Xu hướng dịch chuyển rõ rệt:
- Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh (54% năm 2024 so với 2023), khiến người mua có tâm lý “mua sớm còn kịp”.
- Người dân bắt đầu dịch chuyển khỏi lõi đô thị, lựa chọn các khu đô thị quy hoạch tốt, tiện ích đồng bộ, hạ tầng kết nối như Vành đai 3, 3.5, 4 và metro.
Khu Đông Hà Nội – Tâm điểm mới:
- Sự xuất hiện của các dự án cao cấp, tiện ích hoàn chỉnh.
- Hạ tầng bứt phá, quỹ đất rộng, giá trị đầu tư còn nhiều dư địa tăng trưởng.
- Dòng vốn đang đổ mạnh vào khu Đông, tạo sóng mới cho thị trường BĐS.
Nhận định: 2025-2026 sẽ là giai đoạn bùng nổ nhu cầu nhà ở, đặc biệt với chung cư trong các khu đô thị quy hoạch bài bản. Nhà đầu tư và người mua ở thực nên tranh thủ giai đoạn này để “đi trước đón đầu”.
Nhưng để mua được nhà lại là câu chuyện khó khăn Vậy bài toán tài chính khi mua nhà nên cân nhắc ntn? Nếu vay 2,5 tỷ đồng mua nhà với thời hạn 20 năm, mức trả góp hàng tháng sẽ phụ thuộc vào lãi suất và phương thức thanh toán.
Phương án 1: Lãi suất ưu đãi 4% trong 6 tháng đầu, ân hạn nợ gốc 5 năm, lãi suất sau đó 11% - 14%
6 tháng đầu: 8,3 triệu/tháng
5 năm tiếp theo
Trả góp cố định: 22,9 - 29 triệu/tháng.
Dư nợ giảm dần: Tháng thứ 61 trả 36,8 - 43,1 triệu, sau đó giảm còn 14,2 triệu/tháng.
15 năm cuối
Trả góp cố định: 50 - 63 triệu/tháng.
Dư nợ giảm dần: Giảm dần theo thời gian.
Phương án 2: Lãi suất cố định 8% trong 5 năm đầu, sau đó 11% - 14%
5 năm đầu: 20,8 triệu/tháng.
15 năm tiếp theo
Trả góp cố định: 23,3 - 27,5 triệu/tháng.
Dư nợ giảm dần
Tháng thứ 61 trả 30,2 - 35,3 triệu.
Sau đó giảm dần về 11,7 triệu/tháng.
Theo nguyên tắc tài chính, chi phí nhà ở không nên vượt quá 30% thu nhập. Dù chọn phương thức nào, trung bình mỗi tháng người vay phải trả 27 - 30 triệu đồng trong 20 năm. Để đảm bảo cân đối tài chính, họ cần thu nhập tối thiểu 90 triệu đồng/tháng, một con số vượt xa khả năng của đa số người trẻ hiện nay.