Trung Thai Tran

Trung Thai Tran

Chuyên gia Nguyễn Đỗ Việt: Liệu những lí do này đã đủ chứng minh BĐS đang lao dốc?

Xung quanh việc Shark Hưng dự báo thị trường BĐS cần 18- 24 tháng nữa để hồi phục. Tuy nhiên với nhiều nhà đầu tư, con số này dường quá lạc quan.

Chuyên gia Nguyễn Đỗ Việt: Liệu những lí do này đã đủ chứng minh BĐS đang lao dốc? - 1

Mới đây, trả lời trên tờ Bizlive (Nhịp sống doanh nghiệp), ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng) - Phó Chủ tịch Tập đoàn CEN Group đã đưa ra nhận định: “Xét tổng thể thị trường thì chưa thể phục hồi ngay được mà có lẽ cần từ 18-24 tháng. Tuy nhiên, cá biệt sẽ có những điểm sáng ở một vài vị trí và một số loại hình BĐS”. 

Tuy nhiên, trái ngược với Shark Hưng, nhiều nhà đầu tư, chuyên gia lại cho rằng, viễn cảnh hồi phục của thị trường chỉ trong từ 18-24 tháng rất khó xảy ra. Xin được chia sẻ lại ý kiến phản biện của Mr. Nguyễn Đỗ Việt để Người mua nhà cùng suy ngẫm, đánh giá:

Liệu những lý do này đã đủ chứng minh BĐS đang lao dốc ?

Tôi đồng ý với quan điểm của ông Hưng khi nói về thị trường BĐS ở phạm vi tổng thể. Khi nói về khó khăn của thị trường là người trong cuộc mà ông Hưng còn dự đoán như vậy thì thực tế có lẽ chả được như zậy đâu !

Đừng nói là doanh nghiệp "có những khó khăn nhất định" mà khẳng định luôn là doanh nghiệp đang khốn đốn, khó khăn tứ bề, muốn "ngủ đông" mà mắt cứ trân trân mở vì lãi vay vẫn sinh sôi, khách hàng vẫn hò reo, biểu tình....ngoài trụ sở. Xin không dẫn chứng và mô tả cụ thể mà thêm xót, thêm đau !

Định không nói gì, nhân có bài viết về quan đểm của người trong cuộc, Tôi xin cung cấp mấy cơ sở để chứng minh rằng BĐS đã và đang lao dốc dù ai đó muốn hay không thì nó vẫn diễn ra và thời gian 24 tháng hồi phục như nhận định có lẽ vẫn còn khá lạc quan.

Thứ nhất, BĐS bị điều chỉnh mạnh từ chủ trương, chính sách của nhà điều hành. Có thể nói BĐS đã và đang bị "liệt vào" thành phần dễ gây nguy hiểm cho nền kinh tế, cụ thể hóa ở thông tư 22/2019 của NHNN: hạn chế tỷ lệ sử dụng 30% vốn huy động ngắn hạn cho vạy dài hạn tới tháng 10/2022, tăng gấp 3 lần tỷ lệ rủi ro (lên 150%) khi cho vay BĐS từ 3 tỷ trở lên...

Thứ hai, BĐS bị chi phối mạnh và trực tiếp bởi các kiểu luật (khoảng 10 luật), và qui định pháp lý. Một số điều chỉnh về luật mà càng điều chỉnh càng rối, càng khó thực hiện. Ví dụ Luật quy hoạch điều chỉnh, muốn điều chỉnh quy hoạch cục bộ thì phải điều chỉnh quy hoạch tổng thể trong khi quy hoạch tổng thể có khi không thuộc thẩm quyền của cơ quan đó và việc điều chỉnh một quy hoạch " to" hơn đôi khi từ thời "ơ kìa" là điều không tưởng.

Chủ trương rà soát pháp lý các dự án BĐS đã cấp, đã thực hiện và việc hồi tố những cái sai, không chỉ làm cho "lò" của cụ Tổng thêm đượm mà còn làm cho các quan chức mới " thọt" vào không dám ký dù đúng... bóp nghẹt nguồn cung BĐS mới. Làm một số CDT " ngoan cố" tăng giá tại một vài phân khúc, khu vực nhỏ. Đặc biệt, việc chấm dứt chủ trương thực hiện hợp đồng BT trong đầu tư là đòn cực mạnh và trực diện đánh vào thị trường BĐS, sẽ không còn đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, làm đường đổi dự án ...

Thứ ba, BĐS bị chi phối bởi tình hình kinh tế vĩ mô. Covid 19 đã hủy hoại quá nhiều, sản xuất đình đốn, chi tiêu thắt chặt.... bao trùm là nỗi lo cho một tương lại bất định, vậy ai mua, ai đầu cơ BĐS... đó là lý do hàng tồn kho chất đống, giao dịch đứng hình...Có tới 1/2 lực lượng lao động (30,8 triệu người- theo số liệu của tổng cục thống kê) bị mất việc, giảm thu nhập vì covid. Bao nhiêu trong số họ phải ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ mua nhà ? bao nhiêu trong số đó đang mua nhà trả góp, đang vay lãi ngân hàng để mua nhà ... sẽ phải tính toán bán tháo, cắt lỗ ?

Thứ tư, vốn là yếu tố quan trọng nhất cho BĐS, 6 tháng đầu năm tín dụng toàn nền kinh tế chỉ đạt 2,45%, với quyết sách mới nhất tại cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia (sáng 9/7) do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Hội đồng chủ trì đã thống nhất kịch bản tăng trưởng từ 3-4%; kiểm soát lạm phát dưới 4%. Với kịch bản này thì sẽ không có chuyện bơm tiền ào ạt vào nền kinh tế nói chung hay cứu BĐS nhưng nhiều người hỡm tưởng.

Kiều hối, mấy năm gần đây đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế nói chung và cho BĐS nói riêng. Riêng 2019 đã có tới 16,7 tỷ USD kiều hối nếu tính cả lượng kiều hối chuyển về không chính thức có lẽ con số này đâu đó khoảng 20 tỷ USD. Trong đó có tới 20-22% đầu tư vào BĐS ( số liệu của NHNN chi nhánh TP HCM và CBRE tương đối trùng khớp về tỷ lệ này). Kiều hối năm 2020, 2021 chắc chắn là câu chuyện buồn, vì lao động xuất khẩu về nước, Việt kiều ở nước ngoài đang lo thân không xong,thậm chí còn mong muốn bán BĐS ở quê nhà để lấy tiền sinh sống trong khi đứt việc, mất việc ở nước ngoài. Như vậy không chỉ không có kiều hối đổ vào mà BĐS còn thâm hụt nguồn lực do bị rút vốn.

Vốn FDI vào BĐS giảm mạnh, những hô hào chờ đợi dòng vốn FDI chuyển dịch từ TQ vào Việt Nam và BĐS công nghiệp sẽ hưởng lợi chủ yếu vẫn đang ở thời tương lai, đang là kỳ vọng, đang "on the air" nhưng than ôi ! "nước xa chẳng cứu được lửa gần" e rằng doanh nghiệp nào sức còm lực mọn mà lao vào có thể sẽ chết trước khi kịp làm xong ổ, trước khi đại bàng đến.

Năm là, thị trường BĐS cho thuê trông chờ rất nhiều vào chuyên gia, đầu tư nước ngoài; bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, hostel, offitel, khách sạn, nhà hàng, mặt bằng bán lẻ... dường trong tình trạng sống dở chết dở, tất cả đều đang gắng sức, nhìn về tương lai. Thái Lan, đất nước "trùm sò" về du lịch trong khu vực còn xác định cần tối thiểu 2 năm kể từ khi hết dịch để khôi phục du lịch. Nhưng với tình trạng Covid bùng phát như hiện nay, vắc-xin vẫn đang lần mò... có lẽ tình trạng chết lâm sàng của mảng BĐS này cần thời gian gấp đôi so với dự kiến của chuyên gia để hồi phục.

May mắn thay, phần lớn các sản phẩm BĐS là cao cấp, người mua nó cũng lắm tiền nhiều của, nhiều người trong họ mua để giữ tiền, mua cho thuê tạo dòng tiền, mua cho con cho cháu, mua để khẳng định mình.... vv nhưng dù không cần tiền cũng chẳng ai muốn BĐS của mình xuống giá, bị rêu phong cỏ phủ...BĐS du lịch thì như đã nêu ở trên; BĐS phố chùng chình không lên giá do buôn bán online, do trung tâm thương mại, do kẹt xe..., BĐS trong các tổ hợp cao cấp ( compoud) thì thưa thớt người ở, dừng thi công hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ tiện ích không được xây dựng hoặc không có người thuê....trong khi người mua đã mua với giá cao, giá đã phản ánh sự hoàn thiện của hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội...cứ vậy giá lao dốc, đến một lúc nào đó dù không quan tâm đến tiền nhưng nhiều nhà giàu cũng bán đi vì thất vọng, vì chán...

Cuối cùng là gói “ hà hơi thổi ngạt” của CP, các NHTM cũng chỉ kéo dài sự sống cho thị trường BĐS . Trong cuộc đại suy thoái 2008, GDP các năm 2008 và 2009 lần lượt là 5,66 và 5,32% sau đó ngóc đầu đi lên, ấy vậy năm tồi tệ nhất của BĐS ( giá nhiều dự án giảm 50%) lại là năm 2012, khi đó GDP là 6,25%. Lịch sử thường không lặp lại, nhưng khi lương khô cạn kiệt, thời hạn cuối năm dần đến đồng nghĩa việc khoanh, dãn nợ, hoãn nâng hạng nợ xấu ... (theo TT 01/2019 của NHNN vừa được kéo dài từ 5 tháng tới cuối năm) cũng hết. Lưu ý là trong TT 01/2019 không có từ nào, câu nào nói là miễn lãi suất hay xoá nợ cho con nợ, như vậy kể cả khi doanh nghiệp có “ngủ đông” thì họ vẫn phải gồng mình trả lãi vay và tiền gốc. Cực chẳng đã, vay ngân hàng không được thì đành huy động Tpdn với lãi suất chót vót 14-19%, thậm chí phải vay cả tín dụng đen để đảo nợ, để trả nợ đậy cho các khoản vay cũ.... có lẽ đầu năm 2021 sẽ có những đợt bán tháo, giải chấp mạnh. Và có thể, tới Quý III/2022 lượng tiền tín dụng vào BĐS mới ổn định ( theo mục tiêu của TT 22/2019) Như vậy, nếu không có biến động lớn, khi đó BĐS mới qua cơn sóng gió. Còn hồi phục, hay vọt lên là câu chuyện quá sớm để nói tới tại thời điểm này.

Mỗi người có một quan điểm, một hệ quy chiếu khác nhau năm nay dự kiến GDP là 3-4% sang năm sẽ vươn lên mạnh mẽ ( từ một xuất phát điểm thấp). Với những cơ sở và lập luận nêu trên có lẽ dự báo BĐS cần 18-24 tháng để hồi phục có lẽ vẫn chưa thỏa đáng lắm.

0

Bình luận

Chuyện thật giao dịch nhà đất: Đã trả nợ nhưng chưa xóa thế chấp – rủi ro pháp lý nằm ở đâu?

Một tình huống tưởng chừng đơn giản nhưng lại suýt làm đổ bể cả một giao dịch mua bán nhà đất vừa diễn ra ngay tại văn phòng tôi. Nó cho thấy một “lỗ hổng” không nhỏ trong quy trình xử lý giao dịch bất động sản. Nếu không nắm rõ, cả bên mua lẫn bên bán đều có thể rơi vào tranh chấp, thậm chí bị mất cọc một cách oan uổng. Xem thêm
Chuyện thật giao dịch nhà đất: Đã trả nợ nhưng chưa xóa thế chấp – rủi ro pháp lý nằm ở đâu?  - 1

Sun Costa Residence và màn “khai mở” ấn tượng tại thủ phủ du lịch Đà Nẵng

Mang trọn sắc xanh hiền hòa, thanh âm dịu êm và hơi thở sống động của biển Mỹ Khê vào khán phòng sự kiện “Mở kiệt tác, đón thịnh vượng” ngày 18/5, gần 1000 vị khách đã cùng Sun Property (thành viên Sun Group) mở “cánh cổng” phiêu du đến không gian sống tuyệt tác mang tên Sun Costa Residence – nơi ngắm biển khơi bất tận mỗi ngày, và cũng đón nhận dòng tiền sinh lời mỗi ngày giữa trung tâm du lịch Đà Nẵng. Xem thêm
Sun Costa Residence và màn “khai mở” ấn tượng tại thủ phủ du lịch Đà Nẵng - 1

Du lịch văn hóa lịch sử và bước đi táo bạo của Sun Mega City

Khi thế giới ngày càng hướng đến những trải nghiệm du lịch chiều sâu, không chỉ thỏa mãn thị giác mà còn đánh thức cảm xúc và tri thức, mô hình công viên văn hóa – lịch sử đang dần trở thành xu hướng bùng nổ. Từ Universal Studios nổi danh toàn cầu đến các phim trường lịch sử như Hoành Điếm (Trung Quốc), Dea Jang Geum (Hàn Quốc)... tất cả đều chứng minh sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch gắn với văn hóa bản địa và câu chuyện dân tộc. Xem thêm
Du lịch văn hóa lịch sử và bước đi táo bạo của Sun Mega City - 1

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

Xuyên suốt quá trình phát triển, sứ mệnh kiến tạo giá trị thuận ích luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ROX Group. Doanh nghiệp mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đồng thời khuyến khích khách hàng, cộng đồng theo đuổi lối sống văn minh, hài hòa cả về thể chất và tinh thần. Xem thêm
ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống - 1

Chung cư Hà Nội đang cắt cơn "sốt giá", cơ hội của người mua ở thực?

Sau nhiều quý liên tiếp ghi nhận mức tăng giá không ngừng nghỉ, thị trường chung cư Hà Nội đang cho thấy những tín hiệu điều chỉnh rõ rệt trong quý I/2025. Dữ liệu mới nhất từ các tổ chức nghiên cứu uy tín cho thấy, cơn sốt giá từng khiến nhiều người lo ngại về “bong bóng bất động sản” đang dần hạ nhiệt — đặc biệt ở phân khúc chuyển nhượng (thứ cấp). Xem thêm
Chung cư Hà Nội đang cắt cơn "sốt giá", cơ hội của người mua ở thực?  - 1

Chúng ta đang mua nhà như thế nào? - Diện tích không phải là tất cả – Chất lượng sống mới là điều đáng giá

Khi bàn đến chuyện mua nhà, không ít người ngay lập tức hỏi: “Bao nhiêu mét vuông?”, “Có mấy tầng?”, “Mấy phòng ngủ?”. Dường như chúng ta đã quen với việc đánh giá một căn nhà qua con số, thay vì cảm nhận thực sự về cuộc sống bên trong nó. Xem thêm
Chúng ta đang mua nhà như thế nào? - Diện tích không phải là tất cả – Chất lượng sống mới là điều đáng giá  - 1

Giá chung cư thứ cấp có xu hướng giảm nhẹ, sao người mua vẫn lắc đầu?

Thị trường bất động sản Hà Nội đang xuất hiện diễn biến mới khi giá chung cư thứ cấp – tức là những căn đã qua sử dụng, đang được giao dịch trên thị trường đã có dấu hiệu giảm, nhưng người mua nhà thì vẫn "say no". Xem thêm
Giá chung cư thứ cấp có xu hướng giảm nhẹ, sao người mua vẫn lắc đầu? - 1

Có nên áp giá trần nhà ở xã hội hay không?

Giữa những tòa nhà cao ngất và những con số chóng mặt của thị trường bất động sản, nhà ở xã hội (NOXH) là “chiếc phao” cứu sinh cho hàng triệu người lao động thu nhập thấp, công nhân… những người “cần nhà nhưng không thể mua nhà”. Xem thêm
Có nên áp giá trần nhà ở xã hội hay không? - 1

Giá chung cư Hà Nội liệu có tăng mãi như thế này?

Đang lướt web và bỗng giật mình vì một tiêu đề “hơi quen”: Giá chung cư Hà Nội vẫn tăng!. Sau 8 quý liên tiếp tăng phi mã, giá căn hộ tại Thủ đô giờ đây khiến không ít người chỉ biết ngửa mặt lên để xem, vì mua mới thì… hơi ban căng. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội liệu có tăng mãi như thế này? - 1

BST penthouse thượng lưu tại Sun Symphony Residence: “Chiếm lĩnh” những tầm cao bên sông Hàn

Được ví như “viên ngọc quý trên vương miện”, các căn hộ penthouse tại Sun Symphony Residence với vị trí soi bóng sông Hàn chính là tuyên ngôn sống đẳng cấp dành cho cộng đồng cư dân thượng lưu - những người không ngừng theo đuổi sự hoàn mỹ và khác biệt. Xem thêm
BST penthouse thượng lưu tại Sun Symphony Residence: “Chiếm lĩnh” những tầm cao bên sông Hàn - 1

Giá nhà Việt Nam có khả năng giảm trong tương lai không?

Có một số người dự báo đến một ngày nào đó giá BĐS sẽ giảm, kiểu là bây giờ nếu tập trung vào BĐS thì có thể sẽ chết vào một ngày nào đó. Còn lý do giảm thì có thể là do khủng hoảng kinh tế, do các luật thuế của nhà nước (cái này được kỳ vọng nhất) hay do thị trường có nhiều nguồn cung hợp túi tiền hơn (ví dụ như kế hoạch 1 triệu căn nhà giá rẻ (NOXH))... Xem thêm
Giá nhà Việt Nam có khả năng giảm trong tương lai không? - 1

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội: Hạ lãi 4 lần, giải ngân “khiêm tốn”, vì sao?

Trong báo cáo kết quả thực hiện giám sát chuyên đề, chất vấn vừa gửi tới Quốc hội mới đây, Bộ Xây dựng cho biết về tình hình triển khai “kém khả quan” của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Đáng chú ý, dù đã "flash sale" tới 4 lần, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân vẫn vô cùng khiêm tốn. Cùng điểm qua một số thông tin tính tới thời điểm hiện nay nhé! Xem thêm
Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà xã hội: Hạ lãi 4 lần, giải ngân “khiêm tốn”, vì sao? - 1

Sản phẩm giới hạn, lợi nhuận tới 15%/năm: Shop chân đế The Metropolitan hút mạnh dòng tiền thông minh

Giá bán cạnh tranh, sở hữu lâu dài, dòng khách dồi dào… đó là những lợi thế vượt trội hội tụ tại shop chân đế của The Metropolitan (Vinhomes Ocean Park, Hà Nội), đưa dòng sản phẩm này trở thành lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu tìm kiếm BĐS dòng tiền hấp dẫn của giới đầu tư. Xem thêm
Sản phẩm giới hạn, lợi nhuận tới 15%/năm: Shop chân đế The Metropolitan hút mạnh dòng tiền thông minh - 1

Chỉ từ 1,2 tỷ sở hữu thấp tầng Vinhomes: Cơ hội vàng cho nhà đầu tư muốn 'đánh bắt lớn' bằng nguồn lực nhỏ

Sở hữu nhà phố trung tâm TP Móng Cái (Quảng Ninh) với số vốn chỉ từ 1,2 tỷ đồng đang trở thành lựa chọn sáng giá cho nhà đầu tư muốn “đánh bắt lớn” bằng nguồn lực nhỏ. Vinhomes Golden Avenue mở ra cơ hội hiếm có trên thị trường, với những sản phẩm thấp tầng giá hợp lý, giàu tiềm năng sinh lời. Xem thêm
Chỉ từ 1,2 tỷ sở hữu thấp tầng Vinhomes: Cơ hội vàng cho nhà đầu tư muốn 'đánh bắt lớn' bằng nguồn lực nhỏ - 1

Cảnh báo lừa đảo mua bán nhà đất

Mình mới lướt mạng thấy có tin đăng bán một căn nhà, tưởng thật nên còn để ý kỹ, giá lại hấp dẫn, ảnh đầy đủ, thông tin rõ ràng. Nhưng lướt tiếp thì lại gặp bài cảnh báo từ chính chủ nhà. Xem thêm
Cảnh báo lừa đảo mua bán nhà đất  - 1
Cảnh báo lừa đảo mua bán nhà đất  - 2

“Bắt ép xây nhà trên đất không sổ” – Vài lời chia sẻ từ một người đi trước

Em có đọc được bài viết của bạn về câu chuyện gia đình xoay quanh việc bị ép xây nhà trên đất không có sổ đỏ, và cảm thấy thực sự thương và đồng cảm với hoàn cảnh của bạn. Xem thêm
“Bắt ép xây nhà trên đất không sổ” – Vài lời chia sẻ từ một người đi trước  - 1

Vì một căn nhà chưa sẵn sàng, hôn nhân của em đang đứng bên bờ đổ vỡ...

Chào các anh chị, Em muốn chia sẻ câu chuyện của mình để xin ý kiến mọi người. Xem thêm
Vì một căn nhà chưa sẵn sàng, hôn nhân của em đang đứng bên bờ đổ vỡ...  - 1

Có nên xem ban quản trị chung cư như một doanh nghiệp để có cơ chế quản lý?

Thời gian qua, nhiều vụ việc tài chính liên quan các ban quản trị chung cư đã phơi bày sự thiếu sót trong quản lý và hiểu biết pháp luật của bộ phận này. Nhiều ý kiến cho rằng, cần coi mô hình quản trị này như một doanh nghiệp, với cơ chế kiểm soát và chế tài nghiêm ngặt hơn để bảo đảm quyền lợi cư dân. Xem thêm
Có nên xem ban quản trị chung cư như một doanh nghiệp để có cơ chế quản lý? - 1

Vinhomes hợp tác chiến lược VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Ngày 16/5/2025, tại Hưng Yên, Công ty Cổ phần Vinhomes và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp VTK Hưng Yên (VTK) ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng cộng đồng người Hàn Quốc tại Ocean City. Mối quan hệ hợp tác hướng tới mục tiêu nâng tầm chất lượng sống, môi trường làm việc cho các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo và gia đình người Hàn Quốc đang làm việc tại VTK. Xem thêm
Vinhomes hợp tác chiến lược VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City - 1

Ai nói thu nhập 35 triệu đồng/tháng không mua được nhà Hà Nội?

Không những mua nhà, tôi còn phụ giúp cha mẹ sửa lại nhà, nên các gia đình có thu nhập cao hơn hãy lên kế hoạch thay vì than trách. Xem thêm
Ai nói thu nhập 35 triệu đồng/tháng không mua được nhà Hà Nội? - 1

Chung cư Hà Nội cán mốc 75 triệu/m²: Mua không nổi, thuê cũng không xong, người dân kẹt giữa giấc mơ an cư

Quý I/2025 khép lại với một thông tin khiến không ít người mua nhà và người thuê tại Hà Nội phải “chột dạ”: giá bán căn hộ chung cư mới đã tiệm cận mốc 75 triệu đồng/m², theo báo cáo mới công bố từ CBRE Việt Nam. Với mức giá này, một căn hộ 70m² – vốn từng được coi là vừa đủ cho một gia đình trẻ – nay đã chạm ngưỡng 5,2–5,5 tỷ đồng, đẩy giấc mơ sở hữu nhà ra xa tầm tay của phần lớn người có thu nhập trung bình. Xem thêm
Chung cư Hà Nội cán mốc 75 triệu/m²: Mua không nổi, thuê cũng không xong, người dân kẹt giữa giấc mơ an cư - 1

Tác động của việc sáp nhập địa giới hành chính đến thị trường bất động sản: Cơ hội, rủi ro và những điều cần thấu hiểu

Chủ trương sáp nhập tỉnh, thành là một bước đi mang tính chiến lược nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặc dù đây là một quyết sách mang tính hành chính – chính trị, song những hệ quả lan tỏa đến thị trường bất động sản (BĐS) là điều không thể xem nhẹ.Quan trọng hơn, tác động không chỉ nằm ở chuyện giá đất tăng hay giảm, mà sâu xa hơn là sự định hình lại tâm lý thị trường, kỳ vọng đầu tư, và chiến lược phát triển dài hạn. Xem thêm
Tác động của việc sáp nhập địa giới hành chính đến thị trường bất động sản: Cơ hội, rủi ro và những điều cần thấu hiểu  - 1

Bỏ gần chục tỷ ra mua chung cư, giờ đến cái cửa nhà mình cũng không được tự do mở: Tôi quả thực không hiểu!

Chi bộn tiền mua chung cư cao cấp nhưng có những quy định khiến tôi khó chịu vô cùng. Xem thêm
Bỏ gần chục tỷ ra mua chung cư, giờ đến cái cửa nhà mình cũng không được tự do mở: Tôi quả thực không hiểu!  - 1

Chung cư thành khách sạn chui: Nên vui hay buồn?

Gần đây, dân cư mạng lẫn dân cư “thật” ở nhiều chung cư tại TP.HCM, Hà Nội và các thành phố lớn khác đang rần rần chuyện chung cư hóa thành "khách sạn chui". Xem thêm
Chung cư thành khách sạn chui: Nên vui hay buồn?  - 1

Sẽ có bước đột phá chính sách mới cho nhà ở xã hội trong thời gian tới

Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội được Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đang diễn ra theo quy trình rút gọn được kỳ vọng gỡ “điểm nghẽn” thủ tục trong phát triển phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân… Xem thêm
Sẽ có bước đột phá chính sách mới cho nhà ở xã hội trong thời gian tới - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết