Theo đó, các công ty BĐS cũng góp gió thành bão bằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để nâng vốn và một phần cũng do hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc rất mạnh thời đó nên các công ty có nguồn vốn rẻ để làm dự án.
Evergrande phát triển mạnh là nhờ đón đầu làn sóng di dân và chính sách ưu đãi BĐS của chính quyền Trung Quốc nên nó có thể vay ngân hàng với lãi thấp trong thời gian dài. Tuy nhiên gần đây, ông Tập muốn đổi mô hình phát triển, không muốn chính phủ phải đảm bảo cho các khoản vay nợ lớn của khối tư nhân hay địa phương, nên lãi suất tăng và điều kiện vay siết chặt cộng hưởng số lượng dự án quá nhiều mà người dân hấp thụ không hết và quan trọng là các trái phiếu tới kì thanh toán làm kiệt quệ dòng tiền của công ty.
Rủi to tài chính lớn là vậy mà trước đây Hằng Đại còn đầu tư dàn trải rạp chiếu phim, nhà hàng, khách sạn khắp thế giới. Thêm nữa trong định hướng mới của ông Tập thì BĐS không phải là ngành ưu tiên nên sẽ không được vay với lãi suất ưu đãi nữa. Kết quả là Evergrande mất đi nguồn tài chính giá rẻ, chưa kể còn chi tiền làm đủ món (kể cả xe điện) mà chẳng thành công món nào nên càng thâm hụt thua lỗ. Vì vậy, Covid nó chỉ làm vấn đề trầm trọng hơn thôi chứ không phải nhân tố chính.
Hiện Hằng Đại đang có tổng dự án dang dở tính ra hơn 1 triệu căn nhà. Mỗi căn cũng phải 500 - 700k dollar. Quy mô tài sản cực kì không lồ, có thể xem là quá lớn để sụp đổ. Vấn đề là ngân sách Trung Quốc cũng đang chi tiêu vô tội vạ, rải tiền tham vọng địa chính trị và "ngoại giao vaccine" khắp thế giới, thực chất cũng rất muốn cứu, nhưng sợ không khéo lại thành thảm hoạ còn khủng khiếp hơn.
Thà để Hằng Đại phá sản có trật tự, làm gương cho các cty khác, chia nhỏ ra cho các cty nhà nước mua lại tài sản giá rẻ, chứ tiếp tục cấp tín dụng cho nó có khác gì cấp nước biển mặn cho người đang sắp chết khát. Nếu được áp dụng, khéo đây có thể là biện pháp xử lý với các gã khổng lồ ở phương Nam láng giềng.
Ken Augustus