British Columbia- Canada là một địa điểm du lịch nổi tiếng khu vực Bắc Mỹ, ở đây có hệ sinh thái núi, rừng, công viên quốc gia... rất độc đáo phù hợp cho hoạt động du lịch như: cắm trại, trượt tuyết,...hằng năm nơi đây đón tiếp ~15 triệu lượt du khách . Vào thời điểm năm 1999, condotel tại Four Season Resort- Whistler được bán với giá 1,1 triệu USD; năm 2012 cũng chính condotel đó được chuyển nhượng lại với giá 520 nghìn USD. Tính theo chỉ số CPI, để đủ “hòa vốn”, condotel này phải bán được với giá ~1,5 triệu USD; như vậy người mua condotel này vào năm 1999 đã “bốc hơi” mất 2/3 số tiền của mình.
Ở phân khúc bình dân hơn, tại Kamloops, 1 địa điểm du lịch trượt tuyết khác ở Canada. Cách đây 10 năm 1 condotel 2 phòng ngủ tại Sunset & Hearthstone Lodge có giá 199 nghìn USD nay giá chuyển nhượng lại chỉ còn 19 nghìn USD, chưa được 10%. Tệ hơn, hiện nay tiền thuê không đủ để chi trả cho phí dịch vụ tại đây.
Qua 2 ví dụ trên có thể thấy việc condotel tăng giá theo thời gian rất khó xảy ra, vậy còn lợi nhuận khi khai thác cho thuê thì sao?
“Để tới được điểm “hòa vốn”, mỗi 1000 USD bỏ ra đầu tư phải thu về được 1 USD/1 đêm và công suất phòng trung bình >60%”- theo bà Betsy MacDonald- thành viên HĐQT HVS International Vancouver; ví dụ condotel có giá 100 nghìn USD thì mỗi đêm cho thuê phải có giá 100 USD. Thực tế, công suất phòng condotel trung bình ở British Columbia- Canada nơi có ~15 triệu du khách mỗi năm chỉ đạt ~40%. Tiếp tục lấy Four Season Resort Whistler làm ví dụ( số liệu 2019), tại đây giá phòng trung bình ~130USD/đêm trong khi chi phí trung bình đầu tư condotel ở đây vào khoảng hơn 400 nghìn USD( năm 2012 có giá ~520 nghìn USD) cho căn 1 phòng ngủ; tính thêm cả phí dịch vụ và phí phát sinh thì quả thực hiệu quả đầu tư không cao.
Ông Zach Bhaista, phó chủ tịch Mayfair Hotel and Resort Vancourver phát biểu trong hội nghị năm 2012 : “ 10 năm qua, những ai đã đầu tư vào condotel đều bị lỗ một khoản tiền rất lớn”.
Vào năm 2011, Hiệp hội các chủ sở hữu condotel tại Mỹ ( National Association of Condo Hotel Owners)- NACHO đã có một nghiên cứu chuyên sâu về lợi nhuận mà hình thức kinh doanh này mang lại. Nghiên cứu thí điểm tại các đơn vị condotel mà các chủ sở hữu đồng ý cung cấp thông tin ở bang Florida, Mỹ- nơi có bãi biển Miami nổi tiếng thế giới trong khoảng thời gian 5 năm từ 2006-2011. Trong số các condotel được nghiên cứu, trung bình chỉ mang lại... 1% lợi nhuận mỗi năm ( đã trừ hết tất cả các loại phí dịch vụ & phát sinh); 1% lợi nhuận là con số thực sự gây sốc bởi mỗi năm Florida đón tiếp tới ~112 triệu lượt khách . Nghiên cứu này cho biết rất nhiều đơn vị condotel mang về lợi nhuận âm, tức là chủ sở hữu phải bù thêm tiền để “bao cấp” condotel của mình hoạt động. Nghiên cứu này còn chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến hình thức này trở thành “thảm họa”: cung vượt cầu quá nhiều, giá thành quá đắt, phí dịch vụ cao. Có lẽ bởi quá “thảm họa” nên hiệp hội NACHO cũng đã giải thể sau khi công bố báo cáo nghiên cứu.