõ trước khi Dự án được phép triển khai.

Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Năm 2016, Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ trình Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Dự án “Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2870 ha”. Dự án này trùm lên Dự án “Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” năm 2003 do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn làm chủ đầu tư.

Phúc đáp tờ trình của UBND Thành phố, ngày 17.4.2017 Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, thuộc khu vực phía Nam của huyên Cần Giờ; UBND Tp Hồ Chí Minh cập nhật Dự án vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố đến năm 2030, trình duyệt theo quy định.

Ngày 05.9.2018, Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minh duyệt Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2870 ha.

Ngày 28.01.2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt nội dung báo cáo tác động môi trường của Dự án “Khu du lịch biển Cần Giờ, quy mô 2870 ha” do Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ lập.

Dưới đây là những thông tin chính về phạm vi và quy mô của Dự án.

Tổng diện tích 2870 ha được xây dựng trên toàn bộ bãi triều Cần Giờ với một biển hồ nhân tạo rộng 872 ha. Quy mô dân số là 228.506 người và khoảng 8,887 triệu lượt người/năm khách du lịch. Sẽ dẫn về Khu vực Dự án 100.000 m3 nước ngọt ngày đêm; sẽ có 5 cửa xả nước thải đã xử lý trực tiếp ra biển; sẽ san lấp với 122 triệu m3 cát; sẽ nạo vét 11 triệu m3 đất bãi triều để làm khu vực biển hồ nhân tạo; sẽ xây dựng 21 km kè bờ biển với 2,5 triệu m3 đá hộc các loại (lấy từ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Sẽ đưa về 1 triệu m3 cát trắng (lấy từ Bình Thuận) [2]

Hiện tại, Dự án đang chờ được cập nhật vào Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Tp HCM đến năm 2030, trình duyệt theo quy định, và chỉ khi được duyệt mới được phép triển khai.

Ba vấn đề cần làm rõ trước khi Dự án được phép triển khai

Có nhiều vấn đề mà Dự án đặt ra. Chỉ xin nêu lên ba cần được làm rõ trước khi Dự án được phép triển khai.

1. Tên của Dự án là gì?

Trong khi trong hầu hết các văn bản tên của Dự án là “Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ, quy mô 2870 ha” thì trong Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tên của Dự án là “Khu du lịch biển Cần Giờ, quy mô 2870 ha”. Không có cụm từ “đô thị”. Tài liệu mà chủ đầu tư gửi ra để Bộ TNvMT xem xét phê duyệt mang tên Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Khu du lịch biển Cần Giờ - Quy mô 2870 ha” [3].

Ai cũng biết cụm từ “đô thị” có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với chủ đầu tư của Dự án. Bỏ cụm từ “đô thị” trong tên của Dự án để rồi khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, nội hàm “đô thị” lại hiện ra nguyên hình, như trong video clip giới thiệu tiếp thị Dự án. Tên gọi Dự án phải rõ ràng vì danh có chánh thì ngôn mới thuận.

2. Tác động của Dự án lên Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần giờ

Đánh giá tác động trong Báo cáo ĐTM quá sơ lược để có sức thuyết phục rằng “khu vực quy hoạch không làm giảm diện tích rừng ngập mặn và không tác động trực tiếp đến Khu dự trữ sinh quyển”. Lý lẽ chủ đầu tư đưa ra là “khu vực quy hoạch nằm trong vùng chuyển tiếp của Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, khoảng cách từ khu vực thực hiện quy hoạch đến vùng lõi (vùng bảo tồn nghiêm ngặt) đạt trên 8,6 km; khoảng cách đến ranh khu vực vùng đệm cũng đạt trên 1,7 km. Khu vực quy hoạch nằm hoàn toàn trong khu vực lấn biển, ngăn cách với khu dự trữ sinh quyển bởi khu vực thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa”.

Cùng một lý lẽ khi dự án chỉ lấn biển 821 ha nằm gọn trong xã Long Hòa, cũng như khi Dự án mở ra 2870 ha dọc suốt cả 21 km bờ biển Cần Giờ, bởi lẽ “phù hợp với Quy chế quản lý Khu vực dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ ban hành tại Quyết định 05/2008/QĐ-UBND”.

Khoảng cách 8,6 km có ý nghĩa gì khi mà giữa khu vực dự án và vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển là một mạng lưới dày đặc sông rạch và khi triều lên, cho dù mùa gió Đông Bắc hay Tây Nam, chỉ 20 đến 30 phút là nước biển, và sau này có cả nước thải của Khu Dự án, từ Mũi Cần Thạnh đã đến khu lõi? Chúng ta không quên triều ở đây là bán nhật và có biên độ trung bình khoảng 4 mét.

Chất lượng nước lan truyền vào Khu dự trữ sinh quyển sẽ ra sao khi Dự án tiến hành san lấp 122 triệu m3 cát, nạo vét 11 triệu m3 đất của bãi triều Cần Giờ để làm biển hồ nhân tạo? Tương tự, lượng nước thải mỗi ngày từ dự án, khoảng 80.000 đến 100.000 m3, hoặc ít nhất 1/5 số này, theo triều lên, nhất là khi triều cường, sẽ tác động đến Khu dự trữ sinh quyển ra sao?

Sự hiện diện tương lai của 228.506 cư dân và của 8,887 triệu lượt khách du lịch năm, sẽ tạo ra công ăn việc làm cho 25.000 người dân bản địa, nhưng tạo sức ép lên họ cũng sẽ không nhỏ. Liệu sẽ có bao nhiêu người di dời vào vùng đệm rồi sau đó vào vùng lõi để tìm kế sinh nhai vốn quen thuộc với họ? Mặt khác, số cư dân mới và số khách du lịch sẽ tác động ra sao đến các quần thể sinh vật của Khu dự trữ sinh quyển?

Trên đây chỉ là một số câu hỏi mà chủ đầu tư cần trả lời trước khi Dự án được phép triển khai chứ không phải như chủ đầu tư cam kết rằng “bằng kinh phí của mình, Công ty sẽ mời các đơn vị tư vấn nước ngoài, các chuyên gia trong nước và quốc tế tiếp tục đánh giá độc lập các ảnh hưởng của dự án đến Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, đến môi trường như biến đổi dòng chảy, môi trường nước biển, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, … và đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động đó.”

Chủ đầu tư nhận thức khá rõ các tác động tiêu cực lên môi trường. Đã vậy,xin đừng triển khai khi chưa làm rõ tác động, xin đừng bắt xã hội, thế hệ này và các thế hệ mai sau, phải trả lãi cho phần mà nhà đầu tư vay từ Môi trường.

3. Khai thác cát ở các “mõ cát” và hậu quả sạt lở ở ĐBSCL

Để có 122 triệu m3 cát san lấp cần cho Dự án, chủ đầu tư cho biết sẽ khai thác 85 – 90 triệu m3 từ các “mõ cát” ở đồng bằng sông Cửu Long, dọc sông Tiền và sông Hậu, tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre. Cụ thể ở các “mõ” Tân An, Tân Châu, Vĩnh Xương, Tân Thuận và Cổ Chiên. (Hình 3).

Khai thác 90 triệu m3 cát sẽ tạo thêm nhiều hố sâu ở đồng bằng. Trong Hình 4, là vị trí các hố sâu trên sông Tiền và sông Hậu trích từ một tài liệu của Ủy hội Quốc tế sông Mekong năm 2013 [4].

Khai thác 90 triệu m3 cát sẽ tạo thêm nhiều hố sâu ở đồng bằng. Trong Hình 4, là vị trí các hố sâu trên sông Tiền và sông Hậu trích từ một tài liệu của Ủy hội Quốc tế sông Mekong năm 2013 [4].

Tình hình sạt lở ngày càng nhiều và càng nghiêm trọng hiện nay, chúng ta đều biết nguyên nhân. Lầy từ sông Tiền và sông Hậu khoảng 90 triệu m3 cát sẽ làm cho cán cân trầm tích càng thêm thâm hụt, tình trạng sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển càng thêm trầm trọng.

Hậu quả sạt lở và xói lở là nhãn tiền. Liệu chủ đầu tư có dám cam kết rằng lấy đi 90 triệu m3 cát trong hai năm sẽ không làm tình hình sạt và xói lở ở đồng bằng sông Cửu Long trầm trọng thêm hay không?

Mọi việc đều có hai mặt Được và Mất, và ai được, ai phải trả giá. Làm sáng tỏ ba vấn đề nêu trên đây là cần thiết để Dự án được phép triển khai.

                             Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2019.

0

Bình luận

Thị trường bất động sản trước và sau khi Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội

Trong bối cảnh cả nước Việt Nam đang thảo luận sôi nổi về đợt sáp nhập hành chính mới nhất chuẩn bị diễn ra tới đây nhằm tối ưu hóa quản lý và phát triển đô thị, câu chuyện sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội năm 2008 vẫn là một dấu mốc quan trọng đáng để nhìn lại. Đây không chỉ là một sự kiện thay đổi bản đồ hành chính, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của thủ đô. Xem thêm
Thị trường bất động sản trước và sau khi Hà Tây được sáp nhập về Hà Nội - 1

THẬN TRỌNG KHI XUỐNG TIỀN ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN 3 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Với xu hướng giá đất nền tại các huyện ngoại thành Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai, và Sơn Tây tiếp tục "nhích" lên trong những tháng đầu năm 2025, không khó để nhận thấy sự quan tâm mạnh mẽ từ nhà đầu tư. Xem thêm
THẬN TRỌNG KHI XUỐNG TIỀN ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN 3 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI  - 1

Căn hộ Sun Group tại Cát Bà tăng nhiệt nhờ chuỗi sự kiện đình đám hè này

Bãi biển mới chuẩn bị ra mắt dịp lễ 30/4 cùng loạt sự kiện giải trí sôi động tại dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island dự báo tạo làn sóng mới cho du lịch Cát Bà. Căn hộ Xanh Sky - ngôi sao sáng của đô thị vịnh biển, không chỉ là tài sản giá trị mà còn là chìa khóa đón đầu phong cách sống mới. Xem thêm
Căn hộ Sun Group tại Cát Bà tăng nhiệt nhờ chuỗi sự kiện đình đám hè này - 1

Dân chơi Hải Phòng đi Quảng Ninh không lòng vòng: ưu đãi vui chơi chỉ từ 250 nghìn đồng

Người Hải Phòng nay có thêm lý do để “xách vali” sang Quảng Ninh khi Sun World Ha Long và Yoko Onsen Quang Hanh áp dụng ưu đãi siêu xịn: vé Cáp treo Nữ hoàng và vé tắm Onsen chỉ còn lần lượt 250 nghìn đồng và 900 nghìn đồng. Xem thêm
Dân chơi Hải Phòng đi Quảng Ninh không lòng vòng: ưu đãi vui chơi chỉ từ 250 nghìn đồng - 1

Nhà riêng trong ngõ quận ở Hà Nội chạm mốc gần 200 triệu đồng/m2

Phân khúc nhà riêng trong ngõ tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang được chủ sở hữu rao giá gần 200 triệu đồng/m2. Xem thêm
Nhà riêng trong ngõ quận ở Hà Nội chạm mốc gần 200 triệu đồng/m2  - 1

📌 CÁCH XỬ LÝ KHI CHỦ NHÀ TĂNG GIÁ SAU KHI ĐÃ TRẢ GIÁ

Tình huống này khá phổ biến trong giao dịch bất động sản. Khi bạn đã thích nhà, trả giá xong nhưng chủ nhà lại “lên gối” tăng giá, có thể do: Xem thêm
📌 CÁCH XỬ LÝ KHI CHỦ NHÀ TĂNG GIÁ SAU KHI ĐÃ TRẢ GIÁ  - 1

Đề xuất xem xét lại cách đặt tên nhà ở giá rẻ

Theo ông Phạm Lâm, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam, trưởng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh, cần cân nhắc lại cách đặt tên “nhà ở giá rẻ”, bởi cụm từ này không thực sự hấp dẫn và thậm chí có thể làm giảm động lực sở hữu nhà. Xem thêm
Đề xuất xem xét lại cách đặt tên nhà ở giá rẻ - 1

Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc”

“Chỉ cần mở cửa bước vào là đã thấy ấm êm, hạnh phúc”, “mua một ngôi nhà thì dễ, mua một không gian sống như Vinhomes mới khó”, “từ các anh bảo vệ cho tới các chị lao công, ai cũng gần gũi như thể người nhà”… những cảm xúc bình dị cho tới niềm hạnh phúc trước đây chưa từng trải nghiệm là chất men khiến mỗi cư dân Vinhomes thêm yêu nơi mình sống hơn mỗi ngày. Xem thêm
Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc” - 1

Cầm 1 triệu USD, New York vẫn phải gọi TP.HCM bằng… điện thoại!

Giá bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội đã sánh ngang với các đô thị đắt đỏ như London hay Tokyo Xem thêm

Báo cáo Wealth Report 2025 của Knight Frank vừa công bố thống kê thú vị: với 1 triệu USD, nhà đầu tư có thể sở hữu 19m² bất động sản xa xỉ tại Monaco, 99m² ở Mumbai và chỉ 34m² tại New York.

Dựa trên ý tưởng này, Biggee đã thực hiện khảo sát với các thành phố tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, cùng số tiền 1 triệu USD (khoảng 25 tỷ đồng), nhà đầu tư có thể mua được: 341m² tại Phan Thiết, 136m² ở Nha Trang, 28m² tại Hoàn Kiếm (Hà Nội), và chỉ 23m² ở TP.HCM!

Những con số này phản ánh rõ một thực tế: giá bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội hoàn toàn có thể sánh ngang với các đô thị đắt đỏ như New York, London hay Tokyo.

 

----------------

Nguồn: Biggee

Cầm 1 triệu USD, New York vẫn phải gọi TP.HCM bằng… điện thoại!  - 1

Những dự án bất động sản ở TP. HCM bị Thanh tra Chính phủ 'điểm' hàng loạt vi phạm về quy hoạch, nợ thuế

Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện quy hoạch tại TP HCM. Kết quả cho thấy nhiều dự án vi phạm trong quy hoạch và chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, với tổng số tiền cần truy thu lên đến 802 tỷ đồng. Xem thêm
Những dự án bất động sản ở TP. HCM bị Thanh tra Chính phủ 'điểm' hàng loạt vi phạm về quy hoạch, nợ thuế  - 1

Sự thật đáng lo ngại trước biến động thị trường bất động sản sau động đất

Những lo ngại không hề vô căn cứ của động đất đến thị trường chung cư Xem thêm
Sự thật đáng lo ngại trước biến động thị trường bất động sản sau động đất - 1

Bất động sản có nguy cơ đội giá khi Mỹ áp thuế 46%

Ngành Bất động sản – đặc biệt là các dự án nhà ở và hạ tầng – vốn tiêu thụ tới 60–70% sản lượng thép trong nước. Xem thêm
Bất động sản có nguy cơ đội giá khi Mỹ áp thuế 46%  - 1

Cư dân Discovery Complex 8 năm mòn mỏi chờ sổ

Cư dân Discovery Complex đi đòi sổ đến nay là đã 8 năm, cư dân không ít lần xuống đường căng “vải đỏ” với những lời lẽ thân thương để đòi sổ nhưng vẫn chưa ai trả lời thì phải? 😔 Xem thêm
Cư dân Discovery Complex 8 năm mòn mỏi chờ sổ - 1

Công thức tạo nên “cơn sốt” cho Kyoto 5 trên bản đồ bất động sản xứ Thanh

Không chỉ sở hữu lợi thế hiếm có về vị trí, cảnh quan và tiện ích, tòa căn hộ cao cấp Kyoto 5 (phân khu The Kyoto, Vinhomes Star City, Thanh Hóa) còn đặc biệt hấp dẫn nhờ chính sách ưu đãi vượt trội, giúp nhà đầu tư vừa mua đã lãi. Xem thêm
Công thức tạo nên “cơn sốt” cho Kyoto 5 trên bản đồ bất động sản xứ Thanh - 1

Cho người trẻ vay mua nhà không quá rủi ro

Theo ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), người trẻ giờ họ tính toán rất kỹ khi chọn mua nhà. Và khi tài trợ cho người trẻ, đa số họ mua để ở nên rủi ro rất thấp. Xem thêm

Còn mua để đầu cơ thì rủi ro mới cao hơn. Tỉ lệ người trung lưu tại Việt Nam đang chiếm khoảng 23% dân số và mỗi năm tăng 11%.

Đa số là những người trẻ (từ khoảng 25-40 tuổi – là độ tuổi vàng để mua nhà). Đây là những độ tuổi có sức bật, thu nhập tăng thường xuyên trung bình khoảng 15% và việc bảo đảm tiền vay trả nợ thì rất yên tâm. 

Ngân hàng cho vay mua nhà đang có chính sách chung là ân hạn gốc trong vòng 5 năm, chỉ duy trì trả lãi trong 5 năm đầu tiên.

Thực tế nhu cầu nhà ở các đô thị rất lớn, trong bối cảnh tăng trưởng GDP cao, FDI tăng, nhu cầu về nhà ngày càng mạnh hơn, giá nhà cũng ổn định… Do đó, chính sách ân hạn nợ gốc trong 5 năm nay cũng rất phù hợp.

Vietbank cũng áp dụng kỳ thanh toán linh hoạt, tiền trả nợ gốc theo bậc thang, phù hợp với nhu cầu của mọi người. Tổng số tiền thanh toán sẽ thuận lợi trong những năm sau. Do đó, hoàn toàn có thể tự tin tài trợ cho người trẻ mua nhà. Lãi suất cho vay mua nhà cũng có nhiều ưu đãi.

Cho người trẻ vay mua nhà không quá rủi ro - 1

Việc phát triển nhà giá rẻ phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm của doanh nghiệp

Theo ông Phạm Đăng Hồ - Trưởng phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng TP HCM Xem thêm
Việc phát triển nhà giá rẻ phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm của doanh nghiệp - 1

Chồng nợ xấu, vợ bắt ly hôn để đi mua nhà 2,1 tỷ: chuyện lạ có thật

Đây là một trường hợp có thật của khách hàng mua nhà bên mình. Ông chồng trước làm thẻ tín dụng, láo ngáo thế nào quên thanh toán hay gì đó mà bị nợ. Xem thêm
Chồng nợ xấu, vợ bắt ly hôn để đi mua nhà 2,1 tỷ: chuyện lạ có thật - 1

Áp thuế 46% và tác động tới bất động sản

Việt Mỹ bất ngờ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được xem là một động thái nhằm tái cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ Hàng hóa Mỹ nhưng sẽ gây ra tác động sâu sắc tới kinh tế Việt Nam, riêng thị trường BDDS sẽ có 1 số tác động: Xem thêm
Áp thuế 46% và tác động tới bất động sản - 1

BĐS Hà Nội, Sài Gòn sẽ ra sao nếu như bỏ quận/huyện?

Bỏ cấp quận/huyện gồm thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trong thành phố; Tổ chức chính quyền 2 cấp… tỉnh/thành phố- phường/xã; Bỏ bao cấp từ Ngân sách Trung ương (trừ 7 tỉnh biên giới) và giao khoán cho các tỉnh/thành phố tự chủ về kinh phí. Xem thêm
BĐS Hà Nội, Sài Gòn sẽ ra sao nếu như bỏ quận/huyện? - 1

Bí quyết đơn giản đến không ngờ khiến ngôi nhà 50m2 mà ngỡ rộng 70m2

Nếu không thể sở hữu một căn nhà rộng rãi ở thủ đô, bạn vẫn có thể “hô biến” căn nhà để tối ưu không gian, tối đa trải nghiệm cuộc sống. Xem thêm
Bí quyết đơn giản đến không ngờ khiến ngôi nhà 50m2 mà ngỡ rộng 70m2  - 1

Nam Land - Công ty mẹ của Gotec Việt Nam khất nợ gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Công ty TNHH Nam Land vừa công bố báo cáo định kỳ về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu năm 2024, cho biết vẫn chưa thể chi trả 80,5 tỷ đồng tiền lãi và 900 tỷ đồng tiền gốc của lô trái phiếu mã NALCH2124001 Xem thêm
Nam Land - Công ty mẹ của Gotec Việt Nam khất nợ gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu - 1

CẢNH BÁO SỐT ĐẤT "ẢO" SAU TIN ĐỒN SÁP NHẬP TỈNH: TRÒ LỪA CỦA GIỚI ĐẦU CƠ VÀ SỰ NGÂY THƠ NGUY HIỂM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

THỊ TRƯỜNG ĐẤT NỀN ĐANG “BỊ BÓP MÉO”: CƠN SỐT KHÔNG ĐẾN TỪ GIÁ TRỊ THỰC Xem thêm
CẢNH BÁO SỐT ĐẤT "ẢO" SAU TIN ĐỒN SÁP NHẬP TỈNH: TRÒ LỪA CỦA GIỚI ĐẦU CƠ VÀ SỰ NGÂY THƠ NGUY HIỂM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ  - 1

HÀ NỘI QUYẾT TÂM XỬ LÝ 712 DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ: GIẢI PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?

Tình trạng dự án chậm tiến độ, đầu tư công dàn trải, quản lý đất đai chưa hiệu quả đang là vấn đề gây lãng phí lớn tại Hà Nội. Xem thêm
HÀ NỘI QUYẾT TÂM XỬ LÝ 712 DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ: GIẢI PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?  - 1

Mỹ áp thuế 46% hàng Việt: Cú vỗ vai để tỉnh, hay cái tát cho những ai còn mơ màng với BĐS công nghiệp?

Hôm nay, ngày 3/4/2025, ông Trump tuyên bố chính thức áp thuế đối ứng 46% lên 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Không phải cảnh báo, không phải đồn đoán – mà là một cú đánh thẳng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những cái tên bị ảnh hưởng nặng nhất. Xem thêm
Mỹ áp thuế 46% hàng Việt: Cú vỗ vai để tỉnh, hay cái tát cho những ai còn mơ màng với BĐS công nghiệp?  - 1

Có sốt đất thật không?

Thời điểm này, đâu đó trên mxh hay trên báo lại xuất hiện từ “sốt” đất. Nhưng cũng nhiều người ngơ ngác: Có “sốt” thật không? Xem thêm
Có sốt đất thật không?  - 1

Công chức, viên chức được đề xuất ưu tiên mua nhà ở xã hội?

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về một số góp ý liên quan tới dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Xem thêm
Công chức, viên chức được đề xuất ưu tiên mua nhà ở xã hội? - 1

Với 5 tỷ đồng, mua được bao nhiêu m2 căn hộ cao cấp?

5 tỷ đồng là một số tiền khá lớn đối với đa số hộ gia đình tại Việt Nam. Xem thêm

Với số tiền này, không khó để lựa chọn một căn hộ đầy đủ tiện ích và có vị trí gần trung tâm. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn, hãy thử xem xét khả năng mua các dự án căn hộ cao cấp trên toàn quốc, chứ không chỉ giới hạn tại Hà Nội hay TP.HCM.

Theo đó, với 5 tỷ đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một căn hộ rộng rãi tại các tỉnh như Bắc Ninh, Bình Dương, hay Vũng Tàu. Tuy nhiên, con số này lại chưa đủ để mua được diện tích một phòng ngủ tại các dự án siêu cao cấp như The Grand Hà Nội, Grand Marina Saigon hay The Opera Residence.

Có thể thấy, chỉ riêng thống kê này đã cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh thành. Do đó, những thống kê chung chung như "Người Việt cần bao nhiêu năm để mua được nhà" chỉ mang tính chất tham khảo, bởi sự khác biệt lớn giữa giá bất động sản và thu nhập ở từng địa phương. Việc so sánh khả năng sở hữu nhà cần xem xét theo từng khu vực cụ thể thay vì một con số trung bình toàn quốc.

Nguồn: Biggee

Với 5 tỷ đồng, mua được bao nhiêu m2 căn hộ cao cấp? - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết