Luc Van Tien

Luc Van Tien

Nên hiểu thế nào về "Bơm tiền", và sự liên đới đến thị trường BĐS trong thời gian tới - Phần 2

Đầu tiên, người viết xin thứ lỗi trước nếu nội dung sau đây hơi dài dòng, có những vấn đề cần được nói sơ qua, tuy không phức tạp nhưng có thể sẽ lạ lẫm với một số anh chị, một số thuật ngữ, nghiệp vụ chuyên ngành cũng được lược bớt để dễ đọc hơn. Ở phần này, trọng tâm là làm sáng tỏ từ "Bơm tiền", thống nhất được cách nghĩ sẽ tiện đường cho chúng ta cùng thảo luận.

Nên hiểu thế nào về "Bơm tiền", và sự liên đới đến thị trường BĐS trong thời gian tới - Phần 2 - 1

Giai đoạn dịch bệnh vừa qua, chúng ta hay gặp cụm từ "Gói hỗ trợ từ chính phủ" trong các bản tin, nghìn tỷ này, nghìn tỷ kia, to kinh luôn cơ. Cách đưa tin của báo đài đôi khi dễ tạo cho công chúng cảm giác tiền sắp tràn đầy ra đường. Khi chúng ta nghe thấy những nội dung kiểu như "Chính phủ đầu tư hàng ngàn tỷ đồng" cho một chương trình gì đó, suy nghĩ "in tiền nữa hả" lại ẩn hiện trong đầu.

Nhưng thật ra, chi tiêu công chỉ là một kênh chuyển tiền từ "tài khoản" của Chính phủ sang tài khoản của các cá nhân, tổ chức thụ hưởng; tài khoản A tăng 1.000 tỷ, nhưng tài khoản B giảm đi 1.000 tỷ, tổng bằng 0. Trong điều kiện bình thường, Chính phủ không tùy tiện in tiền ra để "xài", mà lấy từ ngân khố. Sau đây là một số khoản chi nghìn tỷ liên quan đến Covid-19.

Để đối phó cấp bách với hậu quả của dịch bệnh, Việt Nam đã đưa ra các Gói hỗ trợ bao gồm giảm thuế và tiền thuê đất trị giá 180.000 tỷ hỗ trợ cho doanh nghiệp; gói an sinh xã hội 62.000 tỷ hỗ trợ người khó khăn, lao động mất việc làm (vẫn còn nhiều vướng mắc trong giải ngân); hoãn đóng bảo hiểm xã hội 9.500 tỷ; hỗ trợ giá điện 11.000 tỷ; gói hỗ trợ lần 2 trị giá 18.600 tỷ đồng hướng đến bộ phận yếu thế của xã hội cũng đang được đề xuất.

Hơn ai hết, những người làm vĩ mô ở bên trên chắc chắn hiểu rõ những thách thức hiện nay. Quyết sách đã được đưa ra rất nhanh, chỉ mong bộ phận thực thi phía dưới có được cái tâm, cái tầm để chung sức tháo gỡ những khó khăn trước mắt.

Thông tin thêm về các khoản chi nằm trong kế hoạch và không thực sự liên quan đến Covid. Sau một thời gian đẩy nhanh tiến độ, tính đến cuối tháng 08/2020, trên 235.500 tỷ đồng vốn đầu tư công đã được giải ngân, đạt trên 43.9% chỉ tiêu. Tuy vẫn rất thất vọng với sự chậm chạp này, nhưng có còn hơn không.

Một ngôi trường, một cái chợ, mỗi km đường xây mới đều tạo thêm tài sản, công ăn việc làm và thu nhập cho xã hội. Đầu tư công hiện nay tựa như chiếc khăn bông dành cho người bị lênh đênh trên biển nhiều chục giờ liền vừa được vớt lên, ướt sũng, mất nước, mất thân nhiệt và đói lả. Chiếc khăn không lấp đầy được cái bao tử trống rỗng nhưng giúp cho nạn nhân ấm lại, bớt run để có sức mà húp cháo loãng.

Xin nhấn mạnh, không có câu chuyện kinh dị "Nhà nước đã in thêm hàng trăm ngàn tỷ đồng ra để chi cho những chương trình trên, chúng ta chuẩn bị bơi trong tiền", tất cả đều lấy từ ngân sách, từ lượng tiền đang lưu hành; còn ngân sách làm sao để cân đối các khoản chi trên là một chủ đề hoàn toàn khác.

Từ "bơm tiền" trong tình huống này cần được hiểu chính xác là việc phân bổ nguồn vốn. "Bơm tiền" ở đây không thể đánh đồng với "bơm thêm tiền", "in thêm tiền". Tóm lại, các gói hỗ trợ và đầu tư công thuộc về Chính sách Tài khóa (CSTK), chúng không phải công cụ làm tăng lượng tiền trong lưu thông, mà mục tiêu chính yếu là cân bằng lại một số vấn đề vĩ mô, thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm tăng trưởng kinh tế bằng cách đẩy mạnh Chi tiêu công, dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn, Chính phủ buộc phải chọn lựa hoặc tạm ứng từ Ngân hàng Trung ương (NHTW), hoặc đi vay nợ thêm, cả 2 trường hợp đều dẫn đến một kết quả: Tăng cung tiền. Để đánh giá những gói kích thích kinh tế liên quan đến Covid nêu trên có vô tình tác động đến Chính sách Tiền tệ (CSTT) hay không, chúng ta cần chờ số liệu liên quan đến Nợ chính phủ trong thời gian tới. Ngay lúc này, chưa đủ cơ sở để kết luận.

Khác với CSTK tác động vào Tổng cầu, CSTT làm thay đổi Lượng tiền trong lưu thông để hoàn thành các mục tiêu kinh tế. Trong những công cụ của CSTT, có lẽ Lãi suất dễ hiểu và gần gũi với đời sống xã hội hơn cả. Giải thích đơn giản là khi NHTW tăng lãi suất cho các Ngân hàng thương mại (NHTM) vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt bất thường nào đó, các NHTM vì ngại chi phí vay cao nên sẽ giữ lại "khoản tiền dự phòng" nhiều hơn, đồng nghĩa phần tiền để cho "dân" vay ít đi, từ đó làm giảm cung tiền.

Và ngược lại, khi muốn tăng cung tiền kích thích kinh tế, các loại lãi suất "giữa ngân hàng với nhau" được hạ xuống, thông thường là sẽ kèm theo hạ trần lãi suất cho vay trên thị trường "dân dụng". Lãi suất thấp đương nhiên sẽ kích thích ham muốn vay tiền để chi tiêu, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, câu chuyện Lãi suất không phải lúc nào cũng vậy...

Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 5,12%, mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi đó huy động vốn tăng trưởng 7,7% cao hơn đầu ra. Đáng lưu ý là mặt bằng lãi suất "giữa các ngân hàng với nhau" hiện đang khá thấp sau khi liên tục giảm 3 lần từ đầu năm đến nay, biên độ giảm mỗi lần là 0.5%, khá lớn.

Nói cách khác, hệ thống NHTM đang "thừa mứa" tiền, nhu cầu vay của nền kinh tế đang xuống rất thấp. Đấy, đâu phải cứ lãi suất thấp thì lượng tiền gửi giảm đâu, mình thích thì mình gửi thôi. Rồi đâu phải cứ muốn bơm thêm là bơm thêm, in thêm là in thêm đâu ạ. Ứ có nhu cầu thì ứ vay, vay xong cất ở nhà rồi lấy đó trả lãi từ từ sao?

Có một số nguyên nhân của tình trạng thừa tiền trong hệ thống NHTM hiện nay như thu nhập giảm sút nên người ta thắt chặt chi tiêu, hạn chế vay (tiền đâu mà trả?); văn hóa để dành bằng những khoản tiết kiệm, mua vàng cất đi cũng giúp rất nhiều người gồng được thời gian qua; kinh tế ngưng trệ nên mặc dù rất khó khăn trong thanh khoản, doanh nghiệp vẫn cố gắng xoay sở, chọn lựa cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất chứ không muốn vay thêm vì không tạo được doanh thu; kênh BĐS hấp thụ vốn rất tốt, nhưng mặt bằng giá sau cơn sốt trên 40 độ liên tục mấy năm gây ái ngại cho giới đầu tư trong việc dùng đòn bẩy; khoảng đâu đó trên 20% GDP thuộc về kinh tế phi chính thức, đó là quán bún, tiệm sửa xe, tiệm hớt tóc, chị bán trái cây, anh xe ôm,... dòng tiền vẫn chảy nơi thành phần kinh tế tiền mặt này trong suốt dịch mà không cần tới ngân hàng...

Có thể thấy, nếu điều hành kinh tế vĩ mô mà chỉ đơn giản là tăng giảm chi tiêu công, tăng giảm lãi suất, bơm vá tiền các kiểu, vân vân rồi mây mây sẽ giải quyết được tất, có lẽ thế giới của chúng ta đâu có rối loạn dữ thần ôn như hiện nay.

Đại dịch là thách thức khủng khiếp, nhưng nó cũng tạo ra một cơ hội cực lớn cho Việt Nam. Covid đã khoét sâu thêm những bất đồng giữa Trung Quốc với các nước Tư bản phương Tây, cùng các cường quốc ở Đông Bắc Á. Xu hướng dịch chuyển bớt nhà máy ra khỏi công xưởng của thế giới là không thể đảo ngược, kèm theo đó là những hứa hẹn về chuyển giao công nghệ.

Vốn dĩ đã có nhiều lợi thế, giờ cộng thêm kết quả kiểm soát dịch bệnh rất rốt được công nhận toàn cầu, Việt Nam nếu tận dụng tốt cơ hội quá lớn và hiếm hoi này, sáng suốt "Bơm tiền" thật hợp lý và hiệu quả để đón làn sóng vốn ngoại mới, đà phục hồi chắc chắn sẽ nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới.

Thế nào là "Bơm tiền hợp lý"? Song kiếm CSTK và CSTT nên kết hợp ra sao? Bất động sản sẽ nổi sóng ở phân khúc nào? Rất mong đợi ý kiến thảo luận của cả nhà cho 3 câu hỏi này. Phần cuối hiện vẫn đang có nội dung mở, một cái kết mở, là sản phẩm trí tuệ của tất cả chúng ta trên diễn đàn này, còn Duy chỉ là người may mắn được ngồi tổng hợp lại. Cảm ơn thời gian của chúng ta đối với chủ đề này.

(Cơ mà nếu không ai "thèm" bàn thì cũng cố gắng viết tiếp để hầu chuyện cả nhà thôi ạ)

Đọc lại Phần 1 Tại đây

Ninh Ngọc Duy

0

Bình luận

Cha mẹ có thể "quay xe" đòi lại nhà đất sau khi tặng cho con

Ai cũng biết, tặng cho nhà đất cho con chính là biểu tượng của sự tin yêu và hi sinh vô bờ bến của cha mẹ. Nhưng nếu sau khi “trao chìa khóa” con lại… “đổi màu” thái độ, không giữ lời hứa, thì cha mẹ có thể “quay xe” đòi lại tài sản không? Đọc ngay để khỏi ngỡ ngàng! Xem thêm
Cha mẹ có thể "quay xe" đòi lại nhà đất sau khi tặng cho con - 1

Shophouse Hà Nội trở lại và lợi hại hơn xưa: Giá tăng phi mã

Không phải biệt thự, không phải chung cư – chính shophouse mới là từ khóa đang làm chao đảo thị trường bất động sản Hà Nội đầu năm 2025. Xem thêm
Shophouse Hà Nội trở lại và lợi hại hơn xưa: Giá tăng phi mã - 1

📈 Giá Nhà Trong Tương Lai Chỉ Tăng Không Giảm – Vì Sao Lại Như Vậy?

Giá nhà tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đang neo ở mức cao, và theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong tương lai giá nhà chỉ có xu hướng tăng chứ không giảm. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Xem thêm
📈 Giá Nhà Trong Tương Lai Chỉ Tăng Không Giảm – Vì Sao Lại Như Vậy?  - 1

Hộ Nghèo Ở Nông Thôn Được Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện Cần Biết Năm 2025

Nhà ở xã hội là một trong những chính sách quan trọng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn có nơi ở ổn định, an toàn. Từ ngày 1/1/2025, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực, mở rộng thêm quyền lợi cho các nhóm yếu thế, đặc biệt là hộ nghèo tại khu vực nông thôn. Xem thêm
Hộ Nghèo Ở Nông Thôn Được Mua Nhà Ở Xã Hội: Điều Kiện Cần Biết Năm 2025  - 1

Lời khuyên mua đất – Góc nhìn từ hơn 20 năm trước

Tâm lý chung trên thị trường bất động sản từ xưa đến nay vẫn vậy: cứ thấy giá đất tăng là người người đổ xô đi mua. Nhưng ít ai chịu nhìn ra những nơi chưa tăng, những vùng đất còn đang ngủ yên, để tìm cơ hội thực sự. Xem thêm
Lời khuyên mua đất – Góc nhìn từ hơn 20 năm trước  - 1

TP.HCM siết quản lý lưu trú ngắn hạn tại chung cư:Mở ra tranh luận – Có nên đầu tư căn hộ để kinh doanh Airbnb?

Ngày 27/2, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 26 về quản lý và sử dụng nhà chung cư. Một trong những nội dung đáng chú ý là: căn hộ chung cư chỉ được sử dụng đúng mục đích để ở, nghiêm cấm hoạt động lưu trú ngắn hạn như cho thuê theo ngày, giờ – tức loại hình kinh doanh phổ biến qua các nền tảng như Airbnb, Booking.com. Xem thêm
TP.HCM siết quản lý lưu trú ngắn hạn tại chung cư:Mở ra tranh luận – Có nên đầu tư căn hộ để kinh doanh Airbnb?  - 1

🚨 "ĐẤT DỰ ÁN 1/500" LÀ GÌ MÀ AI MUA ĐẤT CŨNG PHẢI BIẾT?

Trên thị trường bất động sản hiện nay, giữa hàng loạt loại hình đất nền, có một thuật ngữ mà bất kỳ ai đang có ý định mua đất, đầu tư hay tích lũy cho tương lai đều nên nắm rõ: đất dự án có quy hoạch chi tiết 1/500. Xem thêm
🚨 "ĐẤT DỰ ÁN 1/500" LÀ GÌ MÀ AI MUA ĐẤT CŨNG PHẢI BIẾT? - 1

The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ, không hợp lý cho khu vực này chút nào…

Hôm nay The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ… mức giá này thế nào?… Xem thêm
The Gió công bố mức giá trần của sản phẩm căn hộ, không hợp lý cho khu vực này chút nào…  - 1

Hàng loạt nhà trọ bị đình chỉ - giá phòng trọ sẽ "phát hoả"?

Hà Nội đang mạnh tay với các cơ sở cho thuê trọ, chung cư mini vi phạm quy định phòng cháy chữa cháy (PCCC). Xem thêm
Hàng loạt nhà trọ bị đình chỉ - giá phòng trọ sẽ "phát hoả"? - 1

Lương 20 triệu/tháng, không mua được nhà, cũng chẳng dám yêu ai...

Quang Sơn – 29 tuổi, quê Hưng Yên – vào TP.HCM từ năm 18 tuổi, học truyền thông, rồi ra trường đi làm luôn. Gắn bó với thành phố đã hơn 11 năm, Sơn bảo mình chưa từng dám mơ mua nhà. Xem thêm
Lương 20 triệu/tháng, không mua được nhà, cũng chẳng dám yêu ai... - 1

Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh

Sáng ngày 19/4, tại dự án Khu đô thị Hồng Hạc (Hồng Hạc City) thuộc thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, Lễ ra mắt Hồng Hạc City đã được tổ chức. Sự kiện, thu hút hơn 600 khách tham dự, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong hành trình kiến tạo một khu đô thị văn minh, hiện đại tại khu vực miền Bắc của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng. Xem thêm
Phú Mỹ Hưng tiến ra Bắc với đại dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh  - 1

Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ?

Tại Hà Nội và các vùng phụ cận, “sóng" đất nền xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ khác nhau, nhất là tại các huyện vùng ven Hà Nội, xung quanh các dự án mới triển khai và khu vực đấu giá đất với mức giá rao bán tăng từ 30% đến 80%. Xem thêm
Thị trường đất nền quý I/2025: Nơi thì tăng “nóng”, nơi lại phải cắt lỗ? - 1

5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2

Từ quý II - IV/2025, nhiều dự án nhà ở xã hội sẽ thu hồ sơ, mở bán chính thức. Xem thêm
5 dự án nhà ở xã hội sắp tiếp nhận hồ sơ ở Hà Nội, giá chỉ từ 13 triệu đồng/m2 - 1

Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội

Tại Sun Urban City, sắc xanh không chỉ là điểm nhấn cảnh quan mà còn là lời cam kết của Sun Group trong việc mang đến không gian sống sinh thái, bền vững, trọn vẹn tiện ích, sẵn sàng chào đón những cư dân đầu tiên đến với đô thị nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực phía Nam Hà Nội. Xem thêm
Sun Group đầu tư hàng trăm tỷ đồng phủ xanh đô thị nghỉ dưỡng Nam Hà Nội - 1

"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư

Trong một buổi chiều oi ả ở Chúc Sơn, tôi ngồi thẫn thờ nhìn mảnh đất trị giá 6 tỷ đồng của mình, nơi mà lẽ ra đã là một khoản đầu tư sinh lời hậu hĩnh. Xem thêm
"Ngõ Nhà Tao" - Câu Chuyện 6 Tỷ Treo Lơ Lửng và Bài Học Đắt Giá Cho Nhà Đầu Tư - 1

Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không?

TP.HCM vừa tung chiêu “thăm dò dân tình”, lấy ý kiến xem có nên cho phép mô hình lưu trú ngắn ngày(kiểu Airbnb…) trong chung cư hay không. Lý do? Vì mấy năm nay, chung cư biến thành khách sạn, cư dân thì bức xúc, quản lý thì rối như canh hẹ. Xem thêm
Có nên cho thuê Airbnb trong chung cư không? - 1

Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro

Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bán căn hộ tăng 6% so với cuối năm 2024, đạt trung bình từ 3.200-5.200 USD/m2. Đáng chú ý, giá bán thứ cấp của các dự án lớn dọc tuyến metro số 1 tăng mạnh, mức tăng đến 20% so với cùng kỳ năm trước. Xem thêm
Giá bất động sản tăng giá “chóng mặt” nhờ ăn theo dự án metro - 1

⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️

Bạn đang sở hữu nhà ở xã hội và muốn sang nhượng lại? Hãy nhớ rõ: KHÔNG được bán khi chưa đủ 5 năm kể từ thời điểm thanh toán xong! Xem thêm
⛔️ BÁN NHÀ Ở XÃ HỘI KHI CHƯA ĐỦ 5 NĂM – CÓ THỂ MẤT CẢ NHÀ! ⛔️  - 1

Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế!

Nghe nói rổ hàng tồn kho thị trường BĐS TP.HCM đang “ế ẩm” hơn cả cơn mưa dầm ngày… Vì giá thì đắt, trong khi vị trí xấu. Xem thêm
Hàng tồn kho bất động sản TPHCM: Khi ế... vẫn hoàn ế! - 1

Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City

Hào hùng nhất là lịch sử, đáng gìn giữ nhất là lớp trầm tích văn hóa màu mỡ hàng thiên niên kỷ của dân tộc và tự hào nhất chính là nguồn cội. Tọa lạc dưới chân núi Long Đọi Sơn, nằm về phía Nam Thủ đô, quần thể du lịch văn hóa thuộc Sun Mega City sẽ là tọa độ Sun Group dành trọn để tôn vinh tất thảy những giá trị trân quý đó như một cách gìn giữ những trang sử hào hùng hàng ngàn năm của một dân tộc đang vươn mình vào kỷ nguyên mới. Xem thêm
Giải mã quần thể du lịch văn hóa lịch sử - "linh hồn" của siêu đô thị Sun Mega City - 1

⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA!

Chưa kịp lên kế hoạch nghỉ dưỡng, đã có người “đặt nhầm niềm tin” vào… resort giả! Xem thêm
⚠️ MÙA DU LỊCH – CẢNH GIÁC VỚI RESORT “MA” GIẢ MẠO TỪ CAMPUCHIA! - 1

Nhơn Trạch có bị úp Bô không?

Thị trường Nhơn Trạch từng bừng lên cơn sốt đất đầu năm 2025, khi tin đồn sáp nhập TP.HCM khiến nhiều dự án có giá tăng vọt 20%-30%, nhiều nhà đầu tư ùn ùn kéo đến. Xem thêm
Nhơn Trạch có bị úp Bô không? - 1

Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”!

Giá chung cư cũ tại Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian “sốt nóng”, đặc biệt tại các quận nội thành như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình. Xem thêm
Hết “sốt”, chung cư cũ Hà Nội đang rớt giá nhẹ, nhưng đừng lầm tưởng là chủ nhà “cắt lỗ”! - 1

RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN

Mới đây, theo báo cáo tài chính 2024, Agribank đang ôm hơn 2,92 triệu tỉ đồng tài sản bất động sản thế chấp – cao nhất trong tất cả các ngân hàng hiện nay. Xem thêm
RỒI CŨNG ĐẾN LÚC NGÂN HÀNG PHẢI BÁN BĐS ĐỂ CỨU DÒNG TIỀN - 1

79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức

Chuyện là theo báo cáo mới nhất của Savills, giá bán trung bình căn hộ chung cư sơ cấp tại Hà Nội quý I/2025 đã cán mốc 79 triệu đồng/m². Xem thêm
79 triệu/m² – Giá chung cư sơ cấp Hà Nội nay đã “cao như ước mơ”, người mua nhà đuối sức  - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết