Thanh Duy

Thanh Duy

Ý kiến khác nhau về đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội

Đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhận 2 luồng ý kiến khác nhau từ các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ý kiến khác nhau về đề xuất Tổng Liên đoàn Lao động tham gia đầu tư xây nhà ở xã hội - 1

Mới đây, tại Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Khoản 3 Điều 78 dự thảo Luật quy định, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội làm việc tại các khu công nghiệp thuê.

Liên quan quy định này, trong Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội có 2 luồng ý kiến khác nhau.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25/8. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25/8. (Ảnh: DUY LINH)

Nhiều ý kiến tán thành quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân theo đề xuất của Tổng Liên đoàn tại văn bản số 7177/TLĐ-BQLDA ngày 3/8/2023.

Tuy nhiên, do đây là các dự án nhà ở công nhân để cho thuê, vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài nên cần bổ sung đánh giá tác động về nguồn lực đầu tư và khả năng thu hồi vốn, làm rõ trình tự, thủ tục đầu tư theo pháp luật đầu tư hay pháp luật đầu tư công và hình thức sở hữu đối với nhà ở hình thành trong dự án để có cơ chế quản lý phù hợp.

Đồng thời, cần chỉnh lý, bổ sung các quy định có liên quan của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và cho thuê nhà ở này.

Một số ý kiến cho rằng, không nên quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân như dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) do Chính phủ trình. Các ý kiến cho rằng, đây là vấn đề mới, còn nhiều nội dung chưa được làm rõ.

Do đó, đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho công nhân trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật.

Góp phần giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho công nhân

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng Liên đoàn đã có buổi làm việc để giải trình nhiều vấn đề với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và nhiều lần làm việc với Bộ Xây dựng để thảo luận, trao đổi, thống nhất về vấn đề này.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiến tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu ý kiến tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về mặt lý luận và sự cần thiết, ông Ngọ Duy Hiểu nêu rõ, một trong những mối quan tâm hàng đầu của công nhân và người lao động là vấn đề nhà ở. Từ vấn đề này kéo theo một loạt các vấn đề khác của công nhân như điều kiện ăn ở, sức khỏe, môi trường sống, chăm sóc con cái, an ninh an toàn, xử lý các tình huống khủng hoảng như dịch bệnh Covid-19 vừa qua…

Hiện nay, nhu cầu về nhà ở cho công nhân là rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của Nhà nước thì còn hạn chế, doanh nghiệp chưa mặn mà với nhà ở xã hội nói chung. Do vậy, rất cần một hệ thống pháp luật có khả năng khai phóng để huy động mọi lực lượng xã hội, trong đó có Công đoàn tham gia xây dựng nhà ở cho nhóm đối tượng này.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Nhà nước cần tạo cơ chế để Công đoàn tiếp tục khẳng định, phát huy vai trò, thể hiện những ưu việt, thế mạnh trong thu hút, tập hợp người lao động, gắn bó mật thiết với đoàn viên.

Về mặt thực tiễn, trước thực trạng bức xúc về nhà ở của công nhân, theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 12/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” (sau này sửa đổi thành Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 4/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ).

Tổng Liên đoàn đã báo cáo cơ quan chức năng và thành lập Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn.

Trên cơ sở Quyết định 655, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức triển khai ở các địa phương khác nhau, trong đó có khu thiết chế Công đoàn tỉnh Hà Nam, đóng tại Khu Công nghiệp Đồng Văn II, thị xã Duy Tiên, được thiết kế gồm 5 tòa nhà với tổng số 244 căn hộ, đã cho công nhân thuê 100%.

Vừa qua, đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật đã về khảo sát thực tế và chứng kiến điều kiện ăn ở, cuộc sống… của người lao động. Quá trình vận hành đến nay không phát sinh vấn đề gì lớn, ngoài một số vấn đề tương tự như phát sinh trong việc vận hành các nhà chung cư khác.

Quang cảnh phiên thảo luận cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh phiên thảo luận cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, việc triển khai Quyết định số 655/QĐ-TTg và Quyết định số 1729/QĐ-TTg được lãnh đạo và nhân dân các địa phương, nhất là công nhân rất ủng hộ. Đến nay, đã có 36 địa phương giới thiệu địa điểm khu đất cho Tổng Liên đoàn, trong đó có 13 đơn vị đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500.

Định hướng đầu tư của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đó là chỉ xây dựng để cho thuê, với một số lượng rất ít trong nhu cầu lớn về nhà ở của công nhân. Đầu tư được ưu tiên ở những địa bàn cần kíp, khó khăn, có tính chất tượng trưng, vừa tham gia giải quyết nhu cầu cấp bách về nhà ở cho công nhân, vừa khẳng định vị thế của tổ chức Công đoàn để tập hợp người lao động.

Nguồn vốn được lấy từ nguồn tiết kiệm chi hành chính theo Đề án 655 và từ Quỹ đầu tư của Tổng Liên đoàn. Cơ quan tổ chức thực hiện là Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn có năng lực chuyên môn tốt.

“Tổng Liên đoàn xác định khi tham gia chỉ đầu tư có tính tượng trưng, vì kinh phí công đoàn cũng hạn chế, khoảng 5.600 tỷ đồng tính tới cuối 2021. Nhưng chúng tôi vẫn muốn được làm để có thể khẳng định với công đoàn viên, người lao động rằng họ sẽ có cơ hội thuê nhà giá phù hợp khi tham gia tổ chức Công đoàn”, ông Ngọ Duy Hiểu nói.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, đến nay đã có đủ cơ sở để luật hóa quy định này vào Luật Nhà ở, đồng thời cho biết sẽ cùng Bộ Xây dựng, Ủy ban Pháp luật xử lý các điều khoản để bảo đảm tính khả thi.

Không để “vênh” với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư

Tham gia ý kiến thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, thực tế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội ở ngoại thành Hà Nội, nên việc quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là phù hợp.

Bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị, Tổng Liên đoàn nên có một đề án cụ thể, rõ ràng hơn để có thể thuyết phục được đại biểu Quốc hội.

Quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng cần cân nhắc nghiên cứu thêm về quy định này bởi hiện nay theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở mới được đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Trong khi đó, công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động. Vì vậy, nếu muốn quy định nội dung này trong dự luật, Chủ tịch Quốc hội gợi ý nên chỉnh lý theo hướng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội làm việc tại các khu công nghiệp thông qua doanh nghiệp trực thuộc có chức năng đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dù quy định thế nào cũng không được để “vênh” với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ lo ngại khi giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, bởi không đủ nhân lực và nguồn lực.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng đề nghị cân nhắc việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội để cho công nhân thuê và cho rằng cần có đánh giá tác động toàn diện vấn đề này.

Theo Nhân Dân

0

Bình luận

Cận cảnh không khí thi công ngày đêm của dự án Sun Group tại Hà Nam

Tòa căn hộ cao tầng đầu tiên của Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam sẽ cất nóc vào 31/12 tới. Hai trò chơi phức hợp đầu tiên của công viên nước Sun World đã lắp đặt xong, trong nỗ lực tối đa của chủ đầu tư nhằm sớm đưa dự án vận hành. Xem thêm
Cận cảnh không khí thi công ngày đêm của dự án Sun Group tại Hà Nam - 1

Đấu giá đất Thạch Thất bất ngờ chạm mốc 185,7 triệu đồng/m2

Huyện Thạch Thất vừa đấu giá thành công đất với 28 thửa đất tại thôn Bình Xá, xã Bình Phú. Xem thêm
Đấu giá đất Thạch Thất bất ngờ chạm mốc 185,7 triệu đồng/m2  - 1

Căn hộ thương mại dịch vụ - Xu hướng mới của người trẻ Hà Nội

Áp lực giá chung cư tăng cao khiến nhiều người tìm kiếm giải pháp thay thế. Căn hộ thương mại dịch vụ Eurowindow River Park với giá cả phù hợp cho đáp ứng nhu cầu sống - làm việc - kinh doanh linh hoạt trong cùng diện tích sử dụng đang là lựa chọn “hot” của giới với trẻ. Xem thêm
Căn hộ thương mại dịch vụ - Xu hướng mới của người trẻ Hà Nội - 1

Bức ảnh chụp 1 đám cưới hào môn “nhà nàng ở cạnh nhà tôi” khiến cư dân mạng trầm trồ

Với nhiều bạn nữ, một trong những ước mơ là lấy chồng gần nhà. Điều này chưa đảm bảo hoàn toàn hạnh phúc, nhưng chắc chắn, bạn sẽ được nhiều thứ hơn nếu cưới chồng ở xa. Xem thêm
Bức ảnh chụp 1 đám cưới hào môn “nhà nàng ở cạnh nhà tôi” khiến cư dân mạng trầm trồ - 1

Người từng trải chỉ rõ 5 yếu tố cần cân nhắc trước khi xuống tiền mua chung cư tầng thấp

Khi mua nhà chung cư, nhiều người với hầu bao eo hẹp sẽ thường để ý đến các căn hộ ở tầng thấp. Bên cạnh đó, việc lo sợ các yếu tố an toàn, chờ thang máy lâu… khi ở tầng cao cũng khiến nhiều người cân nhắc đến các căn hộ ở vị trí thấp. Tuy nhiên, khi nghe những kinh nghiệm này từ người từng sống ở tầng thấp, có lẽ bạn sẽ cần cân nhắc kỹ hơn trước khi xuống tiền. Xem thêm
Người từng trải chỉ rõ 5 yếu tố cần cân nhắc trước khi xuống tiền mua chung cư tầng thấp - 1

Tiết lộ 6 cách giúp mua nhà giá hời

Thay vì mất tiền qua môi giới nhà đất, người mua có thể tự tìm được ngôi nhà ưng ý với mức giá hời nhất. Xem thêm
Tiết lộ 6 cách giúp mua nhà giá hời  - 1

Viễn thông Elcom (ELC) bỏ hàng trăm tỉ 'thâu tóm' một ô "đất vàng" Tây Hồ Tây, dự án có gì hot?

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom (mã cổ phiếu ELC - sàn HoSE) vừa thông qua việc nhận chuyển nhượng một phần lô H1CC1 thuộc dự án Khu Trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây - Giai đoạn 1 tại Hà Nội từ Công ty TNHH Phát triển Tây Hồ Tây. Xem thêm
Viễn thông Elcom (ELC) bỏ hàng trăm tỉ 'thâu tóm' một ô "đất vàng" Tây Hồ Tây, dự án có gì hot? - 1

Giá căn hộ tăng chóng mặt và những chiếc bẫy tài chính “ngọt ngào" của các chủ đầu tư

Mấy chủ đầu tư cứ chơi kiểu này không khéo dễ xảy ra gãy phá thị trường đang hồi phục Xem thêm
Giá căn hộ tăng chóng mặt và những chiếc bẫy tài chính “ngọt ngào" của các chủ đầu tư  - 1

Hạ quyết tâm xuống tiền mua chung cư vì chờ hoài giá nhà vẫn cứ tăng

Cũng qua bao nhiêu tháng chờ đợi cuối cùng thì do nhu cầu ở cấp bách nên em đã phải hạ quyết tâm mua 1 căn chung cư và em đã lựa chọn thời điểm sát tháng 7 âm lịch để mua với giá rẻ hơn được vài chục. Xem thêm
Hạ quyết tâm xuống tiền mua chung cư vì chờ hoài giá nhà vẫn cứ tăng - 1

Điểm danh ba yếu tố tác động đến giá nhà Việt Nam

Khảo sát nghiên cứu của batdongsan.com.vn chỉ ra trong 5 năm qua giá bán bất động sản ở tại Việt Nam tăng 59%, Singapore tăng 37%, Mỹ tăng 54%, Úc tăng 49%, Nhật Bản tăng 41%. Xem thêm
Điểm danh ba yếu tố tác động đến giá nhà Việt Nam - 1

Các “cá mập” chủ dự án bất động sản lãi gấp nhiều lần dân đen đầu tư dự án

Vì tiền mặt mà ông chủ công ty bất động sản thu về không phải từ bán bất động sản dự án (vì lãi và gốc phải trả ngân hàng) mà chủ yếu thu được từ bán cổ phiếu cho người dân; càng có nhiều dự án thì công ty bất động sản đó lại càng "hấp dẫn" trên thị trường chứng khoán. Xem thêm
Các “cá mập” chủ dự án bất động sản lãi gấp nhiều lần dân đen đầu tư dự án - 1

Một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua được nhà: Ở thời điểm nào, người trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tự mua nhà

Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc batdongsan.com.vn, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát mạnh. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng. Xem thêm
Một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua được nhà: Ở thời điểm nào, người trẻ cũng gặp khó khăn trong việc tự mua nhà - 1

Giá chung cư Hà Nội như thế nào là phù hợp?

1. Theo Luật nhà ở 2023 dự án nhà ở xã hội lợi nhuận phần quỹ căn nhà ở xã hội không quá 10% (lợi nhuận thực tế rơi vào khoảng 15-22% nếu dự án không bị kéo dài, thu hồi vốn nhanh, quản lý xây dựng tốt, cũng không ít dự án lỗ do kéo dài lãi vốn lớn). Ví dụ 1 dự án 2-3 tầng hầm, hơn 20 tầng nổi ở các quận Hà Nội giá sẽ được phê duyệt 19tr-20tr/m, các dự án có kết cấu đơn giản hơn giá phê duyệt sẽ thấp hơn. Xem thêm
Giá chung cư Hà Nội như thế nào là phù hợp? - 1

Căn hộ 3 - 5 tỉ đồng sẽ “tuyệt chủng” như thế nào tại Tp.HCM?

Với việc nguồn cung cao cấp, hạng sang chiếm đến 80-90% giỏ hàng chào bán ra thị trường trong quý cuối năm 2024 thì cơ hội để nguồn cung giá 3-5 tỉ đồng/căn quay trở lại thị trường Tp.HCM trong giai đoạn tiếp theo sẽ rất khó. Xem thêm
Căn hộ 3 - 5 tỉ đồng sẽ “tuyệt chủng” như thế nào tại Tp.HCM?  - 1

Tản mạn chuyện áp thuế cao với người nhiều nhà đất: 10 vạn câu hỏi vì sao?

Quốc hội yêu cầu sớm đề xuất mức thuế cao hơn với người nhiều nhà đất là nội dung đã được Diên Hồng, truyền thông nhắc đến rất nhiều lần trong thời gian gần đây. Xem thêm
Tản mạn chuyện áp thuế cao với người nhiều nhà đất: 10 vạn câu hỏi vì sao? - 1

Top 10 Dự Án Căn Hộ Chung Cư Đắt Nhất Việt Nam

Thị trường bất động sản căn hộ chung cư cao cấp luôn sôi động với sự cạnh tranh không ngừng giữa các dự án. Vậy đâu là những dự án chung cư thuộc top đắt nhất hiện nay? Xem thêm
Top 10 Dự Án Căn Hộ Chung Cư Đắt Nhất Việt Nam - 1

Làn sóng rút lui khỏi chung cư cao cấp vì giá thuê đắt đỏ

Anh Nguyễn Hữu Cường (36 tuổi, Nam Định) cho biết, anh từng thuê chung cư cao cấp 76m2 tại một khu đô thị ở quận Hà Đông đầu năm 2024, ký hợp đồng 6 tháng, giá thuê là 15 triệu đồng/tháng. Xem thêm
Làn sóng rút lui khỏi chung cư cao cấp vì giá thuê đắt đỏ - 1

Người trẻ muốn mua nhà cần lưu ý những điều gì?

Vài năm gần đây, số lượng người trẻ mua nhà chiếm tỷ trọng cao hơn, vậy người trẻ mua nhà cần lưu gì để đảm bảo an toàn? Xem thêm
Người trẻ muốn mua nhà cần lưu ý những điều gì?  - 1

Các dự án chung cư có giá dưới 55 triệu đồng/m2 ở Hà Nội

Chung cư mới mở bán dưới 35 triệu đồng/m2 không còn xuất hiện ở Hà Nội. Những căn hộ có giá từ 40-55 triệu đồng/m2 hầu hết đã qua sử dụng. Xem thêm
Các dự án chung cư có giá dưới 55 triệu đồng/m2 ở Hà Nội  - 1

Chuyện mua nhà: Có nên GIẤU sale hay môi giới về khả năng tài chính cũng như nhu cầu thật của mình?

Nhận rất nhiều yêu cầu tư vấn hoặc hỏi han mua bđs từ alo đến nhắn tin với Phan Vi. Đại đa số hết 60% anh chị vẫn còn chưa xác định kỹ rồi vội vàng với thị trường bđs. Xem thêm
Chuyện mua nhà: Có nên GIẤU sale hay môi giới về khả năng tài chính cũng như nhu cầu thật của mình? - 1

Cư dân Feliz en Vista gửi đơn kêu cứu khẩn cấp vì đơn vị quản lý: Savills Việt Nam "đụng độ" Visaho

Theo đơn kêu cứu khẩn cấp của tập thể cư dân chung cư Feliz en Vista gửi UBND TP. Thủ Đức, Sở Xây dựng TPHCM, UBND phường Thạnh Mỹ Lợi, cư dân nơi đây đang phản đối việc Ban quản trị đã bỏ qua việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành hiện tại là Savills Việt Nam để chọn đơn vị đứng thứ 2 là Visaho. Xem thêm
Cư dân Feliz en Vista gửi đơn kêu cứu khẩn cấp vì đơn vị quản lý: Savills Việt Nam "đụng độ" Visaho - 1

Người trả giá 30 tỉ đồng/m2 đất Sóc Sơn: Hôm qua nói “Nhu cầu mua thật, trả giá cao để thể hiện ý chí, nay lại bảo do mệt nên viết nhầm 300 triệu thành 30 tỉ”

UBND huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) đang giao Công an huyện này vào cuộc điều tra vụ trả đấu giá 30 tỉ đồng/m2 đối với 3 thửa đất có ký hiệu A12, A13, C6 ở thôn Đông Lai. Xem thêm
Người trả giá 30 tỉ đồng/m2 đất Sóc Sơn: Hôm qua nói “Nhu cầu mua thật, trả giá cao để thể hiện ý chí, nay lại bảo do mệt nên viết nhầm 300  triệu thành 30 tỉ” - 1

Bộ Xây dựng đề xuất 100.000 tỷ cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, chi 16.500 tỷ ngay năm sau

Mới đây, Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Xem thêm
Bộ Xây dựng đề xuất 100.000 tỷ cho vay ưu đãi nhà ở xã hội, chi 16.500 tỷ ngay năm sau - 1

Chuyên gia mách nước “3 tiêu chí vàng” đầu tư BĐS vừa an toàn, vừa tối đa lợi nhuận

Nhà thấp tầng Vinhomes được giới chuyên gia “chọn mặt gửi vàng” khi thỏa mãn 3 tiêu chí tiên quyết trong đầu tư BĐS, giúp nhà đầu tư lãi ngay khi vừa mua và thảnh thơi hưởng lợi nhuận tích sản dài lâu. Xem thêm
Chuyên gia mách nước “3 tiêu chí vàng” đầu tư BĐS vừa an toàn, vừa tối đa lợi nhuận - 1

Biệt thự đáng sợ bậc nhất Vũng Tàu: Kiến trúc cổ xưa đẹp lộng lẫy, bỏ hoang 20 năm bên bờ biển, là điểm đến quay MV, chụp ảnh ăn khách

Mặc dù nhiều lời đồn đáng sợ vây quanh, đây vẫn là địa điểm được nhiều du khách muốn khám phá khi đặt chân đến Vũng Tàu. Xem thêm
Biệt thự đáng sợ bậc nhất Vũng Tàu: Kiến trúc cổ xưa đẹp lộng lẫy, bỏ hoang 20 năm bên bờ biển, là điểm đến quay MV, chụp ảnh ăn khách - 1

Kiến trúc "vị nhân sinh" của đô thị Sun Group tại Hà Nam

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết, trong khi 100% biệt thự, nhà phố đều có tầng hầm, cùng 469 mẫu thiết kế nhà được trình làng để đảm bảo không có hai căn nhà giống nhau trên một trục dọc… Đó chỉ là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” mà các KTS Sun Group đã thiết lập ngay khi bắt tay xây dựng đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam. Xem thêm
Kiến trúc "vị nhân sinh" của đô thị Sun Group tại Hà Nam - 1
Thông báo
vừa bình luận bài viết