Tại sao phải cần tới môi giới?
Làm môi giới giới có giàu được không?
Nhà môi giới “có tâm” là như thế nào?
Nay muốn chia sẻ với cả nhà vài tâm sự về nghề môi giới bất động sản. Hiểu được cái khó khăn và vất vả của nghề này. Không đơn giản là bán nước bọt giá cao, giàu sang nhanh chóng mà là sự đánh đổi rất lớn cả về trí tuệ, sức khoẻ và thời gian để có được sự thành công và ghi nhận nhất định của anh chị em trong nghề cũng như quý khách hàng!
Nói nghề môi giới là nghề làm dâu trăm họ quả ko sai khi mà phải làm “ông tơ bà nguyệt” để kết nối nhu cầu giữa các bên với nhau. Khó khăn đầu tiên đó là khai thác nguồn sản phẩm, sẽ có bạn bán sản phẩm sơ cấp công ty đem dự án về là dễ nhất vì có sẵn giá bán và phương thức thanh toán cũng như chính sách sẵn rồi thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Nhưng cũng sẽ có nhiều bạn bán hàng thứ cấp thì phải thành thục mọi kỹ năng từ khai thác nguồn hàng sau đó đàm phán, thương lượng để lấy được giá tốt nhất cho khách hàng, nếu bạn ko có giá tốt nhất, bạn ko thể sống được ở thị trường thứ cấp được, nó đòi hỏi mọi kỹ năng hoàn chỉnh của nhà môi giới bất động sản.
Kế đến là kỹ năng khai thác khách hàng trong thời đại kỹ thuật số và cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, một là bạn bỏ thật nhiều tiền hai là bạn phải bỏ thật nhiều sức lực, khách hàng ko tự trên trời rơi xuống trước mặt bạn được, sau đó là bạn xử lý hết các thắc mắc và đòi hỏi nhiều khi đến mức vô lý của khách mua mà vẫn phải tươi cười, nhẹ nhàng, bình tĩnh chứ ko được cáu gắt vì phương châm “khách hàng luôn luôn đúng” tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng đúng nên môi giới phải nhẹ nhàng nắm bắt tâm lý để hướng họ theo cái đích mà mình nhắm đến ngay từ đầu, tiếp đó là đối phó với việc chủ nhà tăng giá, gửi nhiều giá cho nhiều sale hoặc chỉ chơi trò chơi thử coi giá đang như thế nào? Mọi kỹ năng và kiến thức cần hội tụ đủ ở nhà môi giới chuyên nghiệp, có thể nói là khả năng đọc vị được tâm lý khách hàng!
# Nếu chỉ có vậy, liệu có cần môi giới hay không?
Khánh có biết rất nhiều nhà đầu tư. Phía sau sự thành công của họ chính là nguyên tắc bất di bất dịch đó là sự uy tín, cầu thị và họ thường chỉ làm việc với 1 sale mà họ cho là có kỹ năng, kiến thức và đạo đức tốt nhất, ko phải bạn đi mua hay bán 1 sản phẩm mà làm việc nhiều người bạn sẽ mua được giá tốt nhất hay bán dc bất động sản nhanh nhất với giá hợp lý. Bạn có thể tham khảo, dò giá, cần tư vấn nhiều chiều nhưng nguyên tắc mỗi 1 khu vực/dự án chỉ nên hợp tác 1 môi giới am hiểu và làm việc uy tín khi đó bạn sẽ dễ dàng có được cái mà bạn thực sự muốn
Còn nếu chủ đầu tư hay chủ nhà muốn tự bán hàng thì sao? Vẫn được thôi nhưng sẽ là bao lâu và chi phí như thế nào??!! 1 chủ nhà vẫn có thể treo biển bán nhà, đăng face hay zalo cá nhân và chờ đợi bán được giá cao đồng thời đỡ được khoản phí môi giới. Vâng, tất nhiên rồi. Nhưng bạn sẽ cho cả thiên hạ biết tôi đang bán nhà, vì lý do gì thì bạn bè người quen, đối tác vẫn sẽ quan sát bạn với ánh mắt nghi hoặc về tình hình làm ăn của bạn, bạn vẫn sẽ phải bỏ tiền ra đăng quảng cáo trên các trang báo giấy hay báo mạng trả phí với hình ảnh, câu từ, thời điểm đăng sao cho hiệu quả, bạn vẫn phải hầu từng cuộc điện thoại trả giá giá ngớ ngẩn của trăm khách hàng, bạn sẽ phải bỏ công bỏ việc đi dẫn họ coi nhà mà chưa chắc đã mua vì họ phải xem nhiều căn khác nữa, bạn sẽ phải tự đàm phán thương lượng để khỏi bị làm trò ép giá hay thậm chí mafia để mua được giá bèo nhất, chưa kể bạn phải hiểu luật và hiểu rõ quy trình mua bán sang tên để tránh bị bên mua lừa đảo, chuyện cũng thường gặp trên thị trường nhà đất.
Túm váy lại đó là kiểu j bạn cũng sẽ phải bỏ tiền ra và chờ đợi mà thôi vì không có ai kiếm khách cho bạn, dẫn khách cho bạn, đàm phán thương lượng và bảo vệ bạn mà không có thù lao gì cả, thật vô lý đúng ko nào?
# Mà nói về phí môi giới, thường sẽ như thế nào?
Theo thông lệ quốc tế là 2% trên giao dịch thứ cấp, tất cả đều phải qua sàn và nhà môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Còn ở Việt Nam hàng sơ cấp thì tất nhiên là theo mức độ “cam kết” của công ty bạn, nhưng thường từ 2-5% đối với sản phẩm ở thành phố và từ 5-10% đối với đất tỉnh lẻ, đối với sản phẩm thứ cấp thì đa số môi giới là tay ngang, hoặc làm cho công ty nhưng ko hề trang bị cho mình chứng chỉ hành nghề. Mức hoa hồng phổ thông là 1% với nhà đất thành phố và 2% với đất tỉnh. Môi giới ở Sài Gòn Khánh thấy đa phần còn có tâm chán, bán xong còn theo khách đến khi đi công chứng, sang tên mới lấy phí môi giới, còn dưới tỉnh, cọc xong là lấy phí luôn, lúc sau tự hai bên mua và bán xử lý
# Nhưng như vậy nó có cao và xứng đáng ko?
Nói thật là không cao 1 chút nào so với công sức, tiền bạc và mồ hôi của môi giới phải bỏ ra mà có thể không bán được cho bạn mà làm nền cho môi giới khác bán do bạn “ký gửi” nhiều nơi khác nhau, nên đôi lúc nó là sự chua chát và cay đắng mà chỉ môi giới mới hiểu được...
# Vậy nghề môi giới có giàu được hay không?
Trong 3 năm 2015-2017 thị trường bất động sản bùng nổ với số lượng nhà môi giới từ rất nhiều các ngành nghề khác chuyển qua với ước mơ “đổi đời” tuy nhiên ko ai thống kê được có bao nhiêu người bỏ cuộc chơi nhưng hòm hòm theo Khánh cũng rơi vào 97-98% rơi rụng vì ko thể chịu nổi chi phí ngày càng cao và bán hàng ngày càng khó khăn, phải hoàn thiện mình trong thời gian ngắn. Theo 1 đàn chị trong nghề hiện là chủ 1 công ty đang rất thành công tại khu Đông thì có nói với Khánh 1 câu đó là “làm môi giới ko giàu được đâu em”, câu nói lúc chị còn rất khó khăn và đến bây giờ chị chứng minh được là chỉ có đầu tư mới đem đến của cải và giàu có được, nhất là đối với lĩnh vực bất động sản. Nghề môi giới nó chỉ là bước đệm để bạn nắm bắt được thị trường, am hiểu luật chơi và chọn điểm rơi phù hợp, đồng thời tích luỹ vốn chờ cơ hội. Ko thể giàu được dù bạn có là betseller nhiều năm đi chăng nữa vì chi phí/doanh thu cá nhân bạn đem về luôn tỷ lệ thuận với nhau và sức người có hạn, bạn không thể cứ “cày cuốc” mãi được cả đời, qua 30t thì bạn đã bước qua 1/2 cuộc chơi thì thể lực, trí tuệ và thời gian ko còn ủng hộ bạn nữa, lúc đó bạn sẽ tiếp tục cày cuốc từng deal hay sao?
# Vậy còn nhà môi giới “có tâm” là người như thế nào?
Theo Khánh đó là bạn chọn được sản phẩm mà bạn có đủ kinh nghiệm, kiến thức để có thể đánh giá và định giá được sản phẩm đó cho khách hàng của mình dù họ mua đầu tư, an cư hay thậm chí rửa tiền đi chăng nữa thì sản phẩm đó phải có pháp lý hoặc có cơ sở phân tích lập luận để có đủ pháp lý, phải có tiềm năng tăng trường, phải có thể bán được thứ cấp trong tương lai nếu họ cần tiền thậm chí phá sản mà ko thể bán thì đó là 1 sản phẩm thất bại mà thôi!
1 sản phẩm bất động sản có giá trị hàng tỷ đồng, đối với khách hàng mua ở có thể đó chính là số tiền mà cả đời họ tích cóp, vay mượn. Nếu bạn bán sản phẩm bị quy hoạch, lừa đảo, hoặc bị ngân hàng phát mãi, đất tranh chấp khiến cả nhà họ phải ra đường, họ có thể sẽ tự tử vì không còn chốn dung thân, vậy theo luật nhân quả bạn sẽ phải trả nghiệp rất nặng nề, đời bạn ko trả thì do bố mẹ bạn tích đức quá nhiều nhưng đời con đời cháu bạn sẽ phải trả giá thôi. Chính vì vậy đầu tiên phải bán 1 sản phẩm ổn áp về pháp lý đã nhé!
Thứ 2 đó là phí môi giới, rất nhiều sale bán sản phẩm thứ cấp ép chủ bán lỗ hoặc lời ít, còn lại kê giá ăn cao? Có trường hợp khách bỏ tiền tỷ đầu tư lời vài chục còn môi giới bán nước bọt chênh vài trăm do phải mua bán thông qua công ty dạng hợp đồng góp vốn, tạo ekip chèn ép khách hàng kiếm lời. Theo Khánh nếu môi giới bỏ tiền ra đặt cọc bán sang tay thì ko sai nhưng nếu chỉ môi giới thì không ổn lắm nhé!
Thứ 3 đó là dịch vụ sau bán hàng, nếu có tâm bạn và khách hàng sẽ đồng hành lâu dài qua nhiều dự án, qua nhiều năm và chia sẻ thành quả, hợp tác win-win chứ ko phải bán xong hết dự án, nhận hết phí môi giới là quăng khách hàng luôn và lại đi tìm khách hàng mới, đó mới là cái đạo lý bền vững nghề môi giới. Khách hàng mua tái tục hay giới thiệu bạn bè mua mới bền vững và lâu bền được, chi phí và công sức bỏ ra sẽ là thấp nhất và hiệu quả lại cao nhất, hãy nên nhớ như vậy!
Nguồn: Luong Ngoc Khanh