Phúc An land

Phúc An land

Mua nhà Hà Nội: Từ 2 bàn tay trắng, chúng tôi làm nên một đống nợ nần

Khi gõ những dòng chữ về câu chuyện mua nhà Hà Nội của chính mình, thực sự đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy không thể tin nổi về điều kỳ diệu mà mình đã làm.

Mua nhà Hà Nội: Từ 2 bàn tay trắng, chúng tôi làm nên một đống nợ nần - 1

Bài biết khá dài kể về quá trình mua nhà của đôi vợ chồng trẻ và những tháng ngày chật vật để xoay tiền đóng gốc và lãi cho ngân hàng. Có một tổ ấm là mong ước của bao gia đình tỉnh lẻ và cái giá phải trả là những ngày tháng sống tằn tiện, kham khổ, lam lũ. Thực trạng hiện nay giá nhà mỗi năm một tăng và khát vọng "an cư" cũng gia tăng dần đều theo năm tháng với phần lớn các cặp vợ chồng trẻ...

“Điên”, “hâm”, “khùng”, “liều”… là những từ mà tôi nhận được từ người thân, bạn bè khi quyết định mua nhà trong tình trạng không có tiền dính túi vào 4 năm trước.

4 phương án mua nhà mặt đất bất thành

4 năm trước, tôi 24 tuổi, mới kết hôn. Khi kết hôn, tôi với chồng đã nung nấu ý định mua nhà Hà Nội chỉ với một suy nghĩ duy nhất: “Thà sống trong trả nợ còn hơn sống trong căn phòng trọ chật hẹp, khổ sở”.

Tôi thực sự vẫn rất ám ảnh những ngày sinh viên đi ở trọ, lay lắt, nước cắt, đôi lúc điện mất, rồi phải chuyển đi chuyển lại.

Thời điểm mang bầu dù không có một đồng tiền nào trong tay, chỉ vẻn vẹn có 2 cây vàng mừng cưới nhưng chúng tôi lúc đó khá hào hứng trong việc đi tìm mua một mảnh đất.

Tính cố gắng vay người nhà 200 triệu rồi vay ngân hàng 200 triệu để có thể mua được một mảnh đất là ổn. Nhưng quả thật, chúng tôi không có kiến thức về nhà đất nên phải tìm đế môi giới hoặc thông tin trên mạng.

Năm đó, tôi bụng bầu 7 tháng cùng chồng đi xe máy len lỏi vào các ngóc ngách ở Hà Đông tìm mua đất. 4 lần lựa chọn thì đều không thành công.

- Một là mảnh đất tìm được ở Xa La khá đẹp, rẻ, nhưng vướng là đất xen kẹt, không sổ. Nếu muốn xây dựng được phải có khoản phí “bôi trơn”. Đất này rủi ro cao, không nên mạo hiểm mua.

- Hai là một mảnh đất ở Đại Mỗ, nhưng lại chưa được tách sổ. Phức tạp ở điểm, đây là mảnh đất nằm trong một khu đất to có sổ. Người phụ nữ chia cho các con, mỗi người một mảnh. Người bán lại cho tôi là người mua lại nhưng giấy tờ chỉ là viết tay, vẫn chưa tách được sổ. Mảnh đất này cũng rất rủi ro.

- Ba là một căn nhà nằm sâu trong ngõ ở Dương Nội. Tuy nhiên, mảnh đất của căn nhà không được nở hậu. Phía gia chủ không nhiệt tình nên chúng tôi cũng quyết không mua vì xác định, muốn bán phải sởi lởi thì căn nhà mới ăn nên làm ra.

- Bốn là một căn nhà 4 tầng trên mảnh đất 30m2 rất đẹp ở Yên Nghĩa. Chúng tôi vô cùng thích căn nhà này với mức giá 1,1 tỷ đồng. Thời điểm đó, chúng tôi xác định cố vay mượn và mua.

Nhưng khi đến khâu chốt cuối cùng, tôi đã nhờ bác mình đến xem hộ. Bác tôi đến xem xét căn nhà một hồi và nói: “Nhà này xây để bán không phải mục đích ở, chất lượng công trình kém. Cửa bằng kính, nóng, không khóa, nằm ở khu vực xa xôi như vậy dễ bị trộm. Nếu mua cũng phải bỏ ra đến 200 triệu trùng tu căn nhà”. Vậy là chúng tôi đành không lựa chọn nữa!

Hơn 1 tháng ròng rã, cuối cùng, chúng tôi đành phải tạm chia tay giấc mơ nhà Hà Nội vì cảm giác chán nản đến mệt mỏi đi tìm kiếm. Chưa kể, lúc đó, tôi sắp sinh nên cũng cần hạn chế đi lại.

Quyết tâm mua chung cư Hà Nội

Có vẻ như sau đợt đó, chồng tôi không còn hào hứng với việc mua nhà Hà Nội nhưng tôi lúc nào cũng đau đáu về việc phấn đấu phải có một căn nhà.

Tôi biết giấc mơ đó là không tưởng vì tiền chẳng có nhưng không hiểu sao cứ luôn tự nhủ phải cố, phải cố. Tôi còn quan niệm, "trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi cũng thành đường thôi" còn việc của mình cứ đi, rồi mọi chuyện sẽ qua.

Tháng 6/2015, tôi sinh em bé. Những ngày ở cữ, tôi lúc nào cũng chỉ nằm ở nhà tìm kiếm chung cư. Thời điểm đó, tôi được biết đến gói vay 30.000 tỷ đồng. Và xác định, nếu vay được gói này, lãi suất chỉ 5%/năm, bằng lãi suất sinh viên, cơ hội mua nhà của tôi sẽ đến gần.

Đến tháng 8/2015, tôi đã tìm thấy thông tin về một dự án ở KĐT mới Geleximco Lê Trọng Tấn, Hoài Đức,. Đây là một dự án nhà ở thương mại nhưng được hỗ trợ gói vay 30.000 tỷ đồng.

Lúc đó, tôi có tìm hiểu thêm 1 số dự án nhà ở xã hội khác nhưng thấy thủ tục mua khá phức tạp, khoản chênh lớn nên từ bỏ. Ngoài ra, tôi cũng có xem xét những căn hộ của dự án HH Linh Đàm nhưng điều khiến tôi không hài lòng, đó là khoản chênh lớn, từ 100 – 300 triệu đồng. Tôi tự nghĩ: “Sao đã là nhà ở giá rẻ mà còn khoản chênh cao, cộng vào không khác nhà đắt”.

Suy đi tính lại tôi thấy dự án ở KĐT mới Geleximco Lê Trọng Tấn là khá ổn, phù hợp với nhu cầu của gia đình. Nhưng, thực sự vướng 1 điều, chồng tôi không đồng ý vì cảm nhận dự án quá xa. Bố mẹ hai bên đều không nhất trí vì tôi mới sinh xong, hai người còn trẻ, mới lập gia đình không còn tiền, sự va chạm về kinh tế có thể dẫn tới cãi vã và ly hôn.

Tôi đã phải thuyết phục chồng rất nhiều và nói: “Mua nhà là việc của 2 đứa, ông bà hỗ trợ gì thì là hỗ trợ. Quyết định do hai đứa mà thôi”.

Cả hai đã ngồi tính toán về việc nếu vay 700 triệu thì mỗi tháng phải trả thế nào. Một bài toán khá đau đầu. Thời điểm đó, tôi đang làm Viettel.

Tôi dự tính nếu cố gắng mỗi năm tôi sẽ được thưởng cộng dồn ước chừng 40- 50 triệu đồng. Và chỉ khoảng 3 năm vất vả, chúng tôi sẽ an tâm với khoản nợ. Khi đó lương chồng tôi là 4 triệu và tôi được 10 triệu đồng.

Sau một hồi thuyết phục, chồng tôi đã quyết định đồng ý đi mua. Qua tham khảo rất nhiều kênh môi giới, nhưng để đảm bảo tính pháp lý, chồng tôi đã đến tận văn phòng của chủ đầu tư, để xin thông tin về giấy phép dự án, sổ đỏ của dự án,…

Khá thuận lợi, bên chủ đầu tư giới thiệu văn phòng môi giới. Chỉ sau 1 tháng chúng tôi đã cọc xong tiền. Ngày ấy lần đầu tiên mua một tài sản, thực sự là cảm giác lo lắng đủ thứ. Đầu tiên là lo tiền cọc bị người ta giữ mất rồi sợ mua nhà mà tiền mất tật mang. Với chúng tôi, khoản tiền đó rất rất lớn.

Chúng tôi phải đóng 30% đầu tiên và 70% là ngân hàng giải ngân. Thủ tục làm giấy tờ vay vốn ngân hàng đều được phía nhân viên tư vấn phía ngân hàng hỗ trợ, khá nhanh gọn.

30% khoản vay đầu tiên, tôi đã dành toàn bộ tiền vàng hồi môn đi bán, tiền thai sản và tiền mọi người mừng em bé chào đời. Gom góp hết gia tài tôi có được 100 triệu đồng. Khoản tiền còn lại mẹ chồng tôi đi vay mượn người thân và cắm cuốn sổ đỏ của gia đình cho số còn lại.

Vậy là chúng tôi đã mua nhà xong…

Bài toán trả nợ

Khi hết thai sản, tôi bắt đầu đi làm trở lại. Vì tiết kiệm tiền chi phí cho cuộc sống và trả nợ, chúng tôi không dám thuê giúp việc mà gửi con tại một nhà trẻ gần nhà với mức giá chỉ hơn 1 triệu đồng/1 tháng. Thực ra đến bây giờ tôi khá hối hận vì việc tiếc tiền như vậy vì con tôi còn rất nhỏ, và trung bình 1 tháng ốm 1 lần.

Chúng tôi bắt đầu những tháng ngày sống trong nghèo khổ mà đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy có chút rùng mình. Gần như chúng tôi không mua sắm bất kỳ quần áo mới nào trong một thời gian dài. Tôi không bao giờ có khái niệm mua son, phấn, kem, giầy dép hay quần áo. Tất cả đều dồn cho con và chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Tháng nào tôi cũng phải kêu gọi sự viện trợ của người thân vì quả thực cứ gần cuối tháng chúng tôi lại hết tiền. Thời điểm đó, chúng tôi phải trả cả gốc lẫn lãi ở mức 3 – 4 triệu đồng/tháng (cho khoản tiền đã giải ngân). Có lúc tôi nhớ nhà có khách đến chơi mà trong tay cả gia đình chỉ có 20.000 đồng.

Sang năm 2016, một điều còn đáng lo ngại hơn đó là tôi nghỉ làm ở Viettel, tức mất đi khoản tiền đều đặn. Đó là 1 năm mà đứa con đầu của tôi gầy và ốm yếu, trung bình 1 tháng đi viện 1 lần. Đến nỗi, khi nó tròn 1 tuổi, ông bà ngoại phải đón về nuôi, chăm sóc. Đó cũng là năm mà hết con ốm thì tôi phải vào viện trung bình 1 lần vì những bệnh lặt vặt.

Thực sự thời điểm đó, nhiều lúc tôi còn rơi nước mắt vì nghĩ không biết đến bao giờ hết cảnh khó khăn này. Nhưng có một niềm vui an ủi, cuối tuần thi thoảng, chồng tôi lại chở tôi xuống dự án đang xây. Chúng tôi nhìn nó và nuôi dưỡng niềm tin mỗi ngày.

Nhận nhà khi công trường còn xây dựng

Cuối năm 2016, chúng tôi chính thức nhận nhà. Thời điểm đó, dự án bàn giao chậm so với hợp đồng. Nhưng vì tiết kiệm tiền ở trọ, nên chúng tôi chuyển về chỗ ở mới trong điều kiện công trường vẫn đang thi công, hầm gửi xe chưa có.

Cũng năm ấy, chúng tôi chả có một đồng tiền nào khi chuyển ra nhà mới. Thú thực, bữa ăn còn phải lo nói gì đến mua sắm. Những ngày đầu ở căn chung cư đó, cảm giác của tôi là hạnh phúc lắm vì còn không tin nổi hai đứa đã mua được nhà.

Dù nằm trên cái sạp, giữa bụi bặm của công trường, trong căn nhà rộng huếch hoách, giữa nhà đặt bếp ga cũ, xoong nồi úp trên giá không khác cảnh ở trọ. Thời điểm đó, hàng xóm láng giềng xung quanh làm trần thạch cao, thiết kế nội thất ầm ầm. Tôi với chồng tôi cũng tủi lắm nhưng cứ nhủ, thôi sau có tiền tính tiếp.

Buồn cười nhất là nhà tôi về đây ở gần như sớm nhất, ai đi qua cũng ngó vào nhà tôi hỏi: “Ơ sao không làm nội thất”. Có cậu bé hàng xóm còn chạy sang bảo: “Sao nhà cô chú xấu thế, chả có nội thất gì?”.

Lúc đó, tôi vay được của anh trai 10 triệu đồng sắm bếp ga âm, hút mùi và bệ rửa. Thương 2 đứa vất vả, mẹ chồng tôi lại đi đóng hộ bộ tủ bếp và bàn ghế ở quê… “chịu” hộ. Rồi cũng lắp lên, nhà khang trang hơn.

Những tháng ngày ở chung cư mới, bài toán trả nợ và duy trì cuộc sống gia đình khiến chúng tôi lai quay như mớ bòng bong. Tôi bắt đầu chở mít ở quê lên bán trên mạng.

Ở chung cư tôi có cái chợ online, tôi còn chăm chỉ mang đỗ ở quê để rao. Nhớ nhất có lần tôi về quê thấy đàn vịt của người anh họ. Tôi đã rao bán trên chợ và bán được 32 con vịt.

Đó là ngày mà chồng tôi xin nghỉ làm cơ quan, mẹ tôi, bố tôi và tôi hì hục mổ và vặt lông 32 con vịt từ 4 giờ sáng. Đấy cũng là lần đầu tiên tôi biết làm vịt.

Chiều hôm đó tôi với chồng chở vịt lên Hà Nội đi ship, cầm đồng tiền trong tay mà người như rã rời cả ra. Đến nỗi mẹ tôi còn bảo: “Từ nhỏ không phải làm thịt vịt mà lần đầu tiên mẹ thấy con gái mẹ tham tiền đến nỗi vặt cả lông vịt”.

Ngẫm lại, quãng thời gian đó cũng vui lắm, vừa đi làm vừa bán mít, vừa đi làm vừa vặt lông vịt.

Nhà mới và ước mơ mới

Đã hơn 2 năm chuyển về căn nhà mới, căn nhà của tôi cũng vẫn như vậy, vẫn chút sơ sài. Vẫn là đồ đạc chắp vá mà mọi người góp cho mình, vẫn là cái ti vi cũ mà anh tôi mang ra cho. Nhưng thực sự tôi cảm thấy rất hạnh phúc.

Tôi không biết mọi người ra sao nhưng với tôi có một căn nhà, con mình sẽ có chỗ để chơi. Còn chính mình sẽ có một nơi để vun vén, chắt chiu mua sắm.

Và tôi nghĩ rằng, với người trẻ, nếu không có khoản tiền lớn tích cóp nếu không có hỗ trợ của bố mẹ thì khó lòng mua nhà. Ai cũng lo sợ khoản trả nợ. Tôi cũng vậy và còn không có bài toán tính kỹ lưỡng về nguồn thu nhập để trả. Tôi đã cố gắng làm tất cả mọi việc chỉ để “tồn tại” ở Hà Nội, từ bán mít đến bán vịt, bán rau…

Và dù rằng, từ hai bàn tay trắng, chúng tôi đã làm nên đống nợ nần nhưng cảm giác đi được qua quãng thời gian vất vả đó, vẫn thấy hạnh phúc.

Sau cuối cùng, tôi chỉ có chiêm nghiệm một điều:

Nếu bạn đã có tiền mua nhà, hãy chọn một căn hộ đã hình thành để giảm rủi ro nhất có thể. Vì như căn hộ của tôi, ngoài khoản tiền nhà, tôi phải đóng rất nhiều loại phí. Chưa kể, chất lượng trông trình của căn hộ khó kiểm chứng.

Nếu bạn có niềm tin, có sự lạc quan, có quyết tâm vượt qua thì khó khăn nào cũng sẽ lùi lại. Sự va chạm trong cuộc sống, sự nếm trải của lúc bần cùng nhất khiến bạn cảm thấy trưởng thành hơn.

Nếu bạn nghĩ mình không có tiền để mua nhà, hãy nhìn tôi đây! Tôi nghĩ không có gì là không thể, chỉ có điều bạn có muốn liều hay không mà thôi. Suy cho cùng, âu rồi mọi chuyện cũng sẽ qua!

Theo Nguyễn Mai Linh

0

Bình luận

Hạ quyết tâm xuống tiền mua chung cư vì chờ hoài giá nhà vẫn cứ tăng

Cũng qua bao nhiêu tháng chờ đợi cuối cùng thì do nhu cầu ở cấp bách nên em đã phải hạ quyết tâm mua 1 căn chung cư và em đã lựa chọn thời điểm sát tháng 7 âm lịch để mua với giá rẻ hơn được vài chục. Xem thêm
Hạ quyết tâm xuống tiền mua chung cư vì chờ hoài giá nhà vẫn cứ tăng - 1

Điểm danh ba yếu tố tác động đến giá nhà Việt Nam

Khảo sát nghiên cứu của batdongsan.com.vn chỉ ra trong 5 năm qua giá bán bất động sản ở tại Việt Nam tăng 59%, Singapore tăng 37%, Mỹ tăng 54%, Úc tăng 49%, Nhật Bản tăng 41%. Xem thêm
Điểm danh ba yếu tố tác động đến giá nhà Việt Nam - 1

Các “cá mập” chủ dự án bất động sản lãi gấp nhiều lần dân đen đầu tư dự án

Vì tiền mặt mà ông chủ công ty bất động sản thu về không phải từ bán bất động sản dự án (vì lãi và gốc phải trả ngân hàng) mà chủ yếu thu được từ bán cổ phiếu cho người dân; càng có nhiều dự án thì công ty bất động sản đó lại càng "hấp dẫn" trên thị trường chứng khoán. Xem thêm
Các “cá mập” chủ dự án bất động sản lãi gấp nhiều lần dân đen đầu tư dự án - 1

Một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua được nhà: Ở thời điểm nào, người trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tự mua nhà

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát mạnh. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng. Xem thêm
Một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua được nhà: Ở thời điểm nào, người trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tự mua nhà - 1

Giá chung cư Hà Nội như thế nào là phù hợp?

1. Theo Luật nhà ở 2023 dự án nhà ở xã hội lợi nhuận phần quỹ căn nhà ở xã hội không quá 10% (lợi nhuận thực tế rơi vào khoảng 15-22% nếu dự án không bị kéo dài, thu hồi vốn nhanh, quản lý xây dựng tốt, cũng không ít dự án lỗ do kéo dài lãi vốn lớn). Ví dụ 1 dự án 2-3 tầng hầm, hơn 20 tầng nổi ở các quận Hà Nội giá sẽ được phê duyệt 19tr-20tr/m, các dự án có kết cấu đơn giản hơn giá phê duyệt sẽ thấp hơn. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội như thế nào là phù hợp? - 1

Căn hộ 3 - 5 tỉ đồng sẽ “tuyệt chủng” như thế nào tại Tp.HCM?

Với việc nguồn cung cao cấp, hạng sang chiếm đến 80-90% giỏ hàng chào bán ra thị trường trong quý cuối năm 2024 thì cơ hội để nguồn cung giá 3-5 tỉ đồng/căn quay trở lại thị trường Tp.HCM trong giai đoạn tiếp theo sẽ rất khó. Xem thêm
Căn hộ 3 - 5 tỉ đồng sẽ “tuyệt chủng” như thế nào tại Tp.HCM?  - 1

Tản mạn chuyện áp thuế cao với người nhiều nhà đất: 10 vạn câu hỏi vì sao?

Quốc hội yêu cầu sớm đề xuất mức thuế cao hơn với người nhiều nhà đất là nội dung đã được Diên Hồng, truyền thông nhắc đến rất nhiều lần trong thời gian gần đây. Xem thêm
Tản mạn chuyện áp thuế cao với người nhiều nhà đất: 10 vạn câu hỏi vì sao? - 1

Top 10 Dự Án Căn Hộ Chung Cư Đắt Nhất Việt Nam

Thị trường bất động sản căn hộ chung cư cao cấp luôn sôi động với sự cạnh tranh không ngừng giữa các dự án. Vậy đâu là những dự án chung cư thuộc top đắt nhất hiện nay? Xem thêm
Top 10 Dự Án Căn Hộ Chung Cư Đắt Nhất Việt Nam - 1

Làn sóng rút lui khỏi chung cư cao cấp vì giá thuê đắt đỏ

Anh Nguyễn Hữu Cường (36 tuổi, Nam Định) cho biết, anh từng thuê chung cư cao cấp 76m2 tại một khu đô thị ở quận Hà Đông đầu năm 2024, ký hợp đồng 6 tháng, giá thuê là 15 triệu đồng/tháng. Xem thêm
Làn sóng rút lui khỏi chung cư cao cấp vì giá thuê đắt đỏ - 1

Người trẻ muốn mua nhà cần lưu ý những điều gì?

Vài năm gần đây, số lượng người trẻ mua nhà chiếm tỷ trọng cao hơn, vậy người trẻ mua nhà cần lưu gì để đảm bảo an toàn? Xem thêm
Người trẻ muốn mua nhà cần lưu ý những điều gì?  - 1

Các dự án chung cư có giá dưới 55 triệu đồng/m2 ở Hà Nội

Chung cư mới mở bán dưới 35 triệu đồng/m2 không còn xuất hiện ở Hà Nội. Những căn hộ có giá từ 40-55 triệu đồng/m2 hầu hết đã qua sử dụng. Xem thêm
Các dự án chung cư có giá dưới 55 triệu đồng/m2 ở Hà Nội  - 1

Chuyện mua nhà: Có nên GIẤU sale hay môi giới về khả năng tài chính cũng như nhu cầu thật của mình?

Nhận rất nhiều yêu cầu tư vấn hoặc hỏi han mua bđs từ alo đến nhắn tin với Phan Vi. Đại đa số hết 60% anh chị vẫn còn chưa xác định kỹ rồi vội vàng với thị trường bđs. Xem thêm
Chuyện mua nhà: Có nên GIẤU sale hay môi giới về khả năng tài chính cũng như nhu cầu thật của mình? - 1

Cư dân Feliz en Vista gửi đơn kêu cứu khẩn cấp vì đơn vị quản lý: Savills Việt Nam "đụng độ" Visaho

Theo đơn kêu cứu khẩn cấp của tập thể cư dân chung cư Feliz en Vista gửi UBND TP. Thủ Đức, Sở Xây dựng TPHCM, UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, cư dân nơi đây đang phản đối việc Ban quản trị đã bỏ qua việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành hiện tại là Savills Việt Nam để chọn đơn vị đứng thứ 2 là Visaho. Xem thêm
Cư dân Feliz en Vista gửi đơn kêu cứu khẩn cấp vì đơn vị quản lý: Savills Việt Nam "đụng độ" Visaho - 1

Người trả giá 30 tỉ đồng/m2 đất Sóc Sơn: Hôm qua nói “Nhu cầu mua thật, trả giá cao để thể hiện ý chí, nay lại bảo do mệt nên viết nhầm 300 triệu thành 30 tỉ”

UBND huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) đang giao Công an huyện này vào cuộc điều tra vụ trả đấu giá 30 tỉ đồng/m2 đối với 3 thửa đất có ký hiệu A12, A13, C6 ở thôn Đông Lai. Xem thêm
Người trả giá 30 tỉ đồng/m2 đất Sóc Sơn: Hôm qua nói “Nhu cầu mua thật, trả giá cao để thể hiện ý chí, nay lại bảo do mệt nên viết nhầm 300  triệu thành 30 tỉ” - 1

Bộ Xây dựng đề xuất 100.000 tỷ cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, chi 16.500 tỷ ngay năm sau

Mới đây, Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Xem thêm
Bộ Xây dựng đề xuất 100.000 tỷ cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, chi 16.500 tỷ ngay năm sau - 1

Chuyên gia mách nước “3 tiêu chí vàng” đầu tư BĐS vừa an toàn, vừa tối đa lợi nhuận

Nhà thấp tầng Vinhomes được giới chuyên gia “chọn mặt gửi vàng” khi thỏa mãn 3 tiêu chí tiên quyết trong đầu tư BĐS, giúp nhà đầu tư lãi ngay khi vừa mua và thảnh thơi hưởng lợi nhuận tích sản dài lâu. Xem thêm
Chuyên gia mách nước “3 tiêu chí vàng” đầu tư BĐS vừa an toàn, vừa tối đa lợi nhuận - 1

Biệt thự đáng sợ bậc nhất Vũng Tàu: Kiến trúc cổ xưa đẹp lộng lẫy, bỏ hoang 20 năm bên bờ biển, là điểm đến quay MV, chụp ảnh ăn khách

Mặc dù nhiều lời đồn đáng sợ vây quanh, đây vẫn là địa điểm được nhiều du khách muốn khám phá khi đặt chân đến Vũng Tàu. Xem thêm
Biệt thự đáng sợ bậc nhất Vũng Tàu: Kiến trúc cổ xưa đẹp lộng lẫy, bỏ hoang 20 năm bên bờ biển, là điểm đến quay MV, chụp ảnh ăn khách - 1

Kiến trúc "vị nhân sinh" của đô thị Sun Group tại Hà Nam

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết, trong khi 100% biệt thự, nhà phố đều có tầng hầm, cùng 469 mẫu thiết kế nhà được trình làng để đảm bảo không có hai căn nhà giống nhau trên một trục dọc… Đó chỉ là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” mà các KTS Sun Group đã thiết lập ngay khi bắt tay xây dựng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam. Xem thêm
Kiến trúc "vị nhân sinh" của đô thị Sun Group tại Hà Nam - 1

Căn nhà rộng 2.000m2, gần 130 tuổi của đại gia buôn gạo giàu nhất Sa Đéc một thời: Nổi tiếng là nơi ghi dấu mối tình lãng mạn được dựng thành phim

Tọa lạc tại số 225A đường Nguyễn Huệ, phường 4, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là một trong những biệt thự cổ nổi tiếng và đặc sắc nhất khu vực miền Tây Nam Bộ. Xem thêm
Căn nhà rộng 2.000m2, gần 130 tuổi của đại gia buôn gạo giàu nhất Sa Đéc một thời: Nổi tiếng là nơi ghi dấu mối tình lãng mạn được dựng thành phim - 1

Cặp vợ chồng u40 mua căn hộ ở ngoại thành Hà Nội, vừa ở đổi gió vừa kinh doanh đắt khách

Hậu an cư lạc nghiệp, những người thành đạt thường hướng đến nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc đầu tư. Có một không gian yên tĩnh, riêng tư và cách xa thành phố đông đúc, bộn bề để tận hưởng khoảnh khắc thư giãn có lẽ là những gì cơ bản nhất khi nhắc đến "Second home". Xem thêm
Cặp vợ chồng u40 mua căn hộ ở ngoại thành Hà Nội, vừa ở đổi gió vừa kinh doanh đắt khách - 1

Tại sao tuổi trẻ phải nỗ lực để có nhà riêng?

Những ai chưa từng đi ở trọ ngày nào, có sẵn nhà của cha mẹ để lại thường không hiểu nỗi thống khổ, tủi nhục và bất tiện của người đi ở thuê, nên họ luôn có suy nghĩ "sao phải hy sinh cả thanh xuân để mua nhà từ sớm?". Xem thêm
Tại sao tuổi trẻ phải nỗ lực để có nhà riêng? - 1

Kinh nghiệm đầu tư chung cư: Cần suy nghĩ kỹ, đừng thấy người ta mua là mình cũng lao vào!

Nhà mặt phố hiện nay bị thất sủng rao cho thuê tràn lan là do ảnh hưởng của ngành thương mại Điện tử phát triển mạnh mẽ chứ không phải do thị trường bất động sản đi xuống, chung cư là loại hình nhà ở có nhu cầu thật, bạn có thể tạm ngừng thuê nhà phố, lên mạng lập kênh truyền thông để kinh doanh chứ không thể không có một chỗ ở đàng hoàng, vừa an ninh vừa tiện ích cho cả gia đình. Xem thêm
Kinh nghiệm đầu tư chung cư: Cần suy nghĩ kỹ, đừng thấy người ta mua là mình cũng lao vào! - 1

Sững sờ” nhà phố Sài Gòn như được “may” từ sợi chỉ

Những khung thép trắng mỏng manh vừa giúp bảo vệ ngôi nhà vừa cho ánh sáng, gió tràn vào bên trong. Xem thêm
Sững sờ” nhà phố Sài Gòn như được “may” từ sợi chỉ - 1

Giá đất nền Hà Nội tăng kỷ lục: Sự bùng nổ tạm thời hay dấu hiệu thị trường đang mất cân bằng?

Trong suốt năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội đã trở thành tâm điểm chú ý của cả nước. Các phân khúc đất nền, chung cư và nhà riêng ghi nhận mức tăng giá kỷ lục, với mức tăng trung bình khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử, phản ánh rõ nét sự sôi động của thị trường, nhưng đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về tính bền vững của những đợt tăng giá này. Xem thêm
Giá đất nền Hà Nội tăng kỷ lục: Sự bùng nổ tạm thời hay dấu hiệu thị trường đang mất cân bằng? - 1

Có một "nỗi đau" gọi là: Sống ở chung cư tầng cao

Cũng giống như bao người, khi mua căn hộ cao tầng đầu tiên trong đời, tôi tưởng rằng mình sẽ có một cuộc sống viên mãn. Thế nhưng, thực tế lại không như tôi mong đợi, càng sống trong chung cư cao tầng, tôi càng cảm thấy khó chịu và bức bối. Xem thêm
Có một "nỗi đau" gọi là: Sống ở chung cư tầng cao - 1

Bất lực vì giá nhà Hà Nội, nhiều người tìm mua nhà trong ngõ xây trên đất xen kẹt chỉ hơn 1,5 tỉ đồng/căn ở Hà Nội

Tuy nhiên, phân khúc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy cơ pháp lý nhé bà con, nên cẩn trọng khi mua! Xem thêm
Bất lực vì giá nhà Hà Nội, nhiều người tìm mua nhà trong ngõ xây trên đất xen kẹt chỉ hơn 1,5 tỉ đồng/căn ở Hà Nội - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết