Kinh tế lượng được sử dụng, áp dụng rộng rãi trong tất cả các nền kinh tế phát triển. Ở tầm vĩ mô là các quyết sách kinh tế, trong vi mô là các kế hoạch, nghiên cứu khả thi các chương trình dự án…
Fed cấp tập và liên tiếp 10 lần nâng lãi suất từ 0-0,25% lên 5-5,25%, ECB cũng vậy, từ lãi suất âm nâng lên 3,5%…Thế giới đoán già, đoán non các bước đi của Fed, nhưng Chủ tịch Fed ông Powell đủng đỉnh phát biểu “nâng tiếp hay dừng… dựa vào các tín hiệu (số liệu) của nền kinh tế.
Ta điều hành nền kinh tế bằng lý trí, GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 3,72% nhưng kiên quyết giữ nguyên mục tiêu 6,5% dù các dữ liệu, chỉ số kinh tế “nói rằng” đó là “nhiệm vụ bất khả thi” vì với độ mở hơn 200% trong khi nhiều nền kinh tế TG suy thoái,,, gây nên tình trạng đứt hợp đồng, mất đơn hàng xuất khẩu; SXKD trong nước đình đốn, đầu tư công 6 tháng đầu năm mới đạt 28,6% kế hoạch. Các động lực đều yếu thì sao có thể đẩy GDP của 6 tháng cuối năm lên 9% để cả năm đạt 6,5% ?
Một trong những nguyên nhân gây đóng băng thị trường BĐS là ‘lệch pha cung cầu’ cụ thể là nguồn cung BĐS cao cấp quá lớn trong khi nhu cầu thật không nhiều; nhu cầu nhà ở giá rẻ, bình dân cực lớn… nhưng cung lại quá nhỏ- nếu các chủ đầu tư dự án có nghiên cứu đầy đủ, nghiên túc… thì sẽ khó có chuyện “mất cân đối cung- cầu” như trên.
Người ta cứ đổ cho COVID tàn phá ngành khách sạn, thực tế bệnh trọng đã ủ mầm, phát tác trước khi xuất hiện COVID tại nhiều tỉnh thành. Lấy Đà Nẵng làm ví dụ.
Năm 2019- thời điểm trước Covid lượng khách du lịch đỉnh điểm ấy vậy mà công suất phòng cũng chỉ đạt 50%. Theo đề án phát triển Du lịch 2016-2020 của TP, cuối năm 2020 lượng phòng của TP khoảng 23.000 phòng nhưng thực tế tính tới cuối 2019 Đà nẵng đã có tới 40.000 phòng.
Kinh tế lượng chỉ ra rằng mỗi một 1 phòng khách sạn tăng thêm là cung ứng 365 đêm phòng và với số ngày lưu trú trung bình 1,84 ngày/ lượt khách (thống kê năm 2019) thì cần tới 198 lượt khách/năm mới có thể lấp đầy. Cũng vẫn dưới góc nhìn của Kinh tế lượng, với số ngày lưu trú trung bình giảm từ 1,84 năm 2019 xuống còn 1,66 ngày/ lượt khác thì tương đương lượng khách giảm 9,78% hay số lượt khách cần để lấp kín 1 phòng tăng từ 198 lên 219 lượt.
Tổng lượng phòng của các cơ sở lưu trú đã cấp phép tính tới 2025 của Đà Nẵng lên tới 60.000 phòng. Trong 10 năm liền (từ 2016 tới 2025) số phòng khách sạn tăng thêm khoảng 5000 phòng/năm đồng nghĩa để lấp đầy số phòng mới, mỗi năm cần thêm khoảng 1.000.000 lượt khách. Vậy là bức tranh ngành khách sạn Đà Nẵng đã rõ trong vài năm tới.
Nhiều người nghi ngờ số liệu thống kê Quý/Năm của Tổng Cục thống kê- dưới góc nhìn và vận dụng Kinh tế lượng thấy rằng-số liệu ra sao không quan trọng bằng dự báo các chính sách, ứng xử của nhà điều hành với các số liệu đó để có quyết sách tốt nhất cho mình.