Có ba cơ sở cho nhận định đó.
Thứ nhất là nguồn cung đang được cải thiện rõ rệt với việc đấu giá đất rầm rộ, các dự án cũng đồng loạt được triển khai trên khắp cả nước và ra hàng đều đặn.
Thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, bất động sản tại Việt Nam đang có diễn biến tốt.
Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch, thị trường đã dần trở nên trầm lắng và thậm chí rơi vào tình trạng "đóng băng", gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà đầu tư, nhiều môi giới đã phải bỏ nghề.
Thứ hai, bài học của các nước phát triển cho thấy trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, là ngành bất động sản luôn có đóng góp đáng kể.
Thứ ba, giới kinh doanh bất động sản Việt Nam đã tích lũy kinh nghiệm dày dặn qua nhiều đợt thăng trầm của thị trường bất động sản. Họ sẽ có cách ứng xử phù hợp bất kể thị trường lên hay xuống.
Bất động sản cũng là lĩnh vực mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài yêu thích, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Với nhà đầu tư nước ngoài, kinh nghiệm về thị trường bất động sản họ có không chỉ là hàng chục năm, mà là hàng trăm năm. Đó cũng là chỉ báo quan trọng cho thị trường, ông Ánh nhấn mạnh.
Có rất nhiều điều kiện thuận lợi, cả về vĩ mô lẫn vi mô, để thị trường bất động sản phát triển trong thời gian tới. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đầu tư FDI, bất động sản đang là lĩnh vực đứng thứ hai, chỉ sau công nghiệp chế biến, chế tạo.
Điều này phản ánh việc các nhà đầu tư nước ngoài đang rót vốn mạnh mẽ vào bất động sản Việt Nam, cho thấy họ đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của thị trường này. Đáng chú ý, các nhà đầu tư này không chỉ sở hữu vài năm hay vài chục năm kinh nghiệm, mà có lịch sử hàng trăm năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản. Từ nay đến năm 2030, hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn sẽ được tập trung đầu tư với nguồn lực mạnh mẽ, kéo theo sự gia tăng nhu cầu bất động sản.
Tổng hợp