Lien Truong

Lien Truong

Ông chủ thực sự đứng sau dự án BT đối ứng bằng 71 ha “đất vàng” mới bị Hà Nội “tuýt còi” là ai?

Mới đây, Hà Nội vừa thông báo dừng triển khai thực hiện 82 dự án theo hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Đáng chú ý, trong danh sách này xuất hiện loạt dự án của Công ty CP Bất động sản Thái An và Công ty CP TASCO. Điều bất ngờ, giữa hai cái tên này lại có một sự liên kết ít ai biết đến.

Ông chủ thực sự đứng sau dự án BT đối ứng bằng 71 ha “đất vàng” mới bị Hà Nội “tuýt còi” là ai? - Ảnh 1

Dừng loạt dự án của Thái An và TASCO được đối ứng bằng quỹ “đất vàng”

Trong danh sách 82 dự án được Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội công bố có Dự án nâng cấp đường 70, đoạn từ Nhổn đến Đại lộ Thăng Long – Hà Đông của Công ty CP Bất động sản Thái An và hai dự án của Công ty CP TASCO: Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai thị trấn Quốc Oai (từ đường Bắc Nam đô thị Quốc Oai đến đường tỉnh 421B) và dự án nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp làm đường giao thông, cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang đô thị (từ Liên Mạc đến cống Hà Đông).

Ông chủ thực sự đứng sau dự án BT đối ứng bằng 71 ha “đất vàng” mới bị Hà Nội “tuýt còi” là ai? - Ảnh 2

Đáng chú ý là dự án nâng cấp đường 70, đoạn từ Nhổn đến Đại lộ Thăng Long – Hà Đông. Được biết đây là dự án chỉ nâng cấp, mở rộng (không phải xây mới) 4,77km nhưng được đổi 71ha “đất vàng” tại quận Nam Từ Liêm.

Theo tìm hiểu, dự án trên dự kiến chia làm 3 đoạn thực hiện. Cụ thể, đoạn 1: từ Km1+330,61 đến Km3+180,26 (từ nút giao với đường Trần Hữu Dực kéo dài đến Dự án Làng Giáo dục quốc tế) có chiều dài khoảng 1.850m, rộng 50m; Đoạn 2: Từ Km3+180,26 đến Km4+463,57 (từ dự án Làng Giáo dục quốc tế đến cầu Ngà) dài 1.283m, rộng 23m; Đoạn 3: Từ Km5+427,5 đến Km7+65,0 dài 2.223m, rộng 40m.

Liên quan đến dự án này Ngày 12/10/2017, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh đề xuất của Công ty cổ phần bất động sản Thái An về việc triển khai thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường 70, đoạn từ Nhổn đến Hà Đông theo hình thức hợp đồng BT.

Để thực hiện dự án chủ đầu tư phải tự bỏ vốn và huy động nguồn hợp pháp khác, bù lại UBND TP. Hà Nội dự kiến thanh toán 71ha đất tại ô đất quy hoạch ký hiệu GS3-7 trong Quy hoạch phân khu đô thị GS và quy hoạch phân khu S3 thuộc địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm để chủ đầu tư khai thác. Thời gian thực hiện dự kiến là 2017-2019, tuy nhiên đến nay dự án vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, bởi ngoài việc được TP. Hà Nội phê duyệt đề xuất thì doanh nghiệp còn phải thực hiện hiều thủ tục khác như trình, thẩm định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi,… trước khi nhận được Quyết định chủ trương đầu tư để triển khai.

Trước đó ngày 31/7/2017, sau khi xét báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với dự án nâng cấp, mở rộng đường 70, đoạn từ Nhổn đến Hà Đông theo hình thức Hợp đồng BT Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đồng thời chỉ đạo UBND TP. Hà Nội tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, triển khai dự án theo thẩm quyền, đúng quy định đảm bảo công khai, minh bạch, không thất thoát tài sản của nhà nước.

Tuy nhiên, từ đó đến nay, dự án vẫn loay hoay với các thủ tục pháp lý. Nhận thấy những bất cập của dự án, Hà Nội đã có quyết định dừng dự án trên.

Ông chủ thực sự đứng sau dự án trên là ai?

Nếu chỉ xét đến việc Công ty CP Bất động sản Thái An là chủ đầu tư dự án trên thì chưa đủ. Bởi trên danh nghĩa tuy là doanh nghiệp trực tiếp đề xuất với UBND TP. Hà Nội để được thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đoạn đường Nhổn – Hà Đông nhưng “nòng cốt” của Công ty Thái An lại là Công ty CP TASCO

Theo tìm hiểu, Công Ty Cổ Phần Bất động sản Thái An được thành lập từ năm 2010, có địa chỉ tại B1, 24, đường Lê Đức Thọ, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điều đáng nói, theo đăng ký kinh doanh người đại diện theo pháp luật của Thái An lại là ông Trương Văn Thinh. Ông Thinh đồng thời cũng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Công ty CP TASCO.

Điều này được thể hiện rất rõ khi trong số 200 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Thái An thì TASCO đóng góp 60 tỷ (tương đương 30% vốn điều lệ). Bên cạnh đó trong số 38 thành viên góp vốn thành lập Công ty Thái An thì có rất nhiều cá nhân, đồng thời nằm trong Hội đồng quản trị của Công ty CP TASCO như: Phạm Quang Dũng, Trần Thị Thanh Tân, Nguyễn Viết Tân, Phạm Văn Lương, Vũ Quang Lâm, Phạm Thị Nhàn, Nguyễn Ngọc Hùng.

Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa Công ty CP Bất động sản Thái An và Công ty CP TASCO rất khăng khít cho nên vai trò của Công ty CP TASCO của”ông trùm” BOT Phạm Quang Dũng với dự án nâng cấp đoạn đường 70 này cũng có thể không hề nhỏ.

Về phía TASCO, theo tìm hiểu, Công ty CP TASCO là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1971 với tên gọi là Đội cầu Nam Hà và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông. Năm 1980 Công ty đổi tên thành Công ty cầu Hà Nam Ninh. Năm 1992 đối tên thành Công ty Công trình Giao thông Nam Hà (Nam Định).

Tháng 11/2000 Công ty tiến hành cổ phần hoá, từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và mang tên Công ty cổ phần xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng Nam Định. Ngày 01/01/2002 Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Thành Công. Ngày 11/11/2003, Công ty sát nhập và trở thành Công ty liên kết của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD).

Ngày 15/12/2003 Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Thành Công và đến ngày 26/12/2007 Công ty chính thức đổi tên thành Công ty CP TASCO.

Ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP TASCO  
Ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP TASCO  

Tại Hà Nội, Công ty TASCO đã từng “thành công” với dự án BT thi công 3,5km đường Lê Đức Thọ kéo dài được TP. Hà Nội đổi bằng 70ha đất gồm: 30 ha đất tại dự án Đơn vị số 1 phường Xuân Phương, 3.000m2 đất tại 48 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) và 38ha đất tại phường Xuân Phương (nay là dự án Xuân Phương Foresa Villa).

Dự án BT đường Lê Đức Thọ kéo dài của TASCO từng ‘dính’ hàng loạt sai phạm  
Dự án BT đường Lê Đức Thọ kéo dài của TASCO từng ‘dính’ hàng loạt sai phạm  

Tại dự án này, dù đoạn đường chỉ có 3,5km nhưng đơn vị thi công đã chậm tiến độ 7 năm, không những vậy, khi tiến hành xây dựng cầu vượt đường sắt qua khu đô thị Xuân Phương, đơn vị thi công đã vô tình “bịt” đường Phương Canh trước đây vốn thẳng tắp, giờ bị chia cắt thành 2, khiến cho việc đi lại của người dân hết sức khó khăn.

Hiện tại, 38ha đất tại dự án Xuân Phương Foresa Villa đã được phân lô, bán nền với giá trị mỗi căn biệt thự lên tới hàng cả tỷ đồng; còn 3.000m2 đất tại 48 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy) đã thành những khu căn hộ cao cấp. Với mức giá bất động như hiện nay, mức thu về tại các dự án trên là con số không hề nhỏ.

Thời điểm năm 2018 “ông trùm BOT” tại khu vực phía Bắc bất ngờ được chú ý với những “lùm xùm” tại trạm BOT Thái Bình. Cụ thể, tháng 7 năm 2018, nhóm các Công ty TASCO (do ông Phạm Quang Dũng làm chủ tịch Hội đồng quản trị) vướng vào những lùm xùm liên quan đến trạm BOT Tân Đệ – Thái Bình. Những người phản đối trạm BOT Tân Đệ cho rằng trạm đã hết thời hạn thu phí, hiện trạm đang thu hoàn vốn bổ sung cho Dự án đường tránh Đông Hưng cách trạm thu phí hơn 20km. Do đó, đặt trạm trên QL 10, con đường độc đạo vào TP Thái Bình, là không hợp lý. Vì thế, người dân đã chặn lối vào trạm thu phí. Đến tháng 10/1/2019, chủ đầu tư buộc phải chuyển trạm thu phí Tân Đệ về tuyến tránh Đông Hưng.

Bên cạnh đó TASCO còn là chủ đầu tư của các dự án BOT khác như: dự án BOT QL 10 đoạn qua Hải Phòng, nâng cấp BOT QL 10 đoạn qua Thái Bình và là ông chủ tại Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC), Đoạn đường tránh TP Nam Định tuyến BT Mỹ Lộc – Liêm Tuyền, dự án BOT QL39B đoạn qua Thái Bình,…

Ngoài các dự án BOT, Công ty CP TASCO lấn sân tại hàng loạt dự án bất động sản có tiếng như: Dự án Foresa Villa, dự án căn hộ cao cấp 48 Trần Duy Hưng, dự án xây dựng khu đô thị Mỹ Đình – Nam Từ Liêm, dự án đầu tư xây dựng nhà ở South Building – Pháp Vân, dự án Xuân Phương Foresa Villa…

Theo kinh doanh và Phát triển

0

Bình luận

Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà

Nếu bạn là một người trẻ ở Việt Nam, đang lướt nhà trên các app rồi thở dài “bao giờ mới mua nổi một căn?”, thì đừng buồn: ở bên kia bán cầu, Gen Z Mỹ cũng đang… cùng cảnh ngộ. Xem thêm
Không chỉ gen Z việt nam, gen Z Mỹ cũng đang “trượt tay” khỏi giấc mơ mua nhà - 1

Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì?

Giá bất động sản liên tục leo thang trong khi thu nhập của đại đa số người dân tăng chậm đã tạo ra khoảng cách ngày càng xa giữa nhu cầu thực và khả năng sở hữu. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát giá nhà đất, đảm bảo thị trường phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Xem thêm
Để kìm hãm đà tăng giá bất động sản, nên làm gì? - 1

🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?

Thị trường bất động sản đang chứng kiến làn sóng rao bán dự án quy mô lớn từ các “ông lớn” với mức định giá lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, giới đầu tư không còn dễ dãi xuống tiền như giai đoạn nóng sốt trước đây. Những thương vụ chuyển nhượng đình đám và những rủi ro tiềm ẩn đang dần bóc tách bức tranh thật của thị trường địa ốc hiện nay. Xem thêm
🔍 Nhiều dự án BĐS bị rao bán hàng loạt, nhà đầu tư "té ngựa": Sau hào quang là gì?  - 1

Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?

Nếu bạn nghĩ rằng chỉ người thu nhập thấp mới chật vật mua nhà thì có lẽ đã đến lúc… nghĩ lại. Tại Hà Nội, giá căn hộ trung bình đang leo thang đến mức ngay cả những người có mức thu nhập cao trên 40 triệu/tháng cũng phải dè chừng. Bởi khi mặt bằng giá mở bán mới đã chạm mốc 91 triệu đồng/m², có nơi vượt 100 triệu đồng/m², thì “giấc mơ an cư” của số đông đang bị đẩy lùi một cách rõ ràng. Xem thêm
Người thu nhập cao cũng bó tay mua nhà: Chuyện gì đang xảy ra với thị trường bất động sản Hà Nội?  - 1

BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"

Trong nửa đầu năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung. Theo báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tổng nguồn cung nhà ở trên cả nước đạt khoảng 64.000 sản phẩm tương đương 80% tổng nguồn cung của cả năm 2024. Xem thêm
BẤT ĐỘNG SẢN 2025: NGUỒN CUNG TĂNG NHƯNG THỊ TRƯỜNG VẪN KHÓ THOÁT "LỆCH PHA"  - 1

Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê

Nếu nghe những câu dưới này thì chúng ta đang là một phần trong “phong trào sống nhẹ, đầu tư ít” đang thịnh hành của một bộ phận người trẻ hiện nay. Xem thêm
Thị trường mắc kẹt khi tâm lý "không mua", "không bán", chỉ cho thuê - 1

CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?

Sau mấy chục năm làm công chức ăn dè tiết kiệm, ông bà Tâm cũng xây được ngôi nhà hai tầng khá khang trang giữa làng quê. Ông bà nghỉ hưu "chưa ấm chỗ" thì vợ chồng anh con trai ở thành phố về thuyết phục ông bà bán căn nhà ở quê, được bao nhiêu cho họ mượn để mua chung cư và đón ông bà lên ở cùng.... Xem thêm
CÓ AI CÙNG HOÀN CẢNH NÀY KHÔNG?  - 1

'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI

Đánh giá từ đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho thấy, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội quý II năm nay tiếp tục tăng lên mức trung bình 91 triệu đồng/m2. Người dân thu nhập cả năm mới mua nổi 1m2 nhà ở chung cư. Xem thêm
'NHỊN ĂN' CẢ NĂM MỚI MUA NỔI 1M2 CHUNG CƯ HÀ NỘI  - 1

Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội

Có một nhận định khá phổ biến cho rằng người Hà Nội đặc biệt nhanh nhạy trong việc đầu tư bất động sản. Xem thêm
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 1
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 2
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 3
Heatmap giá đất, dân số và hạ tầng giao thông chính tại Hà Nội  - 4

Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được!

Thị trường bất động sản Việt Nam đang đối mặt với một nghịch lý quen thuộc nhưng ngày càng trầm trọng: Dự án thì nhiều, nhưng nhà để ở lại… không có. Xem thêm
Chúng ta không thiếu nhà, chúng ta đang thiếu những căn nhà có thể sống được! - 1

Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản"

Nếu coi thị trường bất động sản như một chuyến tàu cao tốc, thì Hà Nội có lẽ đang ở đoạn… ga kỹ thuật, tạm dừng để kiểm tra bánh lái, chứ không phải kết thúc hành trình. Xem thêm
Thị trường đang từ người "chơi bất động sản" tiến tới người "hiểu bất động sản" - 1

Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025, hàng loạt căn hộ nhà ở xã hội (NOXH) sẽ bị thu hồi nếu người mua/thuê vi phạm các quy định sử dụng, theo chính sách siết chặt mới của Nhà nước. Mục tiêu là đưa NOXH trở về đúng bản chất an sinh, không bị trục lợi, không biến tướng thành hàng hóa đầu cơ. Xem thêm
Từ nay đến hết 31/12/2025: 6 trường hợp này sẽ bị thu hồi nhà ở xã hội, ai cố giữ sẽ bị xử phạt - 1

Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo?

Việc Nhà nước công bố chủ trương xây dựng bảng giá đất tiệm cận giá thị trường đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều. Xem thêm
Bảng giá đất tiệm cận thị trường: Minh bạch hoá giá trị, hay hợp pháp hoá giá ảo? - 1

Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu?

Nếu người Mỹ mê cổ phiếu, người Nhật thích tiết kiệm, người Hàn “nghiện” đầu tư vào giáo dục… thì người Việt có một niềm đam mê bền vững qua nhiều thế hệ: ôm đất. Xem thêm
Khi bất động sản là "két sắt quốc dân": Tâm lý ôm đất của người Việt bắt nguồn từ đâu? - 1

Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn

Có lẽ chưa khi nào, hai chữ “an cư” lại trở nên mong manh và chông chênh như hiện tại, khi mà càng nhiều người trẻ chọn mua nhà bằng cả trái tim, rồi buộc phải bán đi bằng tất cả lý trí. Xem thêm
Vay tiền tỷ mua nhà “ở tạm vài năm rồi bán đi trả nợ”: Giấc mơ an cư biến thành bài toán sinh tồn - 1

Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng

Nếu đang tìm một căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/m² ở TP.HCM, thì xin thông báo là… chúng ta đã đi lùi về quá khứ ít nhất 4 năm. Xem thêm
Khi nhà 30 triệu đồng/m2 tại TP.HCM đã trở thành hàng tuyệt chủng - 1

Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời

Từ khu vực nội đô đến vùng ven, cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp đều ghi nhận mức giá mới cao hơn rõ rệt so với đầu năm. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội đang tăng mạnh trở lại, và lần này có vẻ không chỉ là hiện tượng nhất thời - 1

Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên

Nhà phố thương mại trị giá 7–8 tỷ đồng/căn ở đường Mê Linh (Đà Nẵng) đang được sinh viên thuê lại làm… nhà trọ giá rẻ! Xem thêm
Khi nhà phố chục tỷ trở thành nhà trọ sinh viên - 1

🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM

Ngày hôm qua, Masterise Homes chính thức trình làng tổ hợp Marriott Residences Special Edition tại tòa Lake (thuộc Grand Marina Saigon, quận 1 cũ), với mức giá khiến thị trường choáng váng. Xem thêm
🎯 Căn hộ studio giá triệu đô đã lộ diện tại TP.HCM  - 1

Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”

Từng bị gắn mác là “tiêu sản”, nhiều căn hộ chung cư cũ tại Hà Nội nay đã trở thành những tài sản giá trị cao trên thị trường. Sau hơn một thập kỷ, giá trị nhiều căn đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba, ngang ngửa với các sản phẩm cao cấp đang chào bán hiện nay. Xem thêm
Mua căn hộ bình dân 10 năm trước, giờ thành sở hữu… căn hộ “cao cấp”  - 1

Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈

Sau một giai đoạn đi ngang, thị trường chung cư Hà Nội đang nóng trở lại, cả ở phân khúc sơ cấp lẫn thứ cấp. Từ những căn hộ đã qua sử dụng tại Đông Anh, Bắc Từ Liêm cho đến hàng loạt dự án mới mở bán tại Hoàng Mai, Thanh Trì, Long Biên hay Cầu Giấy tất cả đều đang ghi nhận một mức giá cao chưa từng thấy. Nhưng liệu đây là “hiện tượng nhất thời” hay thị trường đang thiết lập một mặt bằng giá mới? Xem thêm
Giá căn hộ Hà Nội lại tăng: Cơn sốt nhất thời hay thiết lập mặt bằng mới? 🏙️📈  - 1

Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản?

Báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm 2025 do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) vừa công bố cho thấy một nghịch lý thú vị: giá nhà liên tục lập đỉnh, nhưng thanh khoản không những không giảm mà còn tăng mạnh. Xem thêm
Vì sao giá nhà cao nhưng vẫn rộn ràng thanh khoản? - 1

Ở trọ cả đời thì đã sao?

“Sao chưa mua nhà đi, ở trọ hoài sao ổn định được?” – nếu bạn dưới 35 tuổi, đang ở thành phố lớn, làm công ăn lương và chưa có nhà riêng, thì khả năng cao bạn đã nghe câu này… ít nhất một lần mỗi tuần! Xem thêm
Ở trọ cả đời thì đã sao? - 1

Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không?

Năm 2013, chị Hương – một nhân viên văn phòng ở Hà Nội – mua một căn hộ gần 80m² tại khu Yên Hòa (Cầu Giấy) với giá chưa đến 25 triệu đồng/m². Xem thêm
Chung cư: Từ “tiêu sản” thành “tài sản” có dễ không? - 1

Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản!

Thị trường bất động sản nhà ở đang chuẩn bị bước vào nửa cuối năm 2025 với tâm thế “hy vọng có cơ hội, nhưng vẫn nên đem theo dù mưa”. Xem thêm
Bất động sản 6 tháng cuối năm: Đường về sáng sủa, nhưng đi kiểu gì còn tuỳ… kịch bản! - 1

Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên

Các đô thị ven biển đang trở thành trục phát triển chiến lược mới. ROX Living Đồng Hới làminh chứng rõ nét cho một mô hình đô thị bền vững – hiện đại – xanh, kết hợp hài hòa giữa yếutố an cư và giá trị đầu tư lâu dài. Xem thêm
Đô thị biển - Kiến tạo một không gian đáng sống tại TP Đồng Hới trong kỷ nguyên  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết