Link bài viết: https://cafef.vn/3-doanh-nghiep-lien-quan-den-du-an-dac-dia-hang-dau-tphcm-thua-lo-gan-9500-ty-dong-188240227123457876.chn?fbclid=IwAR1lIHfzeW60JgBhUJMOqaJdd1ya7xSQoecJLmx1SP_mwhnihn6hM83PAr0
Thành công trong quá khứ có thể thất bại trong tương lai. Bài viết mới đưa ra 3 trường hợp điển hình, thực tế có rất nhiều doanh nghiệp như vậy.
Sau 2 năm đóng băng thanh khoản, không có dự án mới, dự án dở dang phải dừng vì pháp lý, vì thiếu tiền….trong khi lãi vay ngày đêm vẫn sinh sôi nảy nợ…không chỉ bào mòn lợi nhuận và thâm hụt nặng vào vốn chủ. Tỷ lệ nợ/vốn chủ càng tăng CĐT càng khó tiếp cận vốn vay… vòng luẩn quẩn lập lại trong khi thời hạn trả nợ trái phiếu tới gần…
Thông điệp “ lãi huy động suất thấp…, khối tiền tiết kiệm sẽ tràn vào BĐS” dùng mãi đã nhàm, lời phời tác động, không đáng kể. BĐS có trở lại được đường đua hay không ? lãi suất chỉ là một yếu tố, kinh tế vĩ mô khó khăn, SX-KD đình trệ, chống tham nhũng ngày càng mạnh… làm cho thu nhập/ tích lũy của giới chủ/người kinh doanh nhỏ/ người nhận phong bao ….giảm, người lao động thường trực nỗi lo cơm áo gạo tiền… giá BĐS vẫn neo cao… thì mua/đầu tư bán cho ai ? Thực tế là tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng, tăng trưởng tín dụng âm 0.6% trong tháng đầu năm 2024
Trong chu kỳ trước BĐS gặp khó năm 2009, tới cuối năm khi có gói kích thích kinh tế 2010 BĐS nhấp nhô được vài nhịp nhiều người lao vào ôm … và ăn trái đắng vào năm 2012-2013 và mãi tới 2014 mới dần thoát đáy. Ấy là giai đoạn trước, thị trường có rất nhiều điều kiện hơn giai đoạn này chẳng hạn: Nghị Quyết 02 về giải quyết khó khăn cho BĐS, giải quyết nợ xấu…; gói 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội với lãi suất cho vay 5%; (3) Thông tư 36/2014-NHNN (20/11/2014) cho phép NH sử dụng tới 60% vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn từ 1/1/2014 tới 31/12/2016 và giảm dần sau đó; Nghị định 163/2018 với các quy định vô cùng “ thông tiền, thoáng hậu” về TPDN … là các điều kiện cần + điều kiện đủ lúc đó là thời gian trầm lắng đủ lâu (2011-2013) đã làm nguôi ngoai mất mát và giá BĐS đã xuống thấp tới mức đủ để kích thích lòng tham của người đầu tư/ đầu cơ, nay toàn thấy ngược lại !
“Hất hàng, cứu tàu” là cách làm nhiều chủ tàu áp dụng khi gặp cuồng phong. Trong BĐS sẽ có nhiều biến tấu chẳng hạn “hất” chủ nợ khi Bank phải bán tài sản thế chấp, không trả nợ gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp…”hất” khách hàng: không bàn giao theo kế hoạch, xù cam kết lợi nhuận, từ chối hỗ trợ lãi suất; “hất” hàng tồn kho/ dự án để cứu người, tránh lao lý….
Có lẽ một cơn bão lớn đã tới rồi !