Nguyễn Đỗ Việt

Nguyễn Đỗ Việt

Cảnh giác khi được chủ đầu tư trao đòn bẩy tài chính.

Đòn bẩy tài chính, một thuật ngữ không xa lạ gì với giới đầu tư, đặc biệt giới đầu tư tài chính, bất động sản. Tuy nhiên sử dụng nó như thế nào, “bẩy” lên hay “bẩy” xuống luôn là sự trăn trở của các nhà đầu tư.

Cảnh giác khi được chủ đầu tư trao đòn bẩy tài chính. - 1

Ảnh minh họa

Lý thuyết và thực tế đều chứng minh rằng, chỉ có khoảng 5% tối đa là 10% người thành công khi sử dụng đòn bẩy tài chính.  Thường thì, ngoài kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực đầu tư, chuyên gia “ bẩy” phải có quan hệ tốt với ngân hàng, nhà cái, phải có “máu liều” và chút ít may mắn thì mới có thể thành công.

            Để biến điều phức tạp trở thành điều bình thường và phổ cập, gần đây nhiều chủ đầu tư đã hào phóng và tự nguyện một cách vô điều kiện trao đòn bẩy cho nhà đầu tư tại rất nhiều các dự án trong nam, ngoài bắc, thành phố, ven đô, trên rừng dưới biển và vươn ra hải đảo.    

            Tính ma thuật của đòn bảy tài chính. 

            Để hiểu rõ sức hấp dẫn và cách hoạt động của đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản, tôi đơn giản hóa nó bằng một ví dụ như sau

            Thông lệ, nếu anh có 4 tỷ, giá trị căn hộ cũng 4 tỷ, trả góp trong thời gian 12 tháng thì để ăn dày, kiếm nhiều thì anh phải “ôm” nhiều, giả sử để “ôm” được 10 căn, anh buộc phải sử dụng đòn bẩy tài chính tức là vay thêm 36 tỷ, giải ngân trong vòng 12 tháng theo tiến độ yêu cầu của chủ đầu tư. Vay 36 tỷ không hề đơn giản nếu anh không có lịch sử tài chính tốt, không có mối quan hệ cánh hẩu với ngân hàng và đặc biệt anh không có tài sản thế chấp khác ngoài 10 căn hộ (tài sản hình thành trong tương lai).

            Giả định giá chung cư tăng 20%/năm và lãi vay tính trung bình cho tất các các lần giải ngân trong năm là 10% thì lãi thu được sẽ là (40 tỷ x 20%) – (36 tỷ x 10%) = 4,4 tỷ đồng. Sau khi trừ tiền môi giới anh lãi khoảng 4 tỷ đồng tương đương 100% hiệu suất vốn.

            Có tăng thì cũng phải có giảm, trường hợp giảm 20% thì không đơn thuần là anh lỗ 8 tỷ. Sẽ vẫn được coi là may mắn nếu anh mất 4 tỷ tiền vốn và gánh thêm 4 tỷ tiền lãi vay của 36 tỷ tiền vay. Nhưng chẳng may thị trường vào “trend” đi xuống việc bán hàng không hề đơn giản thì khi đó không chỉ thổi bay mất số vốn 4 tỷ mà còn cõng thêm khoản nợ 36 tỷ với số tiền lãi mỗi năm 3,6 tỷ đồng (vì đơn giản hóa xin loại bỏ các nghiệp vụ tính lãi cụ thể của ngân hàng)

            Chủ đầu tư tự nguyện giao đòn bảy tài chính cho người đầu tư

            Rõ ràng là, sức mạnh của đòn bẩy tài chính là ghê gớm, vậy nên không phải ai cũng dám hay cũng thành công trong việc sử dụng công cụ đầy ma thuật này. Ngày nay đã khác, nhiều chủ đầu tư đã “khai sáng” cho rất nhiều khách hàng khi lẳng lặng dẫn dắt nhà đầu tư sử dụng đòn bảy tài chính mà không cần kiến thức, chẳng cần máu liều mà chỉ cần một ít vốn và lòng tham là đủ. Cụ thể là:

            Với chính sách bán hàng vô cùng hấp dẫn hiện nay, khách hàng mua một dự án BĐS X ngoại thành Hà Nội chỉ phải vào tiền 10% là được ký hợp đồng mua bán, ngân hàng cho vay tới 85% giá trị hợp đồng với lãi suất 0% trong suốt 24 tháng, trong 2 năm này, nếu bất ngờ có tiền, khách hàng có thể thanh toán mà không phải trả tiền lãi phạt…như vậy, với số vốn 4 tỷ như ví dụ trên, khách hàng có thể “ôm” ngay 10 căn hộ với tổng giá trị đầu tư lên tới 40 tỷ mà không phải lo trả lãi số tiền 34 tỷ (85% của 40 tỷ) mà ngân hàng đã “tốt bụng” cho vay tới 2 năm.

            Với cách tính “bẩy” lên và “bẩy” xuống như trên, giả sử giá chung cư lên/xuống 20%/năm thì sau 2 năm thể kiếm được tới 16 tỷ đồng nếu “bẩy” lên hay thổi bay mất 4 tỷ tiền gốc và gánh thêm 12 tỷ tiễn lỗ do giá giảm với điều kiện bán được hết hàng.

            Để tăng tính hấp dẫn của chương trình và để dẫn dụ khách hàng sử dụng đòn bảy tài chính, chủ đầu tư còn hào phóng tặng từ 5 cho tới 10 chỉ vàng (trừ vào giá bán) nếu khách hàng đặt cọc vào “ngày sự kiện” ngày 8/11/2020. Ngoài ra, việc đặt cọc với số tiền tối thiểu 50 triệu đồng/căn với thời gian giữ cọc tới hơn 3 tháng (tới ngày 5/3/2021) đồng thời Chủ đầu tư tung tiếp cú đấm bồi “thông báo tăng giá giá 3% tính từ 30/11/2020” không chỉ dẫn dụ, kích thích người mua mà hạ gục tất cả các khách hàng kể cả các nhân viên sales còn mải may nghi nghờ tính hiệu quả của chương trình đã nhanh chóng xuống tiền ôm hàng với một niềm tin vô cùng mãnh liệt rằng “chả lẽ trong 3 tháng mình không lướt được cọc”, “chả lẽ trong 2 năm mình không bán được hàng”…..

            Câu chuyện đằng sau ở đây là, ngân hàng không phải là nhà từ thiện, họ là nhà buôn tiền, đồng tiền cho anh vay là tiền họ đi vay, huy động từ các nguồn và phải trả lãi mới cho nó. Rõ ràng là, Chủ đầu tư đã bỏ tiền của mình ra trả lãi cho anh vay, sao họ tốt quá vậy ? xin thưa, giống như diệu kế “cam kết lợi nhuận” nhiều chủ đầu tư đã và vẫn đang dùng, họ đã nâng giá lên để lấy chính phần “vênh” đó lên trả lợi nhuận cam kết hay trả thay tiền lãi cho khoảng vay tới 85% của khách hàng.

            Với nhân viên bán hàng thì khá an toàn vì bỏ ra 50 triệu đồng/căn giữ chỗ, gặp khách thì xin được phần quà tặng, khách rắn thì ưu tiên thu hồi tiền cọc, tặng luôn cả quà tặng ít nhất được hoa hồng bán hàng và vẫn đạt chỉ tiêu bán hàng. Đối với người nhà đầu tư thì sao? rủi ro chực chờ vì rằng giá bán đã bị đẩy lên nên việc “bẩy” lên là khó khả thi trừ khi “chợ” thật tốt và vào “trend” tăng giá, hy vọng thị trường không tồi tệ và không giảm tới 40%/2 năm như ví dụ  nêu trên cho dù thực tế nó đã từng sảy ra trong năm 2012 vừa qua.    

Bài viết chia sẻ độc quyền trên MXH Người Mua Nhà - NguoiMuaNha.vn

2

Bình luận

Nghịch lý môi giới bất động sản: Khi chứng chỉ hành nghề trở thành "Cúc áo đầu sai"

Một thị trường bất động sản đang vật vã tìm đường phục hồi, nhưng lại để hàng chục ngàn môi giới rơi vào trạng thái “nửa hợp pháp, nửa ngoài lề”. Một rào cản pháp lý tưởng chừng nhỏ, nhưng đang gây ra tắc nghẽn toàn hệ thống. Xem thêm
Nghịch lý môi giới bất động sản: Khi chứng chỉ hành nghề trở thành "Cúc áo đầu sai" - 1

Căn hộ ven đô: Ở tạm hay… ở luôn?

Thời buổi này, mua được căn nhà trong nội thành giống như trúng số độc đắc, mà điều buồn là… chẳng có vé số nào trong tay. Giá căn hộ trung tâm thì tăng vèo vèo, còn thu nhập thì vẫn lẹt đẹt. Xem thêm
Căn hộ ven đô: Ở tạm hay… ở luôn? - 1

Thái Hưng – Đại gia thép Thái Nguyên: Thâu tóm đất vàng, lãi khủng nhưng thuế khiêm tốn

Doanh thu mỗi năm của CTCP Thương mại Thái Hưng rất lớn, lên đến cả chục nghìn tỷ. Tuy nhiên, lợi nhuận của doanh nghiệp lại rất mỏng, thuế đóng chỉ ở mức tượng trưng. Trong khi đó, công ty liên tục thâu tóm nhiều lô đất vàng tại Thái Nguyên, mở rộng đầu tư ngoài ngành. Xem thêm
Thái Hưng – Đại gia thép Thái Nguyên: Thâu tóm đất vàng, lãi khủng nhưng thuế khiêm tốn  - 1

Những doanh nghiệp địa ốc nổi bật nào đang định hình thị trường căn hộ cao cấp Hà Nội?

Mấy năm gần đây, giá chung cư Hà Nội tăng giá cứ vù vù. Các công ty nghiên cứu công bố báo cáo thị trường, cho thấy giá bán chung cư quý sau luôn cao hơn quý trước. Xem thêm
Những doanh nghiệp địa ốc nổi bật nào đang định hình thị trường căn hộ cao cấp Hà Nội?  - 1

Phân khúc siêu sang đã xuất hiện ở một vài dự án có giá xấp xỉ 200 triệu đồng/m2

Nếu bạn từng nghĩ rằng căn hộ giá 200 triệu đồng/m² chỉ là chuyện viễn tưởng, thì xin chúc mừng: Hà Nội đã biến điều đó thành hiện thực! Xem thêm
Phân khúc siêu sang đã xuất hiện ở một vài dự án có giá xấp xỉ 200 triệu đồng/m2 - 1

Khi mua đất không chỉ để dành – mà còn phải giữ

Có những mảnh đất được mua không phải để ở ngay. Chúng được xem như một phần đầu tư, hoặc để dành cho tương lai, cho con cái sau này. Nhưng giữ đất không đồng nghĩa với việc… để nguyên đó là xong. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ điển hình cho thấy: không sống trên đất không có nghĩa là không cần quan tâm đến những gì đang diễn ra quanh nó. Xem thêm
Khi mua đất không chỉ để dành – mà còn phải giữ  - 1

Mua căn nhà 3 tỷ nhưng không biết làm sao để trả được nợ: Hành trình của một người trẻ mua nhà với thu nhập 15 triệu/tháng

“Em đã có 2 tỷ, còn thiếu 1 tỷ để mua căn nhà 3 tỷ. Em thật sự nghiêm túc muốn ổn định, nhưng cũng thấy sợ vì trước giờ luôn vụng về trong chuyện tiền bạc. Mong mọi người giúp em tính và góp ý thêm cách xoay xở…” Xem thêm
Mua căn nhà 3 tỷ nhưng không biết làm sao để trả được nợ: Hành trình của một người trẻ mua nhà với thu nhập 15 triệu/tháng - 1

Chuyện nhà ở xã hội : Nếu chỉ để thuê – bạn nghĩ sao?

Theo dõi thông tin về các phiên thảo luận tại kỳ họp Quốc hội gần đây, tôi đặc biệt chú ý đến đề xuất “nhà ở xã hội (NOXH) chỉ nên cho thuê” Xem thêm
Chuyện nhà ở xã hội : Nếu chỉ để thuê – bạn nghĩ sao? - 1

Kinh tế đêm tại Việt Nam: Khách vẫn hỏi chơi gì sau 22h?

Kinh tế đêm đã và đang trở thành động lực phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực giàu tiềm năng này vẫn chưa được khai thác xứng tầm, dẫn đến sự thiếu hụt những trải nghiệm hấp dẫn du khách. Xem thêm
Kinh tế đêm tại Việt Nam: Khách vẫn hỏi chơi gì sau 22h? - 1

Giá nhà mặt phố tại Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2

Theo số liệu của Công ty Cổ phần PropertyGuru Việt Nam (đơn vị chuyên phân tích thị trường bất động sản), giá bán nhà mặt phố Hà Nội đang tăng mạnh. Xem thêm

Trong quý I/2025 giá nhà mặt phố đã tăng khoảng 30% (trung bình tăng từ 337 triệu đồng/m2 lên 437 triệu đồng/m2) so với quý I/2023. Mức giá này ngang ngửa nhà liền kề ở ven đô.

Cụ thể, tại quận Ba Đình, nhiều tuyến phố tăng mạnh như: Ngọc Hà từ 310-540 triệu đồng/m2 lên 360-620 triệu đồng/m2, Kim Mã từ 400-680 triệu đồng/m2 lên 440-730 triệu đồng/m2.

Ở quận Đống Đa, nhà phố Hoàng Cầu tăng từ 380-470 triệu đồng/m2 lên 425-516 triệu đồng/m2; Yên Lãng tăng từ 330-490 triệu đồng/m2 lên 370-560 triệu đồng/m2.

Quận Cầu Giấy ghi nhận mức tăng tương tự, với các phố Duy Tân, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Huyên đều lập mặt bằng giá mới, phổ biến từ 265 đến 620 triệu đồng/m2.

Riêng phố Huỳnh Thúc Kháng đã cao sẵn nhưng vẫn tăng thêm 7-10%, chạm mốc 770 triệu đồng/m2.

(*) Nguồn: Tiền phong

Giá nhà mặt phố tại Hà Nội liên tục tăng, lên mức trung bình 437 triệu đồng/m2 - 1

Có một điều mà mình thấy giá chung cư tại Hà Nội đang ảo hơn giá trị thực tế rất nhiều

Mình cũng làm bđs, và chơi với rất nhiều ae đầu tư bđs, thỉnh thoảng ngồi nhậu, ae cũng chém gió về bđs thị trường HN thời điểm hiện tại. Xem thêm
Có một điều mà mình thấy giá chung cư tại Hà Nội đang ảo hơn giá trị thực tế rất nhiều - 1

Mua nhà cũ, đập ra xây lại: Khi giá nhà quá cao...

Trong bối cảnh giá bất động sản “leo thang mỏi gối”, nhiều người trẻ thay vì mơ về một căn hộ mới tinh trong các dự án cao cấp lại đang quay về với một lựa chọn nghe có vẻ ngược đời: mua chung cư cũ, đập ra cải tạo, tự tay “thiết kế cuộc đời” theo gu cá nhân. Xem thêm
Mua nhà cũ, đập ra xây lại: Khi giá nhà quá cao... - 1

Tiêu chuẩn nào cho nhà Gen Z: chốn an cư - bối cảnh quay TikTok?

Chưa bao giờ trong lịch sử bất động sản dân sinh, cụm từ “chốn ở” lại có nhiều vai trò đến thế: vừa là nơi ngủ, nơi làm việc, vừa là phòng gym, phòng livestream... Không gian sống kiểu Gen Z là nơi mọi mét vuông đều có thể trở thành “bối cảnh triệu view” nếu biết đặt ring light đúng chỗ. Xem thêm
Tiêu chuẩn nào cho nhà Gen Z: chốn an cư - bối cảnh quay TikTok? - 1

THU NHẬP 13 TRIỆU, CHẬT VẬT VÌ TIỀN TRỌ 4.5 TRIỆU: TÌM ĐÂU PHÒNG GIÁ HỢP LÝ BÂY GIỜ?

Tôi 25 tuổi và đang làm nhân viên văn phòng tại TP HCM. Mức lương hiện tại của tôi là 13 triệu đồng một tháng. Xem thêm
THU NHẬP 13 TRIỆU, CHẬT VẬT VÌ TIỀN TRỌ 4.5 TRIỆU: TÌM ĐÂU PHÒNG GIÁ HỢP LÝ BÂY GIỜ?  - 1

Vì sao tôi chọn Long An thay vì tiếp tục mơ nhà ở Sài Gòn?

Sáng nay đọc báo, tình cờ bắt gặp một phân tích khá thú vị trên CafeBiz về xu hướng dịch chuyển trong thị trường bất động sản, và thú thật, tôi phải gật gù đồng tình. Xem thêm
Vì sao tôi chọn Long An thay vì tiếp tục mơ nhà ở Sài Gòn?  - 1

Ban Quản trị phải là người giữ uy tín, chứ không phải người giữ tiền

“Chúng tôi chỉ mong một nơi để an tâm gọi là nhà…”— Tâm sự của một cư dân sống trong chung cư. Xem thêm
Ban Quản trị phải là người giữ uy tín, chứ không phải người giữ tiền - 1

Giá nhà tăng, nhưng mình không còn vội

Mình đã từng trải qua cả hai giai đoạn quan trọng của thị trường bất động sản: đỉnh sốt và suy thoái – cụ thể là năm 2013 và 2024. Xem thêm
Giá nhà tăng, nhưng mình không còn vội  - 1

Đánh Thuế Bất Động Sản Bỏ Hoang: Động chạm đúng căn bệnh, nhưng có chữa được không?

Việc đánh thuế bất động sản bỏ hoang là đề xuất nghiêm túc, có khả năng “gãi đúng chỗ ngứa” của thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay. Xem thêm
Đánh Thuế Bất Động Sản Bỏ Hoang: Động chạm đúng căn bệnh, nhưng có chữa được không? - 1

Hoàn thành cầu Tứ Liên sau 24 tháng: ‘Cú đấm thép’ hạ tầng cho Thành phố Expo Vinhomes Global Gate

Ngày 19/5, lễ khởi công cầu Tứ Liên chính thức diễn ra, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lộ trình phát triển không gian đô thị Hà Nội về phía Đông Bắc. Xem thêm
Hoàn thành cầu Tứ Liên sau 24 tháng: ‘Cú đấm thép’ hạ tầng cho Thành phố Expo Vinhomes Global Gate - 1

Căn nhà mơ ước, liệu có trên thực tế?

Trong quá trình chứng kiến và giúp đỡ hàng vạn người mua và bán nhà, bản thân cũng trải nghiệm mua nhà, xây nhà và mua đất nhiều lần, thì mình thấy có một câu hỏi rất quan trọng: Thế nào là một căn nhà mơ ước? Xem thêm
Căn nhà mơ ước, liệu có trên thực tế? - 1

Nghị quyết 198/2025/QH15: Cánh cửa lớn cho doanh nghiệp bất động sản

Ngày 17/5/2025, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết 198/2025/QH15, mở ra loạt chính sách mang tính đột phá nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) – nhóm vốn chiếm tỷ trọng rất lớn, và cũng là "xương sống" của ngành BĐS. Xem thêm
Nghị quyết 198/2025/QH15: Cánh cửa lớn cho doanh nghiệp bất động sản - 1

Sun Group đầu tư Tổ hợp giải trí nước đa năng chưa từng có tại Vũng Tàu

Là “trái tim” của Khu đô thị đường 3 tháng 2 TP Vũng Tàu vừa khởi công, công viên nước rộng tới 19ha được kiến tạo trở thành tổ hợp giải trí, vui chơi sôi động suốt đêm ngày, kỳ vọng đón hàng triệu lượt khách. Xem thêm
Sun Group đầu tư Tổ hợp giải trí nước đa năng chưa từng có tại Vũng Tàu - 1

NGHỊCH LÝ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN: KHI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TRỞ THÀNH “CÚC ÁO ĐẦU SAI”

Một thị trường bất động sản đang vật vã tìm đường phục hồi, nhưng lại để hàng chục ngàn môi giới rơi vào trạng thái “nửa hợp pháp, nửa ngoài lề”. Một rào cản pháp lý tưởng chừng nhỏ, nhưng đang gây ra tắc nghẽn toàn hệ thống. Câu hỏi đặt ra: Liệu chứng chỉ hành nghề môi giới có thực sự là công cụ chuẩn hóa, hay đang trở thành vật cản cho tiến trình chuyên nghiệp hóa thị trường? Xem thêm
NGHỊCH LÝ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN: KHI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TRỞ THÀNH “CÚC ÁO ĐẦU SAI” - 1

Hướng dẫn đăng kí mua nhà ở xã hội theo quy định mới nhất: Không khó, nhưng bạn cần nắm rõ quy trình để không mất cơ hội

Lúc bắt đầu tìm hiểu về mua nhà ở xã hội, thú thật mình cũng khá mơ hồ, chỉ biết đó là chương trình dành cho người thu nhập thấp, giá tốt hơn nhà thương mại và phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Xem thêm
Hướng dẫn đăng kí mua nhà ở xã hội theo quy định mới nhất:  Không khó, nhưng bạn cần nắm rõ quy trình để không mất cơ hội - 1

Úc: Được chủ nhà tặng ngôi nhà sau 20 năm cho thuê

Ở tuổi 76, bà Jane Sayner cuối cùng có thể tắt chuông báo thức lúc 3h sáng và nghỉ công việc bán rau ở chợ, sau khi thừa kế ngôi nhà từ người chủ quá cố. Xem thêm
Úc: Được chủ nhà tặng ngôi nhà sau 20 năm cho thuê  - 1

🏙️ CHUNG CƯ CŨ TP.HCM TĂNG GIÁ MẠNH NHƯNG KHÓ GIAO DỊCH – KHI NGƯỜI BÁN KHÔNG MUỐN GIẢM, NGƯỜI MUA KHÔNG MUỐN MUA 🔄

Trong suốt một năm trở lại đây, giá căn hộ cũ tại TP.HCM – đặc biệt ở các khu trung tâm và cận trung tâm – liên tục leo thang. Nhiều dự án đã qua sử dụng ghi nhận mức tăng giá từ 15% đến 30%, thậm chí một số nơi còn tăng mạnh hơn. Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng của giới đầu tư, thị trường căn hộ thứ cấp lại đang rơi vào cảnh khó thanh khoản, giao dịch ì ạch, dù giá trị tài sản đang ở mức cao. Xem thêm
🏙️ CHUNG CƯ CŨ TP.HCM TĂNG GIÁ MẠNH NHƯNG KHÓ GIAO DỊCH – KHI NGƯỜI BÁN KHÔNG MUỐN GIẢM, NGƯỜI MUA KHÔNG MUỐN MUA 🔄  - 1

Chuyện thật giao dịch nhà đất: Đã trả nợ nhưng chưa xóa thế chấp – rủi ro pháp lý nằm ở đâu?

Một tình huống tưởng chừng đơn giản nhưng lại suýt làm đổ bể cả một giao dịch mua bán nhà đất vừa diễn ra ngay tại văn phòng tôi. Nó cho thấy một “lỗ hổng” không nhỏ trong quy trình xử lý giao dịch bất động sản. Nếu không nắm rõ, cả bên mua lẫn bên bán đều có thể rơi vào tranh chấp, thậm chí bị mất cọc một cách oan uổng. Xem thêm
Chuyện thật giao dịch nhà đất: Đã trả nợ nhưng chưa xóa thế chấp – rủi ro pháp lý nằm ở đâu?  - 1

Sun Costa Residence và màn “khai mở” ấn tượng tại thủ phủ du lịch Đà Nẵng

Mang trọn sắc xanh hiền hòa, thanh âm dịu êm và hơi thở sống động của biển Mỹ Khê vào khán phòng sự kiện “Mở kiệt tác, đón thịnh vượng” ngày 18/5, gần 1000 vị khách đã cùng Sun Property (thành viên Sun Group) mở “cánh cổng” phiêu du đến không gian sống tuyệt tác mang tên Sun Costa Residence – nơi ngắm biển khơi bất tận mỗi ngày, và cũng đón nhận dòng tiền sinh lời mỗi ngày giữa trung tâm du lịch Đà Nẵng. Xem thêm
Sun Costa Residence và màn “khai mở” ấn tượng tại thủ phủ du lịch Đà Nẵng - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết