- Doanh nghiệp xây nhà và bán cho người có nhu cầu và có năng lực chi trả. Có thể là nhu cầu ở, nhu cầu cho thuê, nhu cầu để dành cho con cái, nhu cầu kinh doanh, nhu cầu lập bài toán tài chính cá nhân. Tất cả những nhu cầu đó đều chính đáng vì nó được mua bởi công sức của người lao động và họ sẵn sàng chi trả.
- Một phụ huynh mua để dành cho con cái có chính đáng không? Một người lớn tuổi sau nửa đời lao động mua vài căn nhà để cho thuê lấy tiền tiêu xài cuối đời có chính đáng không? Một doanh nhân mua vài mảnh đất, lập kế hoạch kinh doanh rồi vay vốn Bank có chính đang không. Tất cả đều chính đáng
- Vậy ai không chính đáng, người rửa tiền, kẻ đầu cơ không chính đáng ư. Nó lại là câu chuyện của cơ quan hành pháp, hành vi sai phạm thì pháp luật phán quyết chứ k phải để chính sách giải quyết
2. Phân khúc cao cấp áp đảo, nhu cầu thật bị bỏ rơi
- BĐS là một sản phẩm của kinh tế thị trường. Hãy để thị trường quyết định nó. Tại sao Iphone k giảm giá, tại sao Samsung định vị cao cấp, tại sao Xiaomi từng thành công vs giá rẻ nhưng vẫn làm thêm sp cao cấp và giá càng ngày càng cao và nhìn rộng ra các ngành hàng khác đều thế.
- Có thể sẽ nói nhà ở là nhu cầu cấp thiết cho mọi người như y tế, giáo dục v.v.. nên cần điều chỉnh. Hãy xem các bệnh viện tư nhân như Vinmec, Hoàn Mỹ, các bệnh viện quốc tế hay các trường học quốc tế giá có rẻ không? Không hề, nếu đặt câu hỏi tại sao thì câu trả lời nằm ở lợi nhuận. Người đủ khả năng chi trả thì có thể ở bệnh viện tư, cho con cái học trường quốc tế, còn k đủ khả năng chi trả thì đi bv công, trường công
- Doanh nghiệp làm vì lợi nhuận, k thể đòi hỏi doanh nghiệp làm vị nhân sinh dc. Bởi vì Doanh Nghiệp là người nộp thuế chứ k phải người dc nhận thuế, khi thị trường biến động thì doanh nghiệp cũng phải chịu tổn thương thì họ lo cho túi tiền của họ là điều đương nhiên.
- Vậy người ít khả năng chi trả thì sao, lúc này chính sách nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân viên chức sẽ phát huy tác dụng. Còn nhà ở thương mại thì để thị trường quyết định dựa trên cung cầu và năng lực mỗi cá nhân. Khi thị trường k hấp thụ dc thì giá tự động giảm, k thể bắt doanh nghiệp đứng ra lo được, như thế bất công vs doanh nghiệp
3. Khi giá nhà vượt xa tầm tay thu nhập “Trung bình”
- Nói chính xác là giá nhà trung tâm các thành phố lớn vượt xa thu nhập trung bình của cả nước. Số liệu so sánh này từ đầu đã lệch lạc rồi. Giá nhà Hà Nội, Sài Gòn cao gấp vài lần giá nhà Bình Dương. Bình Dương gấp Bình Phước, Đà Nẵng gấp Quảng Nam. Như đã nói bđs là một sản phẩm của kinh tế thị trường và nó phụ thuộc cung cầu. Thu nhập thấp thì tìm nhà trung tâm các tp lớn làm gì, trên thế giới làm gì có tp trung tâm nào mà giá nhà phù hợp cho đại đa số dân chúng cả nước đâu. Hãy xem Tokyo, Seoul, Bắc Kinh, Thượng Hải, Singapore v.v… (các nước Châu Á có tư duy sở hữu bđs tương tự Việt Nam) liệu có ai có thu nhập thấp mà mua được nhà trung tâm hay ven trung tâm không.
- Vậy người cần nhà cần làm gì? Đầu tiên gia tăng thu nhập, tìm nhà và công việc phù hợp vs cá nhân mỗi người. K thể đòi hỏi lương công nhân Bình Phước mà mua dc nhà Trung tâm ở Bình Dương dc. Như thế là cào bằng và tạo bất công xã hội khi ng đóng góp nhiều cho nền kinh tế (người giàu) phải đáp ứng sống như người ít đóng góp hơn. Lúc này một số ý kiến lại cho rằng giá nhà vùng ven trung tâm tăng nhanh hơn giá thu nhập. Điều này đúng nhưng sai, trong nền kinh tế được tham gia bởi Bank thì người mua luôn mua trước giá trị tương lai ở bất cứ sản phẩm nào. Vậy sao k đặt câu hỏi lúc nó rẻ k mua mà đợi nó lên mới đặt câu hỏi, sao k hiểu ngược lại là nó đã phát trển hạ tầng thì nó có giá rồi
4. Vì sao thị trường lệch pha?
- Đã nói ở bên trên về kknh tế thị trường, cung cầu và nhu cầu. Khi xã hội nhiều người giàu có và k đủ sản phẩm cho họ thì doanh nghiệp cứ làm thôi. Như mình nói bên trên, doanh nghiệp cũng là tầng lớp lao động của xã hội và xã hội tạo nên việc làm dựa trên nhu cầu của chính nó. Tại sao Doanh Nghiệp phải dấn thân vào mảng lợi nhuận thấp hơn, rủi ro hơn khi họ đang làm ăn được. Để rồi khi xảy ra chuyện bất trắc thì Doanh Nghiệp phải tự chịu
5. Hệ luỵ xã hội
- Phát triển kinh tế vùng ven, giãn dân ra. Tạo các trung tâm việc làm, hoàn thiện cơ sở hạ tầng để ng sống cách nơi làm việc 30-40km vẫn đi về dc trong 1 tiếng thì đâu cũng là nhà dc. Khi tất cả mọi người đổ xô vào cùng một chỗ thì chỉ những người giỏi nhất mới là người thành công. Hà Nội hay Sài Gòn đủ nhà cho tất cả mọi người không? Không hề vì mỗi năm có hàng trăm nghìn người đổ về kiếm tiền, vậy ai sẽ mua được nhà, tất nhiên là những người giỏi kiếm tiền nhất rồi. Còn kiếm tiền bằng cách nào là việc của họ, chẳng có công việc nào là không chân chính cả, còn ai phạm pháp hãy để Pháp Luật phán xét
- Mình từng đi Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Ở đấy có hàng ngàn lao động trẻ đi Hàn, Nhật, Đài v.v… để xkld. Họ kiếm được tiền gửi về VN mua đất, xây nhà rồi sau đó quay về quê hương lập nghiệp. Có bao nhiêu người ở lại các nước đó. Vậy tại sao lao động Lạng Sơn, Trà Vinh k đến HN, SG kiếm tiền rồi về quê mua nhà mà phải ở lại các nơi đó. Chuyện kiếm dc nhiều tiền nhưng giá nhà ở đó phải rẻ có vẻ là chuyện ở thiên đường chứ k phải ở trần gian rồi
6. Nhà là ước mơ của xã hội
- Đúng nhưng chưa đủ. Nhà là ước mơ vừa sức của cả xã hội. Bạn làm được gì, đóng góp xã hội nhiều thì bạn được hưởng nhiều. Xây nhà cho mọi người k phải là công bằng mà là cào bằng đóng góp của mỗi cá nhân trong xã hội
- Bạn Đạt Dương có một câu hỏi hay giáo viên vùng sâu, bác sỹ y tá tuyến huyện, hay công nhân vệ sinh có mua nổi nhà không khi họ cũng đóng góp xã hội. Nhưng như mình nói ở trên đóng góp nhiều hưởng nhiều, góp ít hưởng ít. Những lao động ở trên thừa sức mua nhà ở nơi họ làm việc, chẳng lẽ cào bằng rằng họ phải mua dc nhà ở tp lớn ư, thế thì không công bằng rồi
Quan điểm của mình về giá nhà là hãy để thị trường tự quyết định dựa trên nhu cầu của chính nó. Doanh nghiệp BĐS bán nhà giá cao, đừng mua là được. Việc lo nhà ở cho người thu nhập thấp thì theo chính sách NOXH và Nhà ở công nhân viên. Cơ quan chức năng chỉ cần kiểm soát được vấn nạn đầu cơ kiểu tin đồn, điều chỉnh hành vi sử dụng vốn sai mục đích bằng cách đánh thuế bds giao dịch trong thời gian ngắn để ngăn chặn nạn đầu cơ là được, kiểm soát chứ không phải áp đặt. Người trẻ muốn có nhà hãy lao động thật lực hoặc về lại quê hương nơi đất đai vẫn rẻ, mua nhà và đóng góp phát triển cho địa phương là được rồi. Âu giá nhà trên trời ở các siêu đô thị cũng là điểm tốt để phân bố lại lực lượng lao động và phát triển địa phương
Còn bản thân mình từng là một giáo viên k mua nổi nhà và mình từng từ bỏ giấc mơ mua nhà. Mình qua làm bđs được vài năm cũng tích cóp mua dc mảnh đất ở xa trung tâm tp Đà Nẵng 25km. Đơn giản vì tài chính mình chỉ như thế, hiện mình vẫn ở nhà thuê thôi, chả sao cả vì vài năm nữa nơi mình mua cũng sẽ là phố thị.
Tác giả: Trần Vũ