Đỗ Gia Khánh

Đỗ Gia Khánh

Thấy gì từ bức tranh kinh doanh của Tập đoàn BRG?

Doanh thu tăng trưởng liên tục qua các năm, song lợi nhuận sau thuế lại trồi sụt rất mạnh là điểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính, kinh doanh của Tập đoàn BRG – Công ty Cổ phần.

Thấy gì từ bức tranh kinh doanh của Tập đoàn BRG?
Thấy gì từ bức tranh kinh doanh của Tập đoàn BRG?

Màn tăng vốn ấn tượng của Tập đoàn BRG

Có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về BRG Group, khi đây là một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam, hoạt động mạnh mẽ trong các lĩnh vực như: địa ốc, sân golf, bán lẻ, khách sạn, du lịch, trang sức, nông nghiệp, dược phẩm, giải trí… và quan hệ mật thiết với SeABank.

BRG Group được biết đến rộng rãi là cơ nghiệp của vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thị Nga – Lê Hữu Báu và hai người con tài năng: Lê Tuấn Anh, Lê Thu Thủy.

Khó lòng vẽ hết hệ sinh thái BRG Group trong khuôn khổ một bài viết, song có thể lấy một doanh nghiệp tiêu biểu để thấy được phần nào quy mô của “siêu tập đoàn” này, đó là pháp nhân Tập đoàn BRG – Công ty Cổ phần (từ đây gọi tắt là Tập đoàn BRG).

Được thành lập tháng 12/2009, Tập đoàn BRG có trụ sở tại phường Phan Chu Trinh, sau đổi sang phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người đại diện pháp luật của công ty là chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1955, thường trú phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trước năm 2016, Tập đoàn BRG có vốn điều lệ 1.800 tỷ đồng, với các cổ đông: Công ty TNHH MTV Đầu tư Phú Mỹ 20%, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phú Cường 51,375%.

Năm 2016, công ty tăng vốn lên 3.699 tỷ đồng với sự thay đổi: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phú Cường giảm tỷ lệ sở hữu xuống 25% còn Công ty TNHH MTV Đầu tư Phú Mỹ giữ nguyên tỷ lệ 20%.

Năm 2017, vị trí chủ tịch HĐQT được hoán đổi từ bà Nga sang ông Lê Hữu Báu. Tuy nhiên, ông Báu chỉ giữ chức chủ tịch HĐQT một thời gian ngắn trước khi trao lại vị trí cho bà Nga để tiếp tục làm CEO.

Đầu năm 2020, Tập đoàn BRG tăng vốn điều lệ lên 4.599 tỷ đồng. Đến tháng 6/2021, vốn điều lệ tiếp tục tăng mạnh lên 7.599 tỷ đồng và chính thức cán mốc 8.199 tỷ đồng vào tháng 9/2021.

Như vậy, trong vòng 5 năm, vốn điều lệ của Tập đoàn BRG đã tăng gấp 4,5 lần.

Sơ phác cổ đông của Tập đoàn BRG

Về cổ đông Công ty Phú Mỹ của Tập đoàn BRG, theo tìm hiểu của VietnamFinance, doanh nghiệp này được thành lập năm 2008, đóng trụ sở tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội, do bà Nguyễn Thị Nga làm chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật.

Vào năm 2018, vốn điều lệ của công ty là 1.920 tỷ đồng, gồm các cổ đông: Công ty TNHH Thương mại ô tô Thành Công 3,52%, Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác bất động sản BRG 25,41%, bà Nguyễn Thị Nga 71,07%.

Cuối năm 2019, tỷ lệ sở hữu của Ô tô Thành Công tăng lên 33,85%, Bất động sản BRG tăng lên 33,85% còn bà Nguyễn Thị Nga giảm xuống 32,3%.

Tháng 10/2020, người đại diện pháp luật của công ty được đổi sang bà Dương Thị Huệ (sinh năm 1975, thường trú Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội). Cơ cấu cổ đông cũng thay đổi với sự xuất hiện của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất Thịnh Vượng 32,3%, thay cho bà Nguyễn Thị Nga. 2 cổ đông còn lại giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.

Cuối năm 2021, bà Nga quay lại làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Cùng với đó, bà sở hữu tới 95,31% cổ phần, trong khi ông Lê Hữu Báu nắm 4,69%.

Đối với Công ty Phú Cường, doanh nghiệp này được lập ra tháng 12/2008, đóng trụ sở tại phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vào năm 2018, người đại diện theo pháp luật của công ty là giám đốc Đào Thị Ngọc Hà (sinh năm 1981, thường trú phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Trong cùng năm này, vốn điều lệ của công ty ghi nhận ở mức 2.570 tỷ đồng, song cơ cấu cổ đông có sự thay đổi đáng chú ý. Theo đó, cổ đông Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Ngân Anh (nắm giữ 46,69%) tiến hành thoái vốn; cổ đông Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kinh doanh bất động sản Hà Nội tăng tỷ lệ sở hữu từ 38,91% lên 85,6%, còn cổ đông Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam giữ nguyên tỷ lệ 14,4%.

Tháng 12/2020, bà Nguyễn Thị Vĩnh Trà (sinh năm 1982, thường trú phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) được ghi nhận là người đại diện theo pháp luật của công ty, giữ chức giám đốc. Cơ cấu cổ đông ghi nhận sự xuất hiện của Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Bình Sơn với tỷ lệ sở hữu 14,4%, thế chỗ cho Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam.

1 năm sau đó, cơ cấu cổ đông tiếp tục biến đổi mạnh mẽ với một loạt cái tên mới, gồm: Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Tất Thành 27,24%; Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Bình An 27,24%; Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kinh doanh bất động sản Hà Nội 4,67%; Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Bảo An 14,4%; Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Tài Phát 26,45%.

Tháng 3/2022, cơ cấu cổ đông tiếp tục biến đổi với sự xuất hiện của Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Thành Đạt (tỷ lệ sở hữu 6,23%) và Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Bảo An giảm tỷ lệ xuống 8,17%. Trong khi đó, các cổ đông Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Tất Thành, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Tài Phát, Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kinh doanh bất động sản Hà Nội, Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Bình An giữ nguyên tỷ lệ sở hữu.

Bà Nguyễn Thị Vĩnh Trà tiếp tục là người đại diện theo pháp luật của công ty. Đáng chú ý, bà Trà cũng là người đại diện theo pháp luật, chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác bất động sản BRG (từng là một trong những cổ đông của Công ty Phú Mỹ đã nói ở trên, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng vào năm 2018).

Tập đoàn BRG kinh doanh ra sao?

Với vốn điều lệ rất lớn và không ngừng được bồi đắp qua các năm, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn BRG rất dày dặn. Tính trong giai đoạn 2016 – 2020, vốn chủ sở hữu của công ty tăng từ 2.711 tỷ đồng lên 4.723 tỷ đồng, tương đương tăng 74%.

Nhờ dày vốn, Tập đoàn BRG có nợ rất ít, chỉ vài chục tỷ đồng vào các năm 2016, 2017, 2020. Hai năm chứng kiến sự gia tăng đột biến của nợ phải trả là năm 2018, đạt 811 tỷ đồng và năm 2019, đạt 253 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với vốn chủ, số nợ phải trả này là rất nhỏ bé.

Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2020 chứng kiến sự gia tăng đáng kể và liên tục của doanh thu thuần, lần lượt là: 36 tỷ đồng, 43 tỷ đồng, 56 tỷ đồng, 93 tỷ đồng và 105 tỷ đồng. Tính chung 5 năm, doanh thu đã tăng gấp 3 lần.

Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của Tập đoàn BRG lại trồi sụt rất bất thường. Nếu năm 2016, lợi nhuận gộp đạt 7 tỷ đồng (tương đương biên lợi nhuận gộp 20%) thì năm 2017, lợi nhuận gộp lao dốc chỉ còn 90 triêu đồng (tương đương biên lợi nhuận gộp chỉ 0,2%).

Năm 2018, lợi nhuận gộp hồi lên mức 11 tỷ đồng rồi tiếp tục tăng lên 24 tỷ đồng và 29 tỷ đồng trong 2 năm tiếp theo, giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện lên lần lượt 20%, 25% và 27%.

Sự biến động của lợi nhuận gộp khiến lợi nhuận sau thuế cũng thăng giáng liên tục. Từ năm 2016 đến năm 2020, lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt: 11,5 tỷ đồng, 52,7 tỷ đồng, 8,5 tỷ đồng, 15 tỷ đồng và 35,8 tỷ đồng.

Sự biến động mạnh của lợi nhuận sau thuế cho thấy tính chất bất ổn trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn BRG, dù cho năng lực vốn rất tốt.

So với vốn điều lệ và tổng tài sản ở mức rất cao, có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn BRG ở mức rất khiêm tốn. Hệ số ROE (lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu) trong suốt 5 năm chưa bao giờ về được hàng thập phân thứ nhất, chỉ đạt 0,003% (2016), 0,014% (2017), 0,002% (2018), 0,003% (2019) và 0,007% (2020).

(Còn nữa)

Theo vietnamfinance.vn

 

 

0

Bình luận

⚠️ Hoàng Quân Mê Kông chậm thanh toán gần 31 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu vì khó khăn dòng tiền

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin về tình hình trả lãi trái phiếu của Công ty Cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân Mê Kông. Theo đó, vào ngày 3/7/2025, doanh nghiệp đã chậm thanh toán gần 30,8 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu mang mã HQMCH2328001 do gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn. Xem thêm
⚠️ Hoàng Quân Mê Kông chậm thanh toán gần 31 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu vì khó khăn dòng tiền  - 1

🏗️ An Thịnh Corp bị cưỡng chế thuế hơn 20 tỷ, tạm dừng làm thủ tục hải quan

Mới đây, Chi cục Hải quan Khu vực II (Cục Hải quan TP.HCM) đã ban hành quyết định cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng An Thịnh vì nợ thuế quá hạn. Xem thêm
🏗️ An Thịnh Corp bị cưỡng chế thuế hơn 20 tỷ, tạm dừng làm thủ tục hải quan  - 1

📰 Tôi vừa đọc được một câu chuyện trên báo Lao Động, và nghĩ về thứ tài sản mà chúng ta thường ngộ nhận là "của mình"

Đó là câu chuyện của ông Nguyễn Văn Toán (tên đã thay đổi) – một người đầu tư vào một dự án khu dân cư tại Hạ Long từ năm 2004. Ông kể, thời điểm ấy, cả nước rơi vào một cơn "sốt đất", nơi nơi người người săn đất, nhà nhà gom tiền góp vốn làm dự án. Cứ mua được là thắng – đó gần như là khẩu hiệu ngầm lúc bấy giờ. Xem thêm
📰 Tôi vừa đọc được một câu chuyện trên báo Lao Động, và nghĩ về thứ tài sản mà chúng ta thường ngộ nhận là "của mình"  - 1

🏠 Nhà giá rẻ và bài học về "tài sản vô hình" mang tên hàng xóm

Khi còn ở trọ tại thành phố Huế, vợ chồng tôi lúc nào cũng ấp ủ ước mơ mua được một căn nhà nhỏ để ổn định cuộc sống, tránh cảnh chuyển chỗ mỗi khi chủ nhà đổi ý. Cuối năm ngoái, khi trong tay đã tạm đủ 1 tỷ đồng, chúng tôi quyết định tìm mua nhà cũ ở vùng ven nội đô. Xem thêm
🏠 Nhà giá rẻ và bài học về "tài sản vô hình" mang tên hàng xóm  - 1

🏡 MUA ĐẤT ĐỂ DÀNH, HAY CỨ GỬI NGÂN HÀNG CHO NHẸ ĐẦU?

Tôi đang đứng giữa hai lựa chọn: giữ tiền cho chắc hay xuống tiền mua một mảnh đất ở ngoại ô mà mình đã để ý suốt nửa năm nay. Xem thêm
🏡 MUA ĐẤT ĐỂ DÀNH, HAY CỨ GỬI NGÂN HÀNG CHO NHẸ ĐẦU?  - 1

Từ những căn phòng trọ ngập rác: Người trẻ đang “đối xử” như thế nào với nơi ở của mình?

Phòng trọ 15m², bức tường bong tróc, bát đũa ngập bồn, rác vương khắp sàn, nệm vứt dưới đất, quần áo ba ngày chưa giặt… là hình ảnh được lan truyền trên facebook mấy ngày hôm nay của một phòng trọ của một bạn sinh viên trường đại học Điều dưỡng ở Nam Định được tài khoản Phòng vé Phúc Quang chia sẻ. Xem thêm
Từ những căn phòng trọ ngập rác: Người trẻ đang “đối xử” như thế nào với nơi ở của mình? - 1

Liệu đã đến lúc nhà nước phải dùng "bàn tay hữu hình" để điều tiết, sớm nhất mang lại cơ hội có nhà ở giá bình dân cho người dân?

Đã đến lúc nhà nước cần sử dụng “bàn tay hữu hình”, không chỉ để điều tiết, mà còn chủ động dẫn dắt thị trường nhà ở phát triển theo hướng công bằng, hợp lý và nhân văn hơn. Xem thêm
Liệu đã đến lúc nhà nước phải dùng "bàn tay hữu hình" để điều tiết, sớm nhất mang lại cơ hội có nhà ở giá bình dân cho người dân? - 1

Thị trường nhà ở TP Hà Nội có thêm 21 dự án với 21.951 căn nhà được phép đưa vào kinh doanh

Sở Xây dựng TP Hà Nội vừa cập nhật danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán từ đầu năm đến hết tháng 6. Xem thêm
Thị trường nhà ở TP Hà Nội có thêm 21 dự án với 21.951 căn nhà được phép đưa vào kinh doanh - 1

Từ 1/7, trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Từ ngày 1/7/2025, Nghị định 192/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, quy định chi tiết các biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NOXH). Đây là bước đi mạnh mẽ, siết chặt kỷ cương trong triển khai chính sách an cư cho người thu nhập thấp, và đặc biệt nhắm đến tình trạng trục lợi nhà ở xã hội vốn âm ỉ bấy lâu. Xem thêm
Từ 1/7, trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự - 1

Cảm giác không ít địa phương đặt mức giá đất "trên trời"

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lấy ví dụ về vấn đề giá đất hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề. Xem thêm
Cảm giác không ít địa phương đặt mức giá đất "trên trời" - 1

🎥 Cư dân 302 Cầu Giấy bị khóa thẻ thang máy: Chung cư đẹp, vị trí vàng nhưng pháp lý và quản lý lại đầy dấu hỏi

Vừa lướt TikTok thấy một clip khá sốc liên quan đến chung cư 302 Cầu Giấy, cụ thể là cảnh hàng loạt cư dân bị khóa thẻ thang máy vào khoảng 18h ngày 4/7/2025. Xem thêm

Một góc nhìn về giấc mơ nhà phố thương mại đang dở dang…

Từng được xem là “gà đẻ trứng vàng” của bất động sản đô thị, shophouse-nhà phố thương mại, giờ đây trở thành nỗi ám ảnh của không ít nhà đầu tư. Xem thêm
Một góc nhìn về giấc mơ nhà phố thương mại đang dở dang… - 1

Nay đọc thống kê về thị trường BDS, tôi hết sức ngạc nhiên khi giá chung cư lại tăng thêm đáng kể so với tháng trước - sau một thời gian đi ngang

Điều này hết sức phi lý, vì giá nhà đã quá cao, và nguồn cung trong tương lai dự báo là dồi dào. Xem thêm
Nay đọc thống kê về thị trường BDS, tôi hết sức ngạc nhiên khi giá chung cư lại tăng thêm đáng kể so với tháng trước - sau một thời gian đi ngang - 1

"Nhà trọ sinh viên" trong kỷ nguyên vươn mình!

Rõ ràng khi nhắc đến cụm từ trên, mọi người sẽ có hình dung về nhưng căn phòng nhỏ có vài ba bạn ở chung. Như bộ phim "Phía trước là bầu trời", người gọn gàng ngăn nắp, người thì chất chứa mọi thứ ngồn ngộn lên dù đây là nơi các bạn sống trong khoảng thời gian 5 năm thanh xuân đẹp nhất, lưu giữ bao bước ngoặt buồn vui thời sinh viên. Xem thêm
"Nhà trọ sinh viên" trong kỷ nguyên vươn mình! - 1

Vì sao nhà đầu tư dự án Sun Group Nam Hà Nội “hái”  trái ngọt?

Dịp cuối tuần cuối tháng 6 vừa qua, gia đình anh Sơn – kỹ sư máy tính ở Hà Nội - chở con cháu về chơi công viên nước Sun World, Sun Urban City. Gia đình anh hiện đang vui vẻ chờ nhận căn hộ tại khu đô thị Sun Urban City – đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội đang được hoàn thiện. Xem thêm
Vì sao nhà đầu tư dự án Sun Group Nam Hà Nội “hái”  trái ngọt? - 1

Vì sao 80% người mua đất thua lỗ trong 2 năm đầu?

Nhiều người bước vào thị trường bất động sản với tâm thế như đi siêu thị: “Thấy rẻ là vác về.” Đất ở đâu cũng thấy tiềm năng. Có người từng kể: “Thấy người ta bảo khu đó sắp mở đường, lại có cụm công nghiệp, tôi xuống tiền liền. Giờ 2 năm rồi, đường chưa thấy đâu, cỏ lên tới đầu gối, hỏi lại cò thì… nó đổi số.” Xem thêm
Vì sao 80% người mua đất thua lỗ trong 2 năm đầu? - 1

Viết cho chị em từng mơ có nhà

Tui của hiện tại - mẹ 3 con lon ton hiểu rõ giới hạn của bản thân, chọn sống biết đủ, theo đuổi tiêu chuẩn "tâm an vạn sự an" Xem thêm
Viết cho chị em từng mơ có nhà - 1

Sự thật về "dòng tiền" các ngôi nhà đang rao bán hiện nay

Gần đây, thị trường xuất hiện rất nhiều ngôi nhà lớn xây dựng sâu trong các ngõ ngách nội đô, nơi giá đất còn rẻ. Chủ đầu tư tận dụng diện tích để xây nhiều tầng, mỗi tầng chia thành nhiều phòng khép kín (khoảng 20m², có WC, bếp), cho sinh viên và công nhân thuê với giá 3–5 triệu/phòng. Xem thêm
Sự thật về "dòng tiền" các ngôi nhà đang rao bán hiện nay - 1

Chợt nghĩ, nếu không có thị trường Bình Dương hiện tại, thì thị trường nào sẽ thay thế và giải quyết nhà ở cho dân Sài Gòn nhỉ.

Với giá nhà hiện tại ở TP. HCM thì chắc không dành cho đa số người dân rồi, nên Trong 3 tỉnh vùng ven quanh TP. Hồ Chí Minh thì hiện tại có Long An, Bình Dương, Đồng Nai là có cơ sở nhất để thay thế nhà ở cho sản phẩm ở TP. HCM. Xem thêm
Chợt nghĩ, nếu không có thị trường Bình Dương hiện tại, thì thị trường nào sẽ thay thế và giải quyết nhà ở cho dân Sài Gòn nhỉ. - 1

Bất động sản nhà ở gần như không bị tác động bởi các thông tin thuế quan

Vào ngày 2/7/2025, Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận cuối cùng: áp mức thuế 20% cho hàng hóa Việt Nam, đồng thời đánh thuế 40% lên các sản phẩm nghi ngờ hàng trung gian từ bên thứ ba, đổi lại Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường cho hàng hóa Mỹ, một bước cân bằng chiến lược giữa lợi ích thương mại và kiểm soát chuỗi cung ứng. Đây được xem là một thông tin tích cực với thị trường, cụ thể: Xem thêm
Bất động sản nhà ở gần như không bị tác động bởi các thông tin thuế quan - 1

🏠 Xây nhà bằng vốn vay Ngân hàng Chính sách

Thấy bài này được chia sẻ trên một group facebook của diễn đàn, mình đọc mà như thấy đúng trường hợp nhà mình luôn nên muốn viết lại, kèm chút phân tích rõ ràng từ góc nhìn, kinh nghiệm của mình để ai đang lăn tăn có thể tham khảo. Xem thêm
🏠 Xây nhà bằng vốn vay Ngân hàng Chính sách  - 1

Quanh thông tin các vụ gây rối trật tự, hành hung nhân viên bảo vệ, xe lạ vào hầm ở toà chung cư khu vực Nghĩa Đô, Chủ đầu tư nói gì?

Ngày 03/07/2025, một số báo đăng bài liên quan tới việc có hàng loạt xe lạ ồ ạt vào hầm lúc nửa đêm ở một chung cư tại khu vực Nghĩa Đô, Hà Nội theo phản ánh của Ban quản trị tòa nhà. Chủ đầu tư toà chung cư trên đã đưa ra một bản thông báo, cung cấp thông tin và nêu ý kiến về các vấn đề được nêu. Xem thêm
Quanh thông tin các vụ gây rối trật tự, hành hung nhân viên bảo vệ, xe lạ vào hầm ở toà chung cư khu vực Nghĩa Đô, Chủ đầu tư nói gì?  - 1

The Legend Danang - Tuyệt tác sống mới kề bên cầu Rồng

Kề bên Cầu Rồng với tầm nhìn panorama ôm trọn núi – sông - biển, The Legend Danang là sự giao thoa hoàn hảo giữa thiên nhiên hùng vĩ, kiến trúc tinh tế và phong cách sống đẳng cấp. Một kiệt tác kế thừa di sản đô thị, xứng đáng có mặt trong bộ sưu tập bất động sản dành cho giới tinh hoa. Xem thêm
The Legend Danang - Tuyệt tác sống mới kề bên cầu Rồng  - 1

Tâm sự của một chủ nhà Hà Nội khiến cư dân mạng tranh cãi: Nhà 5 tỷ không phải của để dành nếu để trống nửa năm không ai thuê

Theo câu chuyện mới đây được chia sẻ trên VnExpress, một chia sẻ chân thật từ chủ nhà sống tại Hà Nội về quyết định đầu tư bất động sản đang gây nhiều bàn luận trên các hội nhóm tài chính cá nhân. Xem thêm
Tâm sự của một chủ nhà Hà Nội khiến cư dân mạng tranh cãi: Nhà 5 tỷ không phải của để dành nếu để trống nửa năm không ai thuê - 1

🏘️ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG THỂ TIẾP TỤC “THẢ NỔI” – CẦN CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT TỔNG THỂ

Giá bất động sản tại Việt Nam đang vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, tạo ra nghịch lý: thanh khoản giảm, tồn kho tăng nhưng giá vẫn leo thang. Nguyên nhân không chỉ do cung – cầu mất cân đối, mà còn đến từ cơ cấu giá bị chi phối bởi pháp lý, tài chính, chi phí chìm và đầu cơ. Xem thêm
🏘️ GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN KHÔNG THỂ TIẾP TỤC “THẢ NỔI” – CẦN CƠ CHẾ ĐIỀU TIẾT TỔNG THỂ  - 1

Lớp thợ mới!

Mọi người hay nói: lớp thợ cũ giờ đã già, lớp trẻ thì chỉ muốn học kinh tế, làm văn phòng, ai còn làm thợ nữa? Giá nhân công rồi sẽ leo thang, ai sẽ đứng ở công trường, xưởng cơ khí, hay bên bàn mộc? Xem thêm
Lớp thợ mới! - 1

Từ thời ông bà ta đến giờ, việc mua nhà ở Hà Nội chưa bao giờ là chuyện “rảnh rỗi thì làm”, mà luôn là chuyện hệ trọng bậc nhất đời người.

Trước kia, người ta mua nhà với tâm lý “miếng đất cắm dùi”, có là được, ở là chính. Cứ có mảnh đất cắm cái dùi, dựng cái nhà cấp bốn, gần cơ quan hoặc hàng xóm tử tế là yên tâm lập nghiệp. Nhà mặt đất mới là đích đến cao quý nhất, chung cư bị coi là phương án “chưa giàu cũng chưa sang”. Xem thêm
Từ thời ông bà ta đến giờ, việc mua nhà ở Hà Nội chưa bao giờ là chuyện “rảnh rỗi thì làm”, mà luôn là chuyện hệ trọng bậc nhất đời người. - 1

Từng mất trắng vì đầu tư chứng khoán, người đàn ông cùng vợ chuyển hướng sang bất động sản cho thuê và gặt hái thành công ngoài mong đợi.

Theo Business Insider, Michael Zuber ở Bay Area, California, Mỹ, bắt đầu đầu tư chứng khoán vào năm 20 tuổi và mất hàng ngàn USD trong thời kỳ bong bóng Dotcom vào năm 2000. Cú sốc tài chính khiến anh và vợ, Olivia Zuber, quyết định chuyển hướng sang đầu tư bất động sản. Xem thêm
Từng mất trắng vì đầu tư chứng khoán, người đàn ông cùng vợ chuyển hướng sang bất động sản cho thuê và gặt hái thành công ngoài mong đợi.  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết