Văn hóa đi thang máy tưởng chừng đơn giản nhưng lại thể hiện phép lịch sự của bản thân mỗi người. Ngày càng nhiều các tòa nhà cao tầng cần đến thang máy do ngày càng nhiều công ty, văn phòng “mọc lên”. Tuy nhiên, văn hóa văn minh khi đi thang máy là câu chuyện có lẽ chúng ta cần phải nói dài.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bạn bấm số tầng muốn đến. Cửa thang máy mở ra. Vẫn còn những khoảng trống, song những người đang ở bên trong lại không tự giác đứng gọn lại cho người mới vào. Hoặc giả, khi bạn mở lời “làm ơn…”, “nhờ anh chị…” thì họ mới đứng dịch gọn vào dành một chỗ cho bạn một cách miễn cưỡng, thỉnh thoảng có trường hợp còn bày tỏ sự khó chịu như bị làm phiền vậy.
Cần khẳng định rằng đó không phải là sự làm phiền. Trên thực tế, việc đứng gọn vào chừa thêm chỗ cho người mới cũng thể hiện văn minh đi thang máy.
Hay vào những giờ cao điểm như giờ đến công sở, giờ đi ăn trưa, hay giờ tan tầm thì các thang máy luôn ở trong tình trạng quá tải, ai ai cũng muốn chen chân thật nhanh, giành một vị trí trong thang máy để không phải chờ đợi quá lâu. Chính những hành động vô ý đó lại tạo ra tình cảnh hỗn độn, thậm chí biến chính mình thành người thiếu văn hoá.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tôi đã có một cuộc thăm dò nhỏ một vài nhân viên văn phòng tại các tòa nhà ở Hà Nội và nhận ra một số câu chuyện nghe có vẻ nhỏ thôi nhưng lại khiến bản thân mang “cục” khó chịu to đùng suốt cả ngày.
Chị Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Mội sáng đi làm mình luôn phải gặp cảnh tranh giành thang máy. Ôi những con người bất lịch sự, cố tình chen ngang, xô đẩy để được vào trước mặc kệ mọi người đang xếp hàng ngay ngắn. Thậm chí còn làm ngã một người nào đó (đôi khi là mình) vì phải luồn lách, tranh thủ vào trước, chen ngang vào khúc giữa.”.
Anh Cường (Cầu Giấy) chia sẻ mỗi lần mọi người ăn trưa về, vô tư nói chuyện, đùa giỡn trong thang máy, ồn ào mà không quan tâm đến mọi người xung quanh. Chưa kể khiến mùi thức ăn khắp nơi (hôm nào ăn tỏi hay đồ ăn có mùi thì thực sự rất khó chịu).
Nghiêm trọng hơn, trong mùa dịch COVID-19, nhiều buồng thang máy được dán cảnh báo hạn chế nói chuyện điện thoại để phòng tránh dịch. Song không ít người chẳng cần quan tâm, thậm chí đã nói chuyện lớn giọng qua điện thoại rồi còn kéo khẩu trang xuống khiến những người xung quanh không khỏi lo lắng bị dính các giọt bắn “văng miểng” ra từ miệng người kia.
Không chỉ việc chen lấn trong thang máy, mà đôi khi việc một số người sử dụng lẫn lộn giữa thang hàng với thang dành riêng để chở người đôi khi cũng khiến nhiều người không thoải mái.
"Mọi người hay bị đi nhầm lẫn giữa thang hàng với thang thường, chở hàng cũng đi thang thường, hoặc có những khu đã quy định khi mà dắt động vật đi thì phải di chuyển bằng thang hàng nhưng mọi người lại đi thang thường", một bạn trẻ chia sẻ về những tình huống bản thân từng gặp khi đi thang máy.
Tôi có đọc được một câu chuyện vui trên mạng, đại ý nội dung như thế này:
“ Vừa rồi ở trong thang máy tôi thấy một cậu bé đang ăn kem. Xuất phát từ lòng quan tâm, tôi thuận miệng nói với cậu bé rằng: "Trời lạnh như thế này, ăn kem sẽ có tác hại đối với cơ thể của cháu đó".
Cậu bé nói với tôi rằng:
- Bà ngoại của cháu đã sống đến 103 tuổi đấy..!
Tôi hỏi:
- Bà cháu sống thọ là do bà thường ăn kem à??
Cậu bé nói:
- Không phải, bà ngoại cháu cả đời không bao giờ chọc mũi vào chuyện của người khác...
Sâu sắc quá. Cuối cùng tôi cũng đã biết tại sao mình yếu và già sớm như thế này.
Thì ra là do cả ngày lo lắng quản việc vô ích mà ra".
Tuy nhiên, Thang máy là chốn công cộng chứ không phải là chốn riêng tư. Cho nên, từ cách đi đứng, hành xử trong khi đi thang máy cần tuân thủ những qui định, tập quán văn minh nơi công cộng. Có những khi chúng ta buộc phai “chọc mũi vào chuyện của người khác” để những 7749 câu chuyện “siêu hãm” trong thang máy không còn xảy ra.
Bởi có những câu chuyện nếu không quản còn khiến chúng yếu và già sớm hơn. Nhưng chuyện trong tháng máy.