Việc xây nhà thường dễ ảnh hưởng đến nhà xung quanh, tuy nhiên gia chủ có thể tránh các tình huống này bằng một số biện pháp hiệu quả sau đây:
-
Tuân thủ quy định trong xây dựng
Luật xây dựng có những quy định cụ thể về độ cao nhà ở, khoảng cách giữa các công trình liền kề… Do đó, khi xây dựng nhà ở, các gia chủ cần phải tuân thủ những quy định trên. Theo Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015, các cá nhân, đơn vị có nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng.
Cụ thể, khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh. Trong trường hợp xảy ra sự cố, cần phải tiến hành tháo dỡ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ nhà công trình bị ảnh hưởng.
-
Khảo sát địa chất nơi xây dựng công trình
Trước khi xây dựng nhà ở, các công trình bất động sản, gia chủ cần khảo sát địa chất nơi xây dựng và lập hồ sơ chi tiết. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng, cần có một đơn vị giám sát và theo dõi tình hình để tránh những vấn đề bất thường có thể xảy ra.
-
Có biện pháp che chắn, bảo vệ môi trường
Đơn vị thi công xây dựng nhà ở cần thực hiện các biện pháp che chắn và bảo vệ môi trường để tránh làm rơi vãi các vật liệu xây dựng sang nhà liền kề. Những trường hợp vi phạm sẽ bị phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
-
Lựa chọn giải pháp làm móng phù hợp
Để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới kết cấu, chất lượng công trình đang xây dựng và nhà ở liền kề, đơn vị thi công cần lựa chọn giải pháp đào móng và gia công móng phù hợp.
Một trong những biện pháp hiệu quả hiện nay là móng cọc khoan nhồi. Do mức chịu tải cao và độ chấn động nhỏ nên phương án này có thể tránh được vấn đề sụt lún nhà liền kề.
-
4. Xây dựng nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề có phải nộp phạt không?
Khi xây nhà gây ảnh hưởng đến nhà liền kề, gia chủ sẽ phải chịu mức phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Mức phạt này phụ thuộc vào tình trạng và mức độ ảnh hưởng của nhà liền kề.
Cụ thể, những trường hợp xây nhà làm ảnh hưởng đến nhà liền kề sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với nhà ở riêng lẻ tại vùng nông thôn, phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
- Đối với các công trình xây dựng tại khu đô thị, phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu khi vi phạm.
- Đối với các công trình xây dựng có báo cáo kinh tế, kỹ thuật và những công trình có lập dự án đầu tư, phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.
Trong trường hợp xây dựng nhà ở gây nguy cơ sụp đổ các công trình lân cận, hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người khác thì người vi phạm sẽ phải chịu trách niệm về dân sự. Mức bồi thường sẽ do hai bên tự thoả thuận. Nếu hai bên không thể thống nhất thì Toà án nhân dân các cấp sẽ can thiệp và giải quyết.
Theo quy định tại khoản 2 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 điều này.
'Để không ảnh hưởng ngôi nhà bên cạnh họ phải dùng các phương pháp hạ móng, không gây rung động, đào hố móng... nhiều biện pháp để phòng ngừa công trình bên cạnh.
Thiết kế xây chen phải là những người có sự hiểu biết về chuyên môn vững vàng, thiết kế xây chen là thiết kế rất khó, không phải ai cũng thiết kế được; phải để ý tác động của công trình mới tới công trình lân cận để có giải pháp để khắc chế, không ảnh hưởng đến công trình lân cận”. - PGS.TS Trần Chủng, Nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng)