Cụ thể, theo các thông tin được chia sẻ, cư dân tại Tecco Town Bình Tân đang rất bức xúc về cách làm việc thiếu trách nhiệm của Ban quản lý tòa nhà Thái An về vấn đề thang máy thương xuyên hưu hỏng, rơi tự do nhiều lần không xử lý dứt điểm gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân.
Ngoài ra, theo nhiều chia sẻ một bộ phận người dân sinh sống tại Tecco Town Bình Tân tỏ ra thiếu ý thức trong việc giữ an toàn chung khi không đảm bảo về an toàn cháy nổ. Đáng nói, trước những hành động trên, BQL vẫn im lặng và không có động thái nhắc nhở, cảnh cáo.
Theo đó, cư dân tại đây mong muốn sớm được tổ chức Hội nghị nhà chung cư và bầu lại BQL để có thể xử lý tốt các vấn đề tồn tại gây nguy hiểm tới an toàn tính mạng của cư dân.
Thực hư vụ việc hiện vẫn chưa được làm rõ, đồng thời CĐT cũng như BQL chung cư Tecco Town Bình Tân vẫn chưa có thông báo hay phản hồi chính thức.
Tuy nhìn nhìn vào thực tế thời gian vừa qua xảy ra không ít sự cố thang máy chung cư gây hoang mang dư luận. Gần đây nhất, ngày 30/3 đã xảy ra sự cố mất điện nội bộ tòa nhà tại chung cư cao cấp 6th Element (phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội). Hệ thống thang máy dừng đột ngột và có người dân mắc kẹt bên trong.
Đáng nói, ở thời điểm xảy ra sự việc người dân liên lạc với lãnh đạo bản quản lý tòa nhà nhưng bất thành và đã chủ động gọi cảnh sát. Sau đó, cảnh sát PCCC Hà Nội đã có mặt và giải cứu thành công 2 mẹ con là cư dân ở tòa nhà này bị mắc kẹt trong thang máy.
Trong suốt quá trình Ban quản lý tòa nhà đều không có mặt để thực hiện trách nhiệm.
Có lẽ, trên đây chỉ là 2 trong số nhiều câu chuyện về tình trạng mất an toàn thang máy chung cư trên địa bàn Hà Nội. Vì sự thiếu trách nhiệm, nhiều ban quản lý tòa nhà, chủ đầu tư “đắp chiếu” thang máy hỏng, để mặc bà con kêu cứu...
Trách nhiệm khi xảy ra tai nạn thang máy
Xử phạt hành chính
Chưa tính đến việc bồi thường cho các nạn nhân, việc công trình xây dựng xảy ra sai phạm có thể khiến cho chủ đầu tư bị xử phạt theo những căn cứ sau:
- Xử phạt vi phạm quy định về bảo hành, bảo trì công trình xây dựng:
Điều 36 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định....”
Theo đó, mức phạt đối với hành vi không thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định có thể bị xử phạt đến 20 triệu đồng
- Xử phạt vi phạm quy định về thiết kế công trình:
Theo các Khoản 1 và 3 Điều 29 Nghị định trên:
+ Hành vi Thay đổi thiết kế không theo đúng trình tự quy định bị phạt 10 – 20 triệu đồng
+ Hành vi Thiết kế không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy nổ; ứng phó với biến đổi khí hậu và các điều kiện an toàn khác bị phạt 30 – 40 triệu đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ bồi thường:
Theo Điều 605 Bộ luật dân sự 2015, khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì:
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
- Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Theo đó, chủ đầu tư của chung cư và người thi công công trình là những người có trách nhiệm phải bồi thường hoặc liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Các thiệt hại phải được đến bù:
Theo các Điều 590 và 591 BLDS thì:
*Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
- Thiệt hại khác do pháp luật quy định
*Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Các thiệt hại trên phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.