Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

Thị trường bất động sản năm 2021 diễn biến ra sao dưới góc nhìn luật Nhân-Quả?

Thị trường bất động sản năm 2021 diễn biến ra sao dưới góc nhìn luật Nhân-Quả ?Chúng ta hay nói tới luật Nhân-Quả xuôi chiều theo cách: gieo nhân nào, gặt quả nấy; gieo gió, gặp bão; nhân nào, quả nấy .... ở góc nhìn ngược lại ta thấy khá thú vị, đó là: nếu ta coi sự vật, hiện tượng là một kết quả thì kết quả này đã được tạo nên bởi một/một số nguyên nhân nào đó và nó sẽ thay đổi nếu nguyên nhân tạo nên mất đi, biến đổi hoặc có nguyên nhân mới tác động vào.

Thị trường bất động sản năm 2021 diễn biến ra sao dưới góc nhìn luật Nhân-Quả? - 1

Lấy góc nhìn này để phân tích, dự báo thị trường BĐS sẽ thấy nhiều điều bổ ích và lý thú. Xin được giới thiệu với bạn đọc: Đó là, ta coi thực trạng thị trường bất động sản hiện nay là một kết quả và xem xét các nguyên nhân tạo nên kết quả này biến động ra sao, sẽ có tác nhân mới nào trong năm 2021 để dự báo được diễn biến của thị trường tới cuối năm nay và đầu năm 2022.

Nhóm nguyên nhân thứ nhất là đại dịch covid và hậu hoạ của nó.

Bđs là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid, cụ thể: (1) Covid làm suy giảm sức mua của thị trường BĐS do nó tàn phá nhiều mặt KT-XH, tạo tâm lý phòng thủ, hạn chế đầu tư... . (2) Covid làm suy kiệt sức khoẻ của doanh nghiệp BĐS do sức mua suy giảm dẫn tới doanh nghiệp không bán được hàng, không có doanh thu ... kéo theo khó chứng minh dòng tiền để vay vốn ngân hàng...và (3) covid trực tiếp huỷ hoại một số mảng thị trường chính như: BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ cho thuê, văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ.

Thực trạng tình hình dịch bệnh sẽ không thể sớm dứt điểm ít nhất là trong năm 2021, như vậy coi như nguyên nhân này không thay đổi.

Nhóm nguyên nhân thứ hai là chủ trương và chính sách của nhà nước theo hướng thắt chặt dần và đưa thị trường BĐS vào quy củ.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế và vỡ bong bóng bất động sản giai đoạn 2008-2012, Chính Phủ đã rút kinh nghiệm sâu sắc, nhất quán trong điều hành nền kinh tế theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ linh hoạt, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên SXKD,... kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực BĐS.

Chủ trương của Chính phủ được cụ thể hóa bằng các Chính sách tín dụng của NHNN: Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước (NHNN) lộ trình khống chế giảm dần tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn từ 40% đầu 2020 giảm còn 37% vào 30/9/21 tới 1/10/22 là 34% và từ 1/10/23 chỉ còn 30%; không hạ thấp điều kiện tín dụng; yêu cầu các TCTD phải kiểm soát chặt trẽ mức độ tập trung tín dụng vào BĐS; không cấp tín dụng cho hoạt động đầu cư hoặc triển khai các dự án tiềm ẩn rủi ro cao…vv đã làm cho tín dụng vào bất động sản được kiếm chế trong mấy năm vừa qua: năm 2018 là 26,76%; năm 2019 là 21,53% và giảm mạnh năm 2020 chỉ còn 9,97% thấp hơp nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế là 12,13%. Năm 2021, NHNN vẫn tiếp tục kiểm soát chặt trẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS. (Nguồn: ông Nguyễn Tuấn Anh- Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, NHNN).

Trong khi các doanh nghiệp BĐS đối diện với nguồn vốn tín dụng thắt chặt dần thì Trái phiếu doanh nghiệp là cứu cánh, là cửa sinh cho nhiều dự án, doanh nghiệp địa ốc trong giai đoạn 2018-2020. Qui định “thông tiền, thoáng hậu” của nghị định 163/2018 không cần tài sản thế chấp, không cần thẩm định, không ai theo dõi tiền huy động đi đâu, về đâu.. nhiều doanh nghiệp đã vay bằng mọi giá ( lãi suất huy động lên tới 18%) và vay với số lượng gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu (có những doanh nghiệp gấp 50 thậm chí 100 lần) TPDN thực sự đã bùng nổ năm 2018 chiếm 9,01% GDP, 2019 tăng lên 11,26% GDP. Trước sự bùng phát tới mức khó kiểm soát và phớt lờ các cảnh báo của NHNN (NHNN cảnh báo tới 3 lần), Nghị định 81/2020 đã thu hẹp cửa phát hành TPDN, ấy vậy mà giá trị TPDN năm 2020 cũng đã kịp chiếm tới 15,01% GDP. Tuy nhiên, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 có hiệu lực ngay ngày hôm sau quy định điều kiện chào bán trái phiếu: Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có)- (khoản b, Điều 9)đã chấm dứt tình trạng phát hành TPDN để trả nợ đậy các món trái phiếu đến kỳ hoặc đảo nợ.

Rõ ràng là, việc kiểm soát dòng tiền vào thị trường BĐS đã được “lập trình” và chính nó là nguyên nhân chính, nguyên nhân cơ bản chặn đứng và xì hơi quả bóng BĐS đã hình thành và phát triển từ 2014-2018.

Sự thăng trầm của thị trường BĐS luôn gắn liền với dòng tiền, với sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ dòng tiền như trên thì nguyên nhân chính gây nên sự trầm lắng và xì hơi BĐS kéo từ năm 2019 tới nay không chỉ còn mà ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các bộ ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thuế…, Thanh tra chính phủ, Kiểm toán nhà nước….đều đã, đang và sẽ tiếp tục ra quân thực hiện chủ trương chung rà soát, thắt chặt BĐS của Chính phủ bằng các hoạt động cụ thể: Chấm dứt hình thức Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT); thanh tra, rà soát tính pháp lý các các dự án BĐS và dự án đối ứng; qui định các điều kiện dự án đủ điều kiện mởi bán; hay chỉ được chuyển giao cho chủ đầu tư khác sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính…vv sẽ ngày càng làm thị trường “bức bối hơn”.

Nhóm nguyên nhân thứ ba là về sức khoẻ của doanh nghiệp BĐS năm nay yếu hơn, kiệt quệ hơn năm 2020

Sau một năm ngủ đông hoặc cầm cự doanh nghiệp địa ốc nào còn sống đều sức cùng, lực kiệt do bị ảnh hưởng từ sự trầm lắng kéo dài của thị trường từ năm 2019, sang năm 2020 cộng thêm cú đấm bồi Covid. Năm 2020, tiền dữ trữ đã hết, hạn mức ngân hàng không còn trong khi các khoản nợ đến kỳ thanh toán hoặc sẽ tới đến kỳ, thanh khoản giảm mạnh, hàng tồn kho chất đống, chi phí tài chính cho dự án tăng theo thời gian .... càng làm cho sức khoẻ nhiều doanh nghiệp quyệt quệ;

Việc tạm hoãn, dãn nợ, khoanh nợ hay không nâng hạng nợ xấu... theo tinh thần của Thông tư 01/2020/TT-NHNN cũng không thể kéo dài mãi được; năm 2021 ngân hàng không được phép hạ chuẩn cho vay và NHNN liệt các dự án lớn thuộc các lĩnh vực BĐS du lịch, BĐS cao cấp được NHNN liệt vào diện BĐS tiềm ẩn nhiều rủi ro và chỉ đạo các NHTM hạn chế cho vay các dự án loại này.

Doanh nghiệp BĐS, đặc biệt các doanh nghiệp vay tín dụng hoặc huy động TPDN lớn sẽ càng khốn đốn hơn do phải đối mặt với nguy cơ giải chấp tài sản thế chấp đối với các khoản vay quá hạn khi các ưu ái của Thông tư 01/2020/TT-NHNN rồi cũng đến lúc hết hiệu lực. Nghị định 153/2020/NĐ-CP chặn đứng việc phát hành TPDN để trả nợ đây, để đáo hạn...thời gian trung bình của TPDN BĐS là 3,8 năm, thời điểm nợ rộ việc phát hành TPDN là từ giữa 2018, như vậy từ nửa cuối năm 2021 trở ra sẽ là thời điểm nhiều gói TPDN đáo hạn, gây khó cho DN, và không loại trừ có làn sóng xù nợ, phủi tay, vỡ nợ trái phiếu.

Sức khoẻ yếu, thanh khoản thấp.. dẫn đến doanh thu không có, chi phí tài chính tăng dần theo thời gian, khó vay ngân hàng, phát hành trái phiếu bị chặn trong khi nợ đến hạn thúc ép... sẽ đẩy doanh nghiệp đến việc lựa chọn: bán dự án, giảm giá thoát hàng... hoặc phá sản

Nhóm nguyên nhân mới hỗ trợ thị trường gồm:

(1) Lãi suất huy động giảm tác động lên dòng tiền tiết kiệm có xu hướng chảy sang thị trường BĐS. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất không còn là vấn đề mới, trong năm 2020 NHNN đã 3 lẩn giảm lãi suất điều hành kéo lãi suất tiết kiệm giảm. Dư địa giảm tiếp lãi suất huy động có nhưng không nhiều, và cũng chỉ giảm được ở các kỳ ngắn hạn, lãi suất kỳ dài hạn vẫn khá cao ở mức 6,5-7%, cá biệt lên tới 8,4% như Eximbank.

Hiện đã xuất hiện lực lượng FO BĐS rút tiền từ tiết kiệm để mua BĐS. Nhưng do mục đích là giữ giá trị tài sản là chính vì vậy FO thường không dùng đòn bảy tài chính và ít có hoạt động mua đi bán lại.... điều đó có nghĩa không xuất hiện “ hệ số nhân tiền” ở đây nên lực kéo của dòng tiền này là rất yếu.

(2) Đầu tư công tăng mạnh sẽ hỗ trợ thị trường BĐS. Đúng, chủ trương này của Chính phủ sẽ tác động mạnh tới thị trường BĐS nói chung, các khu vực có qui hoạch phát triển hạ tầng giao thông từ nguồn vốn đầu tư công như sân bay, đường cao tốc, cầu ... Nhưng người mua cần hết sức cảnh giác vì giá BĐS tại các khu vực có quy hoạch hạ tầng, giao thông, công trình công ích lớn... đều đã rất cao vì giá đó đã phản ảnh đủ thậm chí nhiều hơn sự tác động của công trình công ích... nên hay ngâm vốn lâu có khi tới cả chục năm giá mới lên cao bằng giá mua ( bài học đất ở tp mới Nhơn Trạch, Đồng Nai hay Quang Minh, Vĩnh phúc vẫn còn nguyên giá trị khi đọng vốn tới 20 năm)

Và (3) Kinh tế vĩ mô sẽ ổn định và cải thiện hơn, GDP dự kiến tăng gấp đôi so với năm 2020 ( từ 2,91% lên 6%) hy vọng sẽ là vậy cho dù mục tiêu GDP quốc hội đưa ra 6% cho năm 2021 là vô cùng thách thức. Phân tích động lực chính kéo GDP chủ yếu dựa vào đầu tư công, lĩnh vực dù có tính lan toả, nhưng cũng chỉ tác động trực tiếp tới một số thành phần nhất định, không trực tiếp giải quyết được nỗi lo cơm - áo- gạo - tiền của người dân... vậy nên tâm lý phòng thủ vẫn sẽ còn rất lớn, ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư, đầu cơ.

Như vậy, lấy luật Nhân-Quả để nhận định ta thấy các nguyên nhân chính tạo nên “quả” thị trường hiện nay hầu hết vẫn còn thậm trí còn trầm trọng hơn. Năm 2021 đã và sẽ xuất hiện một số nguyên nhân hỗ trợ thị trường. Phân tích và đặt trọng số tác động của chúng tới thị trường cho phép ta nhận định:
Thị trường BĐS năm 2021 sẽ là năm khó khăn và chật vật hơn 2020; giá BĐS không những không tăng mà sẽ giảm, tuy nhiên sẽ không đồng loạt giảm sâu; Dự kiến, hoạt động M&A và giải chấp sẽ diễn ra mạnh hơn từ giữa năm trở ra; sẽ có một số dự án buộc phải giảm sâu tới 20-30% để thoát hàng, tạo dòng tiền tuy nhiên việc giảm giá sẽ không công khai mà được xử lý kỹ thuật tế nhị...Thị trường thuộc về người mua, nên hãy bình tĩnh mà “dĩ dật đãi lao” trong đầu tư BĐS năm nay.

0

Bình luận

Công thức tạo nên “cơn sốt” cho Kyoto 5 trên bản đồ bất động sản xứ Thanh

Không chỉ sở hữu lợi thế hiếm có về vị trí, cảnh quan và tiện ích, tòa căn hộ cao cấp Kyoto 5 (phân khu The Kyoto, Vinhomes Star City, Thanh Hóa) còn đặc biệt hấp dẫn nhờ chính sách ưu đãi vượt trội, giúp nhà đầu tư vừa mua đã lãi. Xem thêm
Công thức tạo nên “cơn sốt” cho Kyoto 5 trên bản đồ bất động sản xứ Thanh - 1

Cho người trẻ vay mua nhà không quá rủi ro

Theo ông Phạm Linh, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), người trẻ giờ họ tính toán rất kỹ khi chọn mua nhà. Và khi tài trợ cho người trẻ, đa số họ mua để ở nên rủi ro rất thấp. Xem thêm

Còn mua để đầu cơ thì rủi ro mới cao hơn. Tỉ lệ người trung lưu tại Việt Nam đang chiếm khoảng 23% dân số và mỗi năm tăng 11%.

Đa số là những người trẻ (từ khoảng 25-40 tuổi – là độ tuổi vàng để mua nhà). Đây là những độ tuổi có sức bật, thu nhập tăng thường xuyên trung bình khoảng 15% và việc bảo đảm tiền vay trả nợ thì rất yên tâm. 

Ngân hàng cho vay mua nhà đang có chính sách chung là ân hạn gốc trong vòng 5 năm, chỉ duy trì trả lãi trong 5 năm đầu tiên.

Thực tế nhu cầu nhà ở các đô thị rất lớn, trong bối cảnh tăng trưởng GDP cao, FDI tăng, nhu cầu về nhà ngày càng mạnh hơn, giá nhà cũng ổn định… Do đó, chính sách ân hạn nợ gốc trong 5 năm nay cũng rất phù hợp.

Vietbank cũng áp dụng kỳ thanh toán linh hoạt, tiền trả nợ gốc theo bậc thang, phù hợp với nhu cầu của mọi người. Tổng số tiền thanh toán sẽ thuận lợi trong những năm sau. Do đó, hoàn toàn có thể tự tin tài trợ cho người trẻ mua nhà. Lãi suất cho vay mua nhà cũng có nhiều ưu đãi.

Cho người trẻ vay mua nhà không quá rủi ro - 1

Việc phát triển nhà giá rẻ phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm của doanh nghiệp

Theo ông Phạm Đăng Hồ - Trưởng phòng Phát triển đô thị - Sở Xây dựng TP HCM Xem thêm
Việc phát triển nhà giá rẻ phụ thuộc rất nhiều vào cái tâm của doanh nghiệp - 1

Chồng nợ xấu, vợ bắt ly hôn để đi mua nhà 2,1 tỷ: chuyện lạ có thật

Đây là một trường hợp có thật của khách hàng mua nhà bên mình. Ông chồng trước làm thẻ tín dụng, láo ngáo thế nào quên thanh toán hay gì đó mà bị nợ. Xem thêm
Chồng nợ xấu, vợ bắt ly hôn để đi mua nhà 2,1 tỷ: chuyện lạ có thật - 1

Áp thuế 46% và tác động tới bất động sản

Việt Mỹ bất ngờ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được xem là một động thái nhằm tái cân bằng cán cân thương mại và bảo vệ Hàng hóa Mỹ nhưng sẽ gây ra tác động sâu sắc tới kinh tế Việt Nam, riêng thị trường BDDS sẽ có 1 số tác động: Xem thêm
Áp thuế 46% và tác động tới bất động sản - 1

BĐS Hà Nội, Sài Gòn sẽ ra sao nếu như bỏ quận/huyện?

Bỏ cấp quận/huyện gồm thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trong thành phố; Tổ chức chính quyền 2 cấp… tỉnh/thành phố- phường/xã; Bỏ bao cấp từ Ngân sách Trung ương (trừ 7 tỉnh biên giới) và giao khoán cho các tỉnh/thành phố tự chủ về kinh phí. Xem thêm
BĐS Hà Nội, Sài Gòn sẽ ra sao nếu như bỏ quận/huyện? - 1

Bí quyết đơn giản đến không ngờ khiến ngôi nhà 50m2 mà ngỡ rộng 70m2

Nếu không thể sở hữu một căn nhà rộng rãi ở thủ đô, bạn vẫn có thể “hô biến” căn nhà để tối ưu không gian, tối đa trải nghiệm cuộc sống. Xem thêm
Bí quyết đơn giản đến không ngờ khiến ngôi nhà 50m2 mà ngỡ rộng 70m2  - 1

Nam Land - Công ty mẹ của Gotec Việt Nam khất nợ gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Công ty TNHH Nam Land vừa công bố báo cáo định kỳ về tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu năm 2024, cho biết vẫn chưa thể chi trả 80,5 tỷ đồng tiền lãi và 900 tỷ đồng tiền gốc của lô trái phiếu mã NALCH2124001 Xem thêm
Nam Land - Công ty mẹ của Gotec Việt Nam khất nợ gần 1.000 tỷ đồng trái phiếu - 1

CẢNH BÁO SỐT ĐẤT "ẢO" SAU TIN ĐỒN SÁP NHẬP TỈNH: TRÒ LỪA CỦA GIỚI ĐẦU CƠ VÀ SỰ NGÂY THƠ NGUY HIỂM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

THỊ TRƯỜNG ĐẤT NỀN ĐANG “BỊ BÓP MÉO”: CƠN SỐT KHÔNG ĐẾN TỪ GIÁ TRỊ THỰC Xem thêm
CẢNH BÁO SỐT ĐẤT "ẢO" SAU TIN ĐỒN SÁP NHẬP TỈNH: TRÒ LỪA CỦA GIỚI ĐẦU CƠ VÀ SỰ NGÂY THƠ NGUY HIỂM CỦA NHÀ ĐẦU TƯ  - 1

HÀ NỘI QUYẾT TÂM XỬ LÝ 712 DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ: GIẢI PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?

Tình trạng dự án chậm tiến độ, đầu tư công dàn trải, quản lý đất đai chưa hiệu quả đang là vấn đề gây lãng phí lớn tại Hà Nội. Xem thêm
HÀ NỘI QUYẾT TÂM XỬ LÝ 712 DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ: GIẢI PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?  - 1

Mỹ áp thuế 46% hàng Việt: Cú vỗ vai để tỉnh, hay cái tát cho những ai còn mơ màng với BĐS công nghiệp?

Hôm nay, ngày 3/4/2025, ông Trump tuyên bố chính thức áp thuế đối ứng 46% lên 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Không phải cảnh báo, không phải đồn đoán – mà là một cú đánh thẳng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một trong những cái tên bị ảnh hưởng nặng nhất. Xem thêm
Mỹ áp thuế 46% hàng Việt: Cú vỗ vai để tỉnh, hay cái tát cho những ai còn mơ màng với BĐS công nghiệp?  - 1

Có sốt đất thật không?

Thời điểm này, đâu đó trên mxh hay trên báo lại xuất hiện từ “sốt” đất. Nhưng cũng nhiều người ngơ ngác: Có “sốt” thật không? Xem thêm
Có sốt đất thật không?  - 1

Công chức, viên chức được đề xuất ưu tiên mua nhà ở xã hội?

Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về một số góp ý liên quan tới dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Xem thêm
Công chức, viên chức được đề xuất ưu tiên mua nhà ở xã hội? - 1

Với 5 tỷ đồng, mua được bao nhiêu m2 căn hộ cao cấp?

5 tỷ đồng là một số tiền khá lớn đối với đa số hộ gia đình tại Việt Nam. Xem thêm

Với số tiền này, không khó để lựa chọn một căn hộ đầy đủ tiện ích và có vị trí gần trung tâm. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện hơn, hãy thử xem xét khả năng mua các dự án căn hộ cao cấp trên toàn quốc, chứ không chỉ giới hạn tại Hà Nội hay TP.HCM.

Theo đó, với 5 tỷ đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một căn hộ rộng rãi tại các tỉnh như Bắc Ninh, Bình Dương, hay Vũng Tàu. Tuy nhiên, con số này lại chưa đủ để mua được diện tích một phòng ngủ tại các dự án siêu cao cấp như The Grand Hà Nội, Grand Marina Saigon hay The Opera Residence.

Có thể thấy, chỉ riêng thống kê này đã cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh thành. Do đó, những thống kê chung chung như "Người Việt cần bao nhiêu năm để mua được nhà" chỉ mang tính chất tham khảo, bởi sự khác biệt lớn giữa giá bất động sản và thu nhập ở từng địa phương. Việc so sánh khả năng sở hữu nhà cần xem xét theo từng khu vực cụ thể thay vì một con số trung bình toàn quốc.

Nguồn: Biggee

Với 5 tỷ đồng, mua được bao nhiêu m2 căn hộ cao cấp? - 1

Sun Group ra mắt căn hộ cao tầng tiếp giáp 3 đại công viên tại Sun Urban City

Sau loạt “siêu phẩm” chiếm lĩnh thị trường BĐS miền Bắc vừa qua, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng căn hộ Park Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng 1001 tiện ích Sun Urban City Hà Nam. Dự án hướng tới phong cách sống năng động, đa trải nghiệm và tràn ngập tiện nghi ngay ngưỡng cửa. Xem thêm
Sun Group ra mắt căn hộ cao tầng tiếp giáp 3 đại công viên tại Sun Urban City - 1

Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City

Vingroup công bố sẽ tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xem thêm
Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City - 1

Ông Đỗ Vinh Quang, con trai bầu Hiển làm chủ tịch Vietravel Airlines

Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này. Xem thêm
Ông Đỗ Vinh Quang, con trai bầu Hiển làm chủ tịch Vietravel Airlines - 1

Muốn Mua Nhà Ở Xã Hội? Đây Là Những Điều Bạn Cần Biết Ngay!

🏡 Nhà ở xã hội (NOXH) là giải pháp giúp người có thu nhập thấp sở hữu nhà với giá ưu đãi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về điều kiện, thủ tục và những lưu ý quan trọng khi mua NOXH. Nếu bạn đang có ý định mua nhà ở xã hội, hãy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây! Xem thêm
Muốn Mua Nhà Ở Xã Hội? Đây Là Những Điều Bạn Cần Biết Ngay!  - 1

Gen Z 'chạy Deadline' tài chính thuê nhà và mua nhà!

Giá nhà đất ở các thành phố lớn như Sài Gòn đang leo thang chóng mặt, khiến Gen Z phải chạy deadline tài chính để tìm kiếm một nơi an cư. Xem thêm
Gen Z 'chạy Deadline' tài chính thuê nhà và mua nhà!  - 1

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Sở hữu chuỗi tiện ích sang - xịn – mịn bậc nhất trong các dự án cao cấp, hạng sang tại Hà Nội, chủ nhân các tòa căn hộ tại The Matrix One không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà cả từ những trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở dự án biểu tượng ở khu Tây. Xem thêm
Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One - 1

Hé lộ loạt trải nghiệm mới đưa Cát Bà thành điểm đến bốn mùa

Với sự nâng cấp vượt bậc về hạ tầng giao thông, các sản phẩm du lịch độc đáo kéo dài trải nghiệm, đảo Cát Bà không chỉ khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa mà còn tạo đà cho bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp phát triển mạnh mẽ. Xem thêm
Hé lộ loạt trải nghiệm mới đưa Cát Bà thành điểm đến bốn mùa - 1

Từ 1/4/2025, chính thức thí điểm thỏa thuận quyền sử dụng đất làm nhà ở thương mại

Nghị quyết 171/2024/QH15 về thí điểm thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, được thực hiện trong 5 năm. Xem thêm
Từ 1/4/2025, chính thức thí điểm thỏa thuận quyền sử dụng đất làm nhà ở thương mại  - 1

LỢI DỤNG THÔNG TIN CẢI TẠO, CÁC NHÀ TẬP THỂ CŨ "BƠM GIÁ" NHÀ CAO NGẤT NGƯỠNG 🤯

Hà Nội đang đứng trước thách thức cải tạo hơn 1.500 chung cư cũ, nhưng tiến độ chậm khiến giá nhà tập thể cũ tăng mạnh. Xem thêm

Hiện tại, giá rao bán tại một số khu vực như Thành Công, Giảng Võ, Nghĩa Tân đã vượt 100 triệu đồng/m², ngang ngửa chung cư cao cấp.

Cụ thể, một căn hộ tầng 1 khu tập thể Thành Công có diện tích trên sổ đỏ 34m2 nhưng được rao bán 3,9 tỷ đồng, tương đương 115 triệu đồng/m2. Tại Giảng Võ, giá nhà cũng chạm mức 104 triệu đồng/m2.

Nguyên nhân khiến giá nhà tập thể cũ tăng mạnh là kỳ vọng vào kế hoạch cải tạo. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, diện tích cơi nới sẽ không được đền bù, trong khi thời gian triển khai vẫn chưa rõ ràng.

Nhiều nhà đầu tư đang tìm cách chốt lời, nhưng giao dịch chững lại do giá quá cao. Một số chuyên gia khuyến nghị người mua cần cân nhắc kỹ yếu tố pháp lý và an toàn trước khi xuống tiền.

Nguồn: Cafef

LỢI DỤNG THÔNG TIN CẢI TẠO, CÁC NHÀ TẬP THỂ CŨ "BƠM GIÁ" NHÀ CAO NGẤT NGƯỠNG 🤯  - 1

[Infographic] Marathon giá đất “Hà Nội mở rộng”

Với sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ của Hà Nội, giá đất tại các huyện giáp ranh đang có nhiều biến động đáng chú ý. Xem thêm
[Infographic] Marathon giá đất “Hà Nội mở rộng”  - 1

Giá trị bất động sản tại Vành đai 2 ở Hà Nội và TP. HCM

Dữ liệu từ Biggee.vn cho thấy, giá nhà đất bên trong Vành đai 2 tại hai thành phố này đang đạt mức đỉnh, đồng thời có sự khác biệt rõ rệt giữa hai thị trường. Xem thêm
Giá trị bất động sản tại Vành đai 2 ở Hà Nội và TP. HCM - 1

Vốn cho Nhà ở xã hội không phải vấn đề đáng lo!

Cập nhật tại Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội” sáng nay với ý kiến phát biểu của TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài Chính - Tiền tệ Quốc gia. Xem thêm
Vốn cho Nhà ở xã hội không phải vấn đề đáng lo! - 1

🍀 Bất động sản đất quê: Không còn thời “mua xong bỏ đấy cũng lãi”

Trước đây, nhiều nhà đầu tư chỉ cần mua đất rồi để đấy, chờ giá tăng là có thể kiếm lời. Tuy nhiên, từ năm 2023 trở đi, thị trường đã thay đổi. Đất quê không còn tăng giá bằng lần như trước, mà phải tính đến thanh khoản và khả năng khai thác thực tế. Xem thêm
🍀 Bất động sản đất quê: Không còn thời “mua xong bỏ đấy cũng lãi”  - 1

Cân nhắc khi dùng đòn bẩy tài chính trong bất động sản: Lợi ích và rủi ro anh em nên biết

Trong lĩnh vực bất động sản, đòn bẩy tài chính là công cụ giúp nhà đầu tư và người mua nhà có thể sở hữu tài sản có giá trị lớn hơn khả năng vốn tự có. Tuy nhiên, giống như một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng không khéo léo, nó có thể trở thành gánh nặng tài chính, dẫn đến những hậu quả khó lường. Xem thêm
Cân nhắc khi dùng đòn bẩy tài chính trong bất động sản: Lợi ích và rủi ro anh em nên biết - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết