Nghe có vẻ vô lý vì ở nhà cả, kiếm đâu ra tiền và kiếm như thế nào ? Nhưng người ta vẫn phải sống, và muốn sống được vẫn phải có tiền vì vậy dù vô lý nhưng vẫn phải kiếm tiền.
Có thực sự cần phải trăn trở đến vậy không ?
Chưa luôn và ngay, nhưng miếng cơm, manh áo sẽ nhanh chóng trở thành mối quan tâm hàng đầu ngay sau nỗi sợ covid, đặc biệt đối với đại đa số người lao động, làm công ăn lương, người khó khăn, yếu thế ... đơn giản vì họ không có nhiều dự phòng, số người có tiền để dành đủ chi tiêu cho gia đình 1-2 tháng không nhiều trong khi thời gian đứt việc, mất việc ... hay tìm việc mới chắc phải gấp 2 gấp 3 lần thời gian họ tiêu hết tiền dự phòng. Trợ cấp ư, may mắn thuộc 1/6 diện đối tượng được hưởng trợ cấp của CP thì chắc cũng chỉ đủ khoảng 1/3 số tiền tối thiểu cho gia đình họ. Thế nên mới lo, mới trăn trở !
Kiếm tiền của chính mình.
Không tiêu tức là còn ! vậy nên trước hết phải tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu. Ai đó sẽ nói “ có đâu mà tiết kiệm” đừng nên biện luận vì rằng chỉ cắt/giảm những khoản chi không bức thiết so với mức sống hằng ngày của anh là tiết kiệm rồi. Ví như: không đi ăn sáng mà tự nấu, không ngẫu hứng gọi đồ onlines, tự cắt tóc, tự gội đầu...vv. Ai đó có ý định mua nhà, đổi xe thì kiềm chế sự sung sướng lại vài tháng có thể tiết kiệm cả trăm, thậm chí tiền tỷ - đó cũng là kiếm tiền thời Covid.
Thu vén, quy đổi các vận dụng, đồ dùng không cần thiết, không thiết yếu ra tiền.
Tuỳ điều kiện và hoàn cảnh, tiềm lực từng người mà có ứng xử khác nhau. Giảm áp lực tài chính từ đầu tư như Ai đó đang đầu tư trả góp vài ba căn hộ thì quy đổi, dồn tiền và 1 căn; làm việc với chủ nhà miễn hoặc giảm giá thuê- kể cả trường hợp đã thanh toán nếu không đàm phán được việc hoàn tiền thì ít nhất đạt được thoả thuận trừ vào đợt thanh toán tiếp; bán, thanh lý các công cụ lao động, tài sản, vật dụng không thiết yếu và tìm mua đồ thiết yếu second hand.....vv. Khai thác năng lực bản thân và quy chúng ra tiền ( dùng “ vốn tự có” ví như. Dạy thêm, viết sách, dịch sách nếu có khả năng đó....vv
Thay đổi phương phức hoạt động cho phù hợp. Thực tế có nhiều người đã rất nhanh chuyển đổi mô hình, phương thức kinh doanh như bán hàng take way, trả mặt bằng mặt phố chuyển vào ngõ, lên chung cư và bán onlins... cơ cấu, chủng loại hàng hoá cũng cần thay đổi cho phù hợp. Chẳng hạn thay vì đang bán hàng mỹ phẩm thì bổ sung khẩu trang, quần áo bảo hộ, đồ dùng thiết yếu.... hay thay vì sửa xe tại cửa hàng chuyển sang sửa xe lưu động, siêu thị bán hàng theo đơn và giao hàng tại nhà...vv
Đầu tư cho bản thân.
Đứt việc, mất việc thời Covid khác với thời khủng hoảng thông thường một chút, đó là muốn chuyển sang đi xe ôm hay về quê cày ruộng cũng khó...dịch bệnh chưa biết lúc nào dứt, hậu dịch thì kinh tế khó khăn, hồi phục mất 1-2 năm ( dịch SARS năm 2003 mất 10 tháng, khủng hoảng 2008 mất 2 năm ). như vậy khó có thể nói ai đó mất việc thời Covid lại có thể dễ dàng kiếm được việc làm mới, đó là chưa tính đến việc phải cạnh tranh với khoảng 200 nghìn sinh viên đang thất nghiệp chưa tính đến số sẽ ra trường năm 2020 và 2021. Như vậy, để kiếm được việc làm sớm nhất thì đầu tư cho bản thân ( kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ nghệ khác người ...vv) trong lúc rảnh rỗi thời Covid cũng là cách “kiếm tiền” trong thời gian tới.