“Cuộc chiến” gói thầu 35.000 tỷ đồng ở sân bay Long Thành ngày càng như sâu bít – lắm drama vcc ra. Đầu tiên là CHEC-BCEG-Vietnam Contractors và Hoa Lư bị loại. Chỉ còn duy nhất anh Vietur được vào vòng trong.
Mà anh Vietur gồm những ai? Đó là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng UNICONS, Tổng công ty Thành An, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta, Công ty cổ phần Xây dựng Central, Công ty cổ phần Xây dựng An Phong và Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Tất nhiên, không thể không kể đến “cánh chim đầu đần” Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons.
Hoa Lư “kiện” vì mỗi Vietur vào vòng trong. Em không có dữ liệu để biết liệu Vietur có xứng đáng hay không nhé. Còn Hoa Lư à? Cũng không dám kết luận đâu. Nhưng mà có vẻ tình hình không khả quan như “sếu đầu đàn” Coteccons nói đâu.
Xây dựng Hòa Bình thì thôi bỏ đi. Lỗ liên tiếp chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là cuộc nội chiến đầy drama của Hòa Bình đã tốn bao nhiêu công lực gõ bàn phím của cộng đồng mạng rồi.
Coteccons thì thế nào. Đóng vai trò đầu tàu liên danh Hoa Lư nhưng Coteccons đang “cài số lùi” cực kỳ rõ nét.
Em lấy năm 2019 làm mốc nhé. Em chọn 2019 vì đây là thời điểm Covid-19 chưa xuất hiện.
Nếu doanh thu năm 2019 của Coteccons là 23.733 tỷ đồng thì con số này năm 2022 chỉ còn 14.539 tỷ đồng.
Nếu lợi nhuận sau thuế năm 2019 của Coteccons là 711 tỷ đồng thì năm 2022, con số này chỉ còn 20,8 tỷ đồng.
Lùi sấp mặt luôn.
Xây dựng Delta: 1 đồng vốn cõng 6 đồng nợ
Nhưng mà thôi, nói về Xây dựng Hòa Bình và Coteccons làm gì nhiều. Hai chú này niêm yết nên các bác google search tẹt bô. Để em nói về mấy chú không niêm yết. Đầu tiên là chú Xây dựng Delta nhé.
Chú này thì có đặc điểm nổi bật là đã nợ nhiều lại còn tăng vay nợ.
Em chỉ nhấn mạnh vào nợ của Xây dựng Delta thôi nhé. Chuyện khác kể sau.
Tại ngày 31/12/2022, Nợ phải trả của Xây dựng Delta lên đến 4.981 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng, tương đương 9,2% so với cuối năm 2021. Nợ cao gấp 6,4 lần Vốn chủ sở hữu và chiếm 86,5% tổng tài sản.
Nợ nhà cung cấp và nợ vay là những khoản nợ lớn nhất tại Xây dưng Delta.
Hồi cuối năm 2022, Delta ghi nhận có tới 1.683 tỷ đồng Phải trả người bán ngắn hạn và 1.193 tỷ đồng Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn. Cả hai chỉ tiêu này đều cao hơn Vốn chủ sở hữu rất nhiều (780 tỷ đồng).
Điên cuồng vay trong năm 2023
Dù cõng trên lưng khối nợ khổng lồ kể trên nhưng sang năm 2023, Xây dựng Delta tiếp tục… đi vay. Vay điên cuồng ấy chứ. Tại sao em nói lại điên cuồng. Thì là mà rằng em ngồi đếm một lúc mà vẫn chưa hết các khoản vay của Delta.
Ví dụ nhé, ngày 13/6/2023, Xây dựng Delta ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Giá trị khoản vay là 484.146.924.722 tỷ đồng (nhiều số quá, em không biết đếm, phải chấm cho dễ nhìn ạ).
Tài sản đảm bảo là “Quyền đòi nợ, bao gồm nhưng không giới hạn toàn bộcác khoản nợ, khoản phải thu, khoản được nhận thanh toán, hoàn trả, tiền lãi, tiền phạt, bồi thường thiệt hại, thụhưởng bảo hiểm theo Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình số: 2203/2023/HĐTKTC/FDL-DELTA ký ngày 06/01/2023 giữa bên thế chấp và Công ty Cổ phần Hồng Hạc Đại Lải giữa Bên thế chấp và Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng DELTA”.
Ngày 12/05/2023, Xây dựng Delta ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).
Tài sản đảm bảo là “Các nguồn thu phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc số 31/2023/HĐNT/GAT-DELTA ký ngày 03/04/2023 giữa Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Delta và Công ty TNHH Golf Artexport – Tam Nông và các phụ lục, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng này (nếu có)”.
Ngày 25/04/2023, công ty ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành. Tài sản đảm bảo là “Quyền đòi nợ/Khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng tổng thầu số 0323.2023/HĐTT/HPDQ2/HP-DELTA ngày 28/03/2023 giữa công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta và Công ty Cổ phần Thép Hòa phát Dung Quất”.
Vân vân và mây mây…
Em chỉ ví dụ vài hợp đồng thôi, chứ thực tế vẫn còn nhiều ạ.